Mittwoch, 25. Mai 2016

-----Mekong và Phù Sa.

-----Mekong và Phù Sa.
Theo BS Ngô Thế Vinh thì Ngọai Trưởng VC Nguyễn Mạnh Cầm đã sai lầm khi ký vào Hiệp định khai thác Mekong 1995.......
....thay đổi một cơ bản là chỉ cần đa số, không như Hiệp định 1957, bất cứ 1 hội viên nào trong Uỷ ban Mekong cũng có thể phủ quyết một dự án nào bị coi là ảnh hưởng đến dòng chính của sông. 
Và vì là quốc gia cuối nguồn, bỏ phiếu thường thua thiệt?, dã tâm của
thằng trên nào chẳng muốn 
lợi, không hiểu sao Mạnh Cầm ý gì mà không hiểu

nên VN ít hưởng lợi mà bị hại nhiều hơn về môi sinh...cá tôm, lượng nước. 
Trong cuộc chiến chống hạn, chống xâm nhập mặn...., VN luôn bị động như mới đây 
phải xin xỏ, kêu gọi các nước phía trên mở đập, xả nước cứu nguy. Sắp tới đây lại có nhiều đập đang và sẽ xây thêm, VN sẽ còn khốn khó hơn.
Đấy nói về dòng nước, lưu lượng...Còn đây nói về Phù Sa, quan trọng còn có phần hơn..... vì không có phù sa bồi đắp ĐBSCL sẽ tan rã....Xin chuyển,LVK
Sông Hậu bỗng trong xanh như nước biển là một thực tế đang diễn ra bởi lượng phù sa từ thượng nguồn Mê Kông về ĐBSCL ngày càng ít. Song, phía sau thực trạng đó là hiểm hoạ tan rã Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
image1.JPG
Th.S Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập nghiên cứu về sinh thái sông Mê Kông cho rằng, bản chất của ĐBSCL là được hình thành bằng phù sa lấn ra biển từ 6.000 năm trước. 
“Phù sa mất dần, lượng phù sa bồi đắp không đủ sức “lấn” ra biển thì tất yếu sẽ có một quá trình ngược lại là tan rã. Và quá trình này sẽ chỉ tính bằng thế kỷ”.
Sông Hậu trong xanh... hiểm hoạ phía sau 1
Sau cả đêm vất cả giăng lưới trên sông Hậu, ông Nguyễn Văn Diều, 60 tuổi, ngư dân ở xóm Đáy, xã Mỹ Hoà, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long thu được hơn 2 kg cá lòng tong, không có một con cá lớn.
Ở diễn biến khác, TS.Dương Văn Ni, trường Đại học Cần Thơ thì cho rằng, hạn mặn khốc liệt đã thu hút toàn bộ sự chú ý vào nguồn nước. Trung Quốc xả đập thuỷ điện (hồi tháng 3 và tháng 4) cũng dễ dàng “đánh lừa” mọi chú ý vào nước như một hành động “cứu trợ nước kịp thời”. Tuy nhiên thực tế không có tác dụng gì, bởi nguồn nước họ xả ra vẫn thấp hơn mọi năm, không thấm thía vào đâu của ĐBSCL.
Sông Hậu trong xanh... hiểm hoạ phía sau 3
Ông Tư Hài cho biết, đã mấy năm rồi không thấy con nước son (nước lũ lớn, phù sa ngầu đỏ -PV). Nguồn lợi thuỷ sản ngày càng ít nên gia đình ông đã bỏ nghề lưới cá mấy năm nay.
Theo ông Ni, có một thực tế là nếu thiếu nước ngọt vẫn còn có thể chờ mưa, trữ nước, hoặc chở nước từ thượng nguồn về. Còn phù sa bị thuỷ điện ngăn lại sẽ mất đi vĩnh viễn không gì bù đắp được. Khi đó, sụt lún (bao gồm cả sụt lún tự nhiên, sụt lún do khai thác nước ngầm..), sạt lở, nước biển dâng sẽ đáng sợ hơn rất nhiều.
Sông Hậu trong xanh... hiểm hoạ phía sau 4
Các ngư dân đóng lưới cá gần sông Hậu để mưu sinh. Cuộc sống của họ ngày một khó khăn.
Sông Hậu trong xanh... hiểm hoạ phía sau 5
Sông Hậu mênh mông nhìn từ bờ Vĩnh Long sang thành phố Cần Thơ. Nước mùa này trong xanh như nước biển. Theo giới khoa học, nước càng trong chứng tỏ phù sa càng ít. Ông Marc Goichot, Chuyên gia Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) chia sẻ, năm 1992 lượng phù sa trên sông Mêkông ghi nhận được khoảng 160 triệu tấn/năm, nhưng đến năm 2014, con số này chỉ còn khoảng 75 triệu tấn/năm, tức đã giảm trên 50% so với hơn 20 năm trước. Ông Marc Goichot cũng nêu đập thủy điện chính là nguyên nhân làm giảm đáng kể sự di chuyển phù sa bồi đấp cho ĐBSCL.
Sông Hậu trong xanh... hiểm hoạ phía sau 6
Sông Hậu nhìn từ trên cầu Cần Thơ mênh mông uốn lượn. Cùng với sông Tiền, sông Hậu luôn gắn liền với hình ảnh ngầu đục phù sa, bồi đắp cho ĐBSCL, tạo lên vựa lúa, vựa trái cây của cả nước.
Sông Hậu trong xanh... hiểm hoạ phía sau 7
Chia sẻ
Từ cầu Cần Thơ nhìn xuống mặt nước phía gần cồn Phù Sa (thuộc TP.Cần Thơ) có thể thấy vài vệt phù sa trôi dập dềnh giữa dòng nước trong xanh bao phủ toàn bề mặt sông Hậu.
Sông Hậu trong xanh... hiểm hoạ phía sau 7
Theo TS Ni, trong bối cảnh hạn mặn bủa vây, dường như mọi lo lắng đều dồn vào nước. Khi Trung Quốc xả đập thủy điện (hồi tháng 3 và tháng 4), mọi chú ý cũng dễ dàng bị “lái” qua chủ đề giải quyết nguồn nước. Ít ai đề cập một thực tế, nếu thiếu nước ngọt vẫn còn có thể chờ mưa, trữ nước, hoặc chở nước từ thượng nguồn về. Còn phù sa bị thủy điện ngăn lại sẽ mất đi vĩnh viễn không gì bù đắp được. Sụt lún, sạt lở, nước biển dâng sẽ đáng sợ hơn rất nhiều.
Th.S Nguyễn Hữu Thiện phân tích thêm, bản chất của ĐBSCL là được hình thành bằng phù sa lấn ra biển từ hàng ngàn năm trước. Khi phù sa giảm đi, không còn bồi đắp, không đủ sức “lấn” ra biển thì tất yếu sẽ có một quá trình ngược lại là tan rã. 
“Tan rã nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào cán cân phù sa còn nhiều hay ít. Với thực tại như hiện nay thì chắc chắn quá trình tan rã sẽ nhanh khó có thể hình dung được”, ông Thiện nói. Cũng theo nhà khoa học này, lâu nay ĐBSCL được bảo vệ bởi một lớp “áo khoác” phù sa ven biển. Lớp “áo khoác” này là lớp nước bùn tỏa ra biển 20 - 30 km, chạy dài 750 km từ H.Cần Giờ (TP.HCM) đến mũi Cà Mau, Hà Tiên, Kiên Giang. “Khi sóng biển đánh vào nhờ có lớp bùn này sẽ hạ sóng rất nhanh. Khi sóng đến bờ năng lượng sẽ còn không đáng kể. Tuy nhiên khi mất lớp “áo khoác” phù sa trên thì sạt lở sẽ trở nên khủng khiếp”.
Đình Tuyển

Sent from my iPad

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen