14.02.2016
Giấc mộng vàng lớn nhất của Tập Cận Bình từ khi lên ngôi Tổng Bí
thư kiêm Quốc trưởng Trung Quốc là đưa Hồng Kông và Đài Loan sớm
trở về với lục địa, từng bước thống nhất trọn vẹn Nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH).
Tình trạng ‘’một nước, hai chế độ‘’ là điều cay đắng của đảng Cộng
sản Trung Quốc từ năm 1949, khi quân đội của Trung Quốc đánh chiếm
được toàn bộ lục địa. Khi mới thành lập, CHNDTH vẫn còn hai đảo lớn
là Đài Loan và Hải Nam nằm trong tay Trung Hoa Dân quốc của Tưởng
Giới Thạch. Tháng 5/1950 đảo Hải Nam bị quân đội Trung Quốc đánh
chiếm dễ dàng vì eo biển Quỳnh Châu giữa bán đảo Lôi Châu với đảo
Hải Nam chỉ rộng có 30 km, lại có phong trào du kính trên đảo tiếp
sức.
Đảo Đài Loan lúc ấy có dân số 12 triệu, chỉ bằng một quận nhỏ, diện
tích chỉ bằng 1/ 2.500 lần lục địa. Nay dân số của đảo này đã hơn
23 triệu.
Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Chu Đức, Bành Đức Hoài ... hồi ấy đã
vạch nhiều kế hoạch để đánh chiếm Đài Loan, nhưng cứ lần lữa vì
không có kế hoạch quân sự nào bảo đảm chắc thắng, do eo biển Đài
Loan rộng đến 130 km, dù dung chiến thuật biển người cũng khó lòng
chiếm nổi. Quân đội Quốc Dân Đảng tập kết từ cả nước ra Đài Loan
đóng dày đặc, tổ chức phòng ngự rộng khắp, vũ trang đầy đủ, trong
khi quân đội Trung Quốc còn quá yếu về hải quân, về tàu thuyền đổ
bộ, và cũng rất yếu về không quân và quân nhảy dù.
Năm 1954,1956 và 1958 quân đội Trung Quốc 3 lần tiến công thăm dò
bằng pháo kích các đảo Kim Môn, Mã Tổ trong quần đảo Đại Đồng ven
bờ, nhưng không thể làm gì hơn. Cái eo biển thật khắc nghiệt.
Bắc Kinh cay đắng buộc phải ngừng tiến công quân sự, chuyển sang
đấu tranh chính trị và ngoại giao theo hai hướng, thương lượng với
chính phủ Anh về việc trao trả Hồng Kông và bình thường hóa quan hệ
với chính quyền Đài Loan sau khi Trung Quốc giành được ghế ngồi
trong Liên Hiệp Quốc. Khái niệm ‘’một nước, hai chế độ ‘’ được thỏa
thuận, Bắc Kinh hy vọng qua con đường đó, khi lục địa vươn lên
thành cường quốc thế giới, sẽ thu hút hai giải đất nhỏ bé này tự
nguyện trở về với ‘’mẫu quốc ‘’ một cách hòa bình.
Nhưng nếu muốn đánh chiếm Đài Loan bằng vũ lực, Trung Quốc phải có
một lực lượng hải quân rất mạnh, một hạm đội đổ bộ gồm hàng ngàn
tàu, xuồng, phà, tàu phá ngư lôi…, chiếm lĩnh một đầu cầu rộng lớn,
lại cần một lực lượng không quân rất hung hậu, có đạo quân nhảy dù
đông đảo, chấp nhận những tổn thất rất lớn, nhưng vẫn chưa chắc
thắng vì thế trận phòng ngự sẵn bao giờ cũng có ưu thế đối với thế
tiến công từ quá xa.
Những ngày này, chắc hẳn Tập Cận Bình và bộ hạ phải rất bi quan khi
nhìn sang Đài Loan và thấy tay sai Quốc Dân Đảng bị tan vỡ về chính
trị và cả về ngoại giao, Đảng Dân Tiến vừa giành được chức vụ tổng
thống và phó tổng thống, chiếm đa số áp đảo trong quốc hội. Ông Tập
thêm bội phần thất vọng khi thấy cuộc gặp mặt mới đây với chủ tịch
Quốc Dân Đảng Mạc Anh Cửu ở Singapore gây bất lợi, khi hơn hai trăm
tên lửa tầm trung chĩa thẳng vào Đài Loan không uy hiếp được ai;
cuộc tập trận lấy trụ sở Phủ Tổng thống ở Đài Bắc làm mục tiêu cũng
chỉ gây phản tác dụng.
Thế bị sa sút, lực bất tòng tâm, ông Tập càng mất vui khi nữ Tổng
thống mới Thái Anh Văn nói rằng hiện nay cần duy trì mối quan hệ ổn
định với lục địa, nhưng vẫn để ngỏ cho nguyện vọng chính đáng của
nhân dân Đài Loan, và rất có thể đến lúc do đòi hỏi của nhân dân,
sẽ đưa vấn đề giành ‘’Độc Lập và Tự Do‘’ chính đáng của Đài Loan ra
trước Liên Hiệp Quốc, theo quyền tự quyết của mọi dân tộc và quốc
gia. Đây là điều ông Tập lo ngại nhất.
Thế là Đảng Dân Tiến và lãnh đạo của đảng, một phụ nữ, dám dựa vào
nhân dân và sự ủng hộ của thế giới dân chủ, trước hết là Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ và Liên Hiệp Quốc, quyết đấu tranh
giành độc lập hoàn toàn, bất chấp đe dọa của Bắc Kinh. Đài Loan có
thế vững mạnh là liên minh quân sự chặt chẽ với Hoa Kỳ và Nhật Bản,
được Hoa Kỳ bán cho nhiều vũ khí rất hiện đại.
Nhân câu chuyện Eo biển này mà hiểu rõ sự tức giận chính đáng của
nhân dân VN khi Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam không thấy rõ
cái thế bế tắc, sa sút của Trung Quốc để tự tách ra khỏi Bắc Kinh,
dám đấu tranh giành lại độc lập hoàn toàn và tròn vẹn lãnh thổ,
biển đảo của nước ta.
Đại hội XII đã sai lầm lớn khi không chịu lên án chủ nghĩa bành
trướng của Trung Quốc và cương quyết thoát Trung, bỏ qua thời cơ
hiếm có khi cả thế giới dân chủ đang muốn kết bạn chiến lược với
đất nước và nhân dân Việt Nam.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog
được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan
điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
__._,_.___
Posted by: TCLAHAULA <tclahaula@yahoo.com>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen