NTT – Chỉ 6 phút, một em
bé 12 tuổi từ Canada đã mang tới cho toàn thế giới một thông điệp thế
kỷ. Thông điệp của em đã khiến cả hội nghị môi trường tại Brazin im lặng
đến rơi lệ! Một chuyện lạ có thật?
Tôi
đã vài lần đến quê hương Vancouver của em, nơi được coi là “Thiên đường
du lịch”. Một thành phố có núi rừng, biển xanh và đồng ruộng. Một thành
phố sạch đẹp và thân thiện vô cùng. Nhưng trong bài phát biểu đầy dứt
khoát và cảm động, em bé 12 tuổi này đã khẩn thiết kêu gọi loài người
hãy cứu lấy thế giời này. Những lời chân thành, thống thiết và tràn đầy
khát vọng của em như bay trùm lên khắp thế gian, chạm đến tận đáy lòng
những ai nghe thấy. Đó là lời nói của một con người 12 tuổi hay 120
tuổi, người nghe không cần phải vân vi, bởi đó là lời nói từ trái tim
đang nhìn rõ thế giới như nhìn rõ chính bản thân mình.
Chỉ
6 phút, có thể làm cả thế giới sẻ chia và rơi lệ… Tôi xin ghi lại những
lời em nói được dịch ra tiếng Việt trên một Clip của You Tube để mọi
người cùng theo giõi.
“Xin
chào! Tôi là Severn Suzuki, đại diện cho ECO – tổ chức Trẻ em vì môi
trường. Chúng tôi là nhóm trẻ em từ 12 đến 13 tuổi, đang cố gắng tạo nên
vài thay đổi, và chúng tôi đã tự quyên tiền đi hơn 8000 km đến đây để
nói với người lớn các vị rằng, các vị phải thay đổi.
Chúng tôi đến đây
không có mục đích nào khác ngoài việc đấu tranh cho tương lai của chính
mình. Đánh mất tương lai không giống như mất chiếc ghế trong bầu cử, hay
trượt một vài điểm trên sàn chứng khoán. Tôi đến đây lên tiếng cho các
thế hệ mai sau, lên tiếng cho những trẻ em đang chết đói trên khắp thế
giới mà tiếng khóc cầu cứu không ai nghe thấy, lên tiếng cho muôn vàn
động vật đang chết dần trên trái đất này vì chẳng còn nơi sinh sống. Giờ
tôi sợ phải bước đi dưới ánh mặt trời vì những lỗ thủng trên tầng Ozon.
Tôi sợ phải hít thở vì không biết không khí đang chứa những hóa chất
nào.
Tôi vẫn thường đi
câu cá cùng ba ở Vancouver, quê hương tôi, cho đến vài năm trước, khi
tôi biết lũ cá đang đầy bệnh tật. Ngày ngày, chúng ta đều nghe những tin
về việc các loài động thực vật đang dần tuyệt chủng, rồi biến mất mãi
mãi. Tôi đã luôn mơ về những đàn thú hoang dã đông đúc, về những cánh
rừng rậm và rừng mưa nhiệt đới đầy các loài chim và bướm. Nhưng giờ tôi
lại tự hỏi, liệu con cái chúng tôi còn có cơ hội được thấy chúng nữa
không? Hồi bằng tuổi tôi, các vị có phải lo lắng về những điều này
không? Mọi chuyện đang diễn ra rành rành trước mắt, nhưng các vị lại
hành động như thể chúng ta vẫn còn thừa thời gian và các biện pháp hữu
hiệu.
Tôi chỉ là một đứa
trẻ và không nghĩ ra được các giải pháp, nhưng tôi mong các vị hãy nhận
ra rằng, chính các vị cũng thế. Các vị không biết cách vá lại các lỗ
hổng trên tầng Ozon, không biết cách mang cá hồi về những dòng suối đã
cạn khô, không biết cách làm sống lại các loài vật đã tuyệt chủng. Các
vị cũng không thể biến những cánh rừng đã thành sa mạc giờ xanh tươi trở
lại. Một khi đã không biết cách phục hồi, xin các vị đừng tàn phá nữa.
Các vị ở đây có thể
là đại biểu chính phủ, doanh nhân, nhà tổ chức, nhà báo hay chính trị
gia. Nhưng thực ra các vị là bố mẹ, là anh chị, cô chú… và tất cả các vị
đều là những người con. Tôi chỉ là trẻ con nhưng tôi đã hiểu rằng,
chúng ta đều là một phần của đại gia đình của 5 tỷ người. Thực tế là của
hơn 30 triệu giống loài. Biên giới hay chính phủ cũng không thể thay
đổi được. Tôi chỉ là trẻ con nhưng tôi đã hiểu rằng, chúng ta đều có
phần trách nhiệm, và nên cùng hợp tác hành động hướng về mục tiêu chung.
Giận dữ không làm tôi mù quáng. Dù sợ hãi, tôi cũng không ngại nói với
cả thế giới những gì mình nghĩ. Ở đất nước tôi, chúng tôi thải ra quá
nhiều rác. Chúng tôi mua rồi lại vứt đi. Cứ mua rồi lại vứt đi. Các nước
giàu có khác cũng không bao giờ chia sẻ cho người nghèo ngay cả khi
thừa thãi chúng ta vẫn không muốn chia sẻ, chúng ta sợ phải cho đi một
chút của cải. Chúng tôi sống cuộc sống sung túc ở Canada, chẳng thiếu
nước, thức ăn hay nhà ở. Chúng tôi có đồng hồ, xe đạp, máy tính, tivi…
Ít nhất là cho đến hai ngày trước đây. Hai ngày trước, ngay tại Brazin
này chúng tôi đã sốc khi sống cùng với những đứa trẻ đường phố. Một bạn
đã nói với tôi thế này, “Tớ ước mình thật giàu có. Nếu được vậy, tớ sẽ
cho tất cả những đứa trẻ đường phố thức ăn, quần áo, thuốc thang, nhà ở
và cả tình yêu thương nữa”. Trong khi một đứa trẻ đường phố chẳng có gì
trong tay lại sẵn sàng chia sẻ với người khác, tại sao chúng ta, những
người có tất cả lại tham lam đến thế? Tôi không thể không nghĩ rằng
“những đứa trẻ này chỉ bằng tuổi tôi thôi”. Chỉ sinh ra ở những nơi khác
nhau thôi mà cuộc sống của trẻ em lại khác biệt nhiều đến thế?
Tôi đã có thể là một
trong những đứa trẻ sống ở Favellas, Rio. Tôi đã có thể là một trong
những đứa trẻ sống ở Somalia, một nạn nhân của chiến tranh Trung Đông
hay một người ăn xin ở Ấn Độ. Tôi chỉ là trẻ con nhưng tôi đã hiểu rằng,
nếu số tiền dùng để cung phụng chiến tranh kia được dùng cho việc tìm
kiếm giải pháp cho các vấn đề môi trường, chấm dứt đói nghèo, đi tới các
hiệp ước thì trái đất này sẽ tuyệt vời tới nhường nào.
Ở trường học, ngay
từ lớp mẫu giáo, người lớn vẫn dạy chúng tôi cách ứng xử đúng mực. Các
vị dạy chúng tôi không được đánh nhau. Phải cố gắng tìm ra các giải
pháp. Tôn trọng mọi người. Sửa chữa lỗi lầm mình đã gây ra. Không làm
hại các sinh vật khác. Phải biết chia sẻ chứ đừng tham lam… Vậy tại sao
các vị lại làm những việc chính các vị dạy chúng tôi không nên làm?
Xin đừng quên lý do
các vị dự hội nghị này. Các vị làm việc này vì ai? Lớp trẻ chúng tôi là
con cháu của các vị. Chính các vị là người quyết định con cháu mình sẽ
lớn lên trong một thế giới như thế nào. Lẽ ra bố mẹ sẽ an ủi con cái
rằng, “mọi chuyện sẽ ổn thôi”, “đây không phải là ngày tận thế đâu”, và
“bố mẹ sẽ làm những gì tốt nhất có thể”. Nhưng tôi không nghĩ giờ đây
các vị còn có thể nói vậy. Chúng tôi có còn nằm trong danh sách được ưu
tiên của các vị nữa không?
Bố tôi thường nói,
“Hành động sẽ tạo nên con người con, chứ không phải lời nói”. Vâng,
nhưng những gì các vị làm khiến tôi khóc hàng đêm. Các vị luôn nói rằng
các vị yêu chúng tôi, nhưng tôi xin thách thức các vị hãy hành động đúng
như những gì đã nói.
Xin cám ơn!”
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen