Montag, 9. Mai 2016

Vụ Formosa, dấu hiệu cho cơn bão thay đổi xã hội!

Trần Nhật Phong (Danlambao) - Suốt 2 tuần qua, tôi thật chóng mặt với những biến động trong Việt Nam, từ những câu chuyện từng được “đảng và nhà nước” che đậy, lần lượt phơi bày ra trước công chúng, từ những cách hành xử của công An Quận Bình Chánh lạm quyền đến vụ “Cá Chết Miền Trung” và cách làm việc của các “quan” trong Việt Nam, sinh mạng con người trở nên mong manh hơn bao giờ hết, hang triệu người miền Trung không bằng hơn 10 tỷ USD đầu tư của Đài Loan, không bằng giá rẽ của những nhà thầu Trung Quốc cho cả ngàn dự án trên toàn quốc.
- Chú ơi! Con định nghe lời chú tìm cách rời khỏi mảnh đất này, nhưng nay thì con đổi ý, con muốn chứng kiến cảnh chế độ này bị dân giật xập, con muốn làm nhân chứng.
 
- Em mừng quá anh ạ! Em phải cám ơn Formosa, sự “thao túng” của họ đã làm người dân mở mắt. Giờ em mới hiểu lòng dân như thế nào? 
 
Tôi ngỡ ngàng, cô em gái quen biết qua Facebook sinh sống tận Quảng Ninh, nơi được xem là quê hương của điệu hát “Quan Họ”, lại có những suy nghĩ “mạnh bạo” như vậy.
Em nhỏ tuổi hơn tôi nhiều, sinh ra và lớn lên trong cái nôi của “đảng” cầm quyền, em kể cho tôi biết những gì em đã nghe người dân sinh sống quanh quê nhà của em nói về “chế độ” đó, họ chửi mắng không từ một chút gì, họ xem đám “làm quan” không có chút cân lượng.
 
Khi Lê Ngọa Triều dựa dẫm vào công trạng của người cha Lê Đại Hành, đối xử với dân như thú vật, đối xử với những nhà sư như công cụ tiêu khiển, đã dẫn đến kết cục bi thảm cho một bạo chúa. Những kẻ cai trị Việt Nam hiện nay, từ Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang hay Nguyễn Thị Kim Ngân, cũng dựa vào cái “hào quang cũ” của “ông nội”,”ông ngoại” họ, để chiếm quyền cai trị và lèo lái giang sơn đến bờ vực thảm của sự phá sản.
 
Sự ngu dốt trong việc điều hành đất nước và khư khư “giữ quyền” đã dẫn Việt Nam đến chiếc hố “đen” của sự tàn khốc.  
Phá sản nhân cách của những con người sinh ra và sống dưới nền giáo dục của “thể chế” đó, lòng tự trọng đã bị mất. 
 
Phá sản nền văn hóa tươi đẹp của dân tộc qua nhiều thế hệ với những trò nhố nhăng của lễ hội, con người biến thành những loài thú cắn xé, chen lấn, dã man. 
 
Phá sản nền kinh tế và đẩy dân vào bế tắc cuộc sống với nợ công cao ngất ngưỡng, thiếu chứng minh khả năng chi trả và hàng trăm loại sưu thuế đè nặng lên mình của cả dân tộc
 
Và nay cả môi trường, tài nguyên của non sông gấm vóc với nền văn hóa “lúa, nước” đã và đang bị phá sản một cách khủng khiếp, rừng bị đốn sạch, biển nhiểm độc chất thãi, phù sa miền nam thì bị nhiễm nước mặn, không khí ô nhiễm nặng nề.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen