Thanh Hiệp – Nguyễn An, RFA
Những
ngày vừa qua, Trung Quốc đã tự quyền đặt trực tiếp hai đảo Hoàng Sa và
Trường Sa dưới quyền hành chánh của Bắc Kinh trước sự phản đối yếu ớt
của nhà cầm quyền Hà Nội.
Toà nhà quân sự của Trung Quốc trên đảo Trường Sa. Photo: AFP
Tuổi
trẻ Việt Nam cùng với dân chúng ở trong nước cũng như ở ngoài nước đã
đứng lên biểu tình tỏ bày lòng công phẫn. Vấn đề đang được đặt ra là
người Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ phải phản ứng như thế nào trước tình
hình mới này để bảo vệ lãnh thổ quốc gia?
Chương
trình Việt ngữ của Đài Á Châu Tự Do những ngày qua đã phỏng vấn một số
chuyên gia về xã hội học, chính trị học trong cũng như ngoài nước về
những phản ứng cần phải có này.
Hôm nay BTV Nguyễn
An có cuộc trao đổi qua điện thoại với Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ
tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại Paris. Xin được
nhắc lại rằng ý kiến của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan
niệm của đài Á Châu Tự Do.
Nguyễn An: Chắc
luật sư có theo dõi những phát biểu các chuyên gia về vụ hai đảo Hoàng
Sa và Trường Sa vừa được chính quyền Trung Quốc đặt trực tiếp dưới quyền
hành chánh của mình. Ngoài ra lại còn có nhiều cuộc biểu tình phản đối
Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Nói chung
thì các chuyên gia đều cho rằng vụ này rối mù, rất phức tạp. Ý kiến của
luật sư ra sao?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Đương
nhiên, việc Trung Quốc tự quyền sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào đơn
vị Tam Sa thuôc hệ thống hành chánh của nước này không thể coi là điều
đơn giản được. Nhưng nói là phức tạp thì cũng cần hiểu vì sao lại phức
tạp và đã phức tạp thì liệu có cách nào để giải quyết vụ đó không? Một
khi tiếp cận vấn đề dưới góc độ luật học thì, theo tôi, phải trình bày
quan điểm của mình trên hai bình diện khác nhau, vì không thể không phân
biệt cuộc tranh chấp trên bình diện pháp
lý với cuộc tranh chấp trên bình diện chính trị.
Nguyễn An: Tại sao lại phải phân biệt như thế, thưa luật sư?
Đương
nhiên, việc Trung Quốc tự quyền sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào đơn
vị Tam Sa thuôc hệ thống hành chánh của nước này không thể coi là điều
đơn giản được. Nhưng nói là phức tạp thì cũng cần hiểu vì sao lại phức
tạp và đã phức tạp thì liệu có cách nào để giải quyết vụ đó không?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Là
để hiểu rõ vì sao vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa lại rất phức tạp. Và nhất
là để biết được người Việt Nam ở trong nước cũng như ở ngoài nước nên có
những phản ứng như thế nào cho đúng. Tôi cho rằng những phản ừng về mặt
chính trị không thể giống những phản ứng về mặt pháp lý.
Qua
những bản lên tiếng mới được phổ biến, tôi thấy đã có những lẫn lộn nên
tránh. Bởi vì về mặt pháp lý, có định danh được cho đúng hành động của
Trung Quốc, thì mới biết được phải phản ứng như thế nào bằng con đường
pháp lý, để tìm cách giành lại những gì đã mất và bảo vệ được những gì
chưa mất.
Còn
về mặt chinh trị thì phản ứng của người dân đối với Trung Quốc không
nhất thiết phải rập khuôn phản ứng của nhà cầm quyền, tuy rằng cả dân
lẫn nhà cầm quyền đều đã lấy thái độ chống hành động xâm lăng của Trung
Quốc đối với Việt Nam. Như thực tế vụ Hoàng Sa, Trường Sa đã chứng tỏ
một cách hiển nhiên, lập trường chống, cách chống của nhà cầm quyền Hà
Nội không giống lập trường và cách chống của ngưiời dân.
Nguyễn An: Vậy,
về mặt pháp lý, theo luật sư, dưới ánh sáng của luật học, việc Bắc Kinh
trực tiếp hội nhập hai đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào hệ thống hành chánh
của mình có hợp pháp không?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Luât
học, hiểu theo nghĩa hiện đại của chữ này, là khoa học về các hiện
tượng như sự phát sinh, tồn tại, hành sử, chuyển nhượng, sở đắc, tiêu
vong v.v…của các quyền. Khi nói luật học ở đây là nói công pháp quốc tế.
Trong vụ Hoàng Sa,
Trường Sa, chúng ta đã nghe trên đường phố, đọc trên các cơ quan truyền
thông, những lời tố cáo một loạt hành vi bất hợp pháp của Bắc Kinh.
Như, dùng vũ lực cưỡng chiếm lãnh thổ và lãnh hải các nước lân bang, lấn
lướt chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như,
năm 1974 và năm 1988 đưa hải quân đánh chiếm một số đảo ở Biển Đông của
Việt Nam.
Như,
vẽ lại bản đồ mở rộng vùng biển của mình, thâu gồm gần hết Biển Đông
của Việt Nam. Tóm lại có cả một luồng dư luận đồng thanh lên án chủ
nghĩa bá quyền của Trung Quốc. Nhưng đó là
những lời tố cáo lẫn lộn hành vi pháp lý với hành vi chính trị. Vậy cần
phải tách ra và thử định danh cho đúng hành vi phạm pháp của Bắc Kinh
theo qui phạm của công pháp quốc tế, từ đó vạch ra cho rõ trách nhiệm
của Bắc Kinh.
Nguyễn An: Vậy, theo quốc tế công pháp, hay nói như luật sư, là về phương diện pháp lý, thì phải hiểu thế nào về hành động của Trung quốc?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Bắc
Kinh đã có một loạt hành vi gây hấn có tính toán đối với
Việt Nam, thực hiện bằng vũ lực kết hợp với mưu mẹo và theo một quá
trình kéo dài nhiều thập niên. Những ngày gần đây, khi đơn phương quyết
định đặt hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa trực thuộc hệ thống hành chính
của mình, Bắc Kinh đã đi xa hơn cuộc tranh chấp trên biển vì đã có hành
động xâm lăng Việt Nam.
Sinh viên, Thanh niên Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc hôm Chủ nhât 9-12 tại Hà Nội. AFP PHOTO.
Câu
chuyện HSTS không còn là một vụ lấn chiếm hải đảo riêng lẻ nữa mà là
một hành động xâm chiếm vùng biển, xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Việt
Nam, bất chấp Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Người ta liên tưởng tới thủ
đoạn lấn chiếm vết dầu loang của Đức Quốc Xã vào thời điểm giữa thế kỷ
trước
cuộc thế chiến thứ hai sắp sửa bùng nổ.
Tôi
cho rằng điều này đối với người Việt Nam là một lời cảnh cáo của lịch
sử. Dưới ánh sáng của luật quốc tế hành vi sáp nhập trong vụ Tam Sa
chính là loại trọng tội đã được gọi tên là xâm lược (aggression), theo
định nghĩa từ giữa thập niên 1970 của Liên Hiệp Quốc.
Nguyễn An: Thì đó cũng là điều mà những bản tuyên cáo cũng như trong các cuộc biểu tình đã nói về hành động xâm lược của Trung Quốc.
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Nêu
lên không thôi chưa đủ, phải đặt thành vấn đề xâm lược và tìm cách áp
dụng những văn bản quốc tế thích hợp thì mới đưa phản ứng của mình thành
một thủ tục quốc tế phản công, chặn đứng bước tiến của bá quyền phương
Bắc từ nay về sau đối với Việt Nam.
Nguyễn An: Xin luật sư cho biết các văn bản đó là những văn bản nào?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tôi
chỉ xin kể ra ở đây hai văn bản chính mà thôi, đó là Nghị quyết số 3314
của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc kỳ họp thứ XXIX, năm 1974 và Hiến
chương Liên Hiệp Quốc (các điều 39, 41 và 42). Hành vi xâm lược đã được
Đại Hội Đồng định nghĩa tại các điều 1, 2 và 3 của Nghị Quyết này và
định nghĩa như vậy là để cho Hội Đồng Bảo An, như đã được dự liệu nơi
điều 39 của Hiến chương LHQ, có cơ sở định danh hành vi của quốc gia bị
tố cáo có phải là xâm lược hay không.
Tất
cả những hành vi của Trung Quốc đánh chiếm và sáp nhập Hoàng Sa và
Trường Sa vào lãnh thổ Trung Quốc chính là
những hành vi được liệt kê trong ba điều khoản này của Nghị quyết 3314.
Nhưng liệu Hà Nội có dám tố cáo hành động xâm lược của Bắc Kinh không?
Thái độ nhu nhược của họ trong vụ Tam Sa không phải là phản ứng thích
hợp có khả năng bảo toàn lãnh thổ Việt Nam truớc tham vọng bá quyền của
Trung Quốc.
Trong
vụ Hoàng Sa, Trường Sa, chúng ta đã nghe trên đường phố, đọc trên các
cơ quan truyền thông, những lời tố cáo một loạt hành vi bất hợp pháp của
Bắc Kinh. Như, dùng vũ lực cưỡng chiếm lãnh thổ và lãnh hải các nước
lân bang, lấn lướt chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Như, năm 1974 và năm 1988 đưa hải quân
đánh chiếm một số đảo ở Biển Đông của Việt Nam.
Dân
tộc Việt Nam, trong thế yếu, cần phải qua ngả HĐBA đưa ra trước công
luận quốc tế, hành vi xâm lược phi pháp của Trung Quốc như là một biện
pháp tự vệ. Trước những chỉ dấu cho thấy Hà Nội sẽ đặt quyền lợi của
Đảng lên trên quyền lợi quốc gia dân tộc, hai bộ phận của dân tộc, ở
trong và ở ngoài nước không thể khoanh tay ngồi yên nhìn đất nước bị xâm
lăng. Do đó mà vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa lại còn phải xem xét thêm
dưới góc cạnh chính tri.
Nguyễn An: Trước
khi nói đến góc cạnh chính trị, thì theo luật sư vụ Hoàng Sa, Trường Sa
có đủ tầm quan trọng để đưa ra trước Hội Đồng Bảo An không?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Do
sự lệ thuộc của Đảng Cộng sản Việt Nam vào nước đàn anh phương Bắc, Hà
Nội đã và sẽ không đủ sức mạnh để đối đầu về cả hai mặt quân sự và ngoại
giao với Trung Quốc. Dân tộc Việt Nam bởi vậy nên có cách ứng xử khác
với Đảng Cộng sản Viêt Nam để ngăn chặn ý đồ lấn chiếm của Trung Quốc,
may ra còn giữ được những gì chưa mất cho Bắc Kinh.
Trước
mắt phải đòi hỏi Hà Nội, với tư cách thành viên Hội Đồng Bảo An của
mình, đưa vụ HSTS ra trước HĐBA để Việt Nam được Liên Hiệp Quốc bảo vệ
chống lại mối đe doạ Bắc Kinh. Nhờ HĐBA can thiệp trong vụ HSTS không có
nghĩa là tranh tụng hay khai chiến với Trung Quốc mà là để cho HĐBA tìm
cho nước Việt Nam, trong thế yếu, một giải pháp thích hợp, nghĩa là phù
hợp với tinh thần và văn tự của quốc tế công pháp. Để ôn hòa giải quyết
một “tình hình” hay một “cuộc tranh chấp” có khả năng đe dọa hòa bình
trong vùng dẫn tới đe dọa hòa
bình thế giới.
Nguyễn An: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp, và mong sẽ được tiếp tục thảo lụân với ông về góc cạnh chính trị của vấn đề Hoàng Sa Trừơng Sa.
Quý
thính giả vừa nghe cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và
luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ
sở đặt tại Paris về khía cạnh pháp lý của vấn đề Trung quốc lấn chiếm
quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Kỳ
tới, cụôc trao đổi sẽ đựợc tiếp tục với khía cạnh chính trị của vấn đề.
Mong quý thính giả đón nghe. Xin được nhắc lại rằng ý kiến của luật sư
Hiệp không nhất thiết phản ánh quan niệm của đài Á Châu Tự Do.
Theo dòng câu chuyện:
- Hoàng Sa, Trường Sa bị lấn chiếm: Giải pháp nào để bảo tòan lãnh thổ? (phần
2)
© 2008 Radio Free Asia
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen