Freitag, 11. Juli 2014

50 Dàn Khoan Sẽ Vào biển VN ?


Hãy hình dung rằng, chúng ta đã mệt vì một dàn khoan dầu Hải Dương 981 vào Biển Đông, vậy thì khi 50 dàn khoan vào, chuyện gì sẽ xảy ra?

Bản tin BBC trong khi tổng hợp qua bài “Từ an ninh Nhật - Úc đến 50 dàn khoan TQ” đã ghi về bản tin của phóng viên Roger Mitton viết trên Myanmar Times, trích như sau:

“Sang thăm Việt Nam, Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì nói thẳng với lãnh đạo Việt Nam rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục "sử dụng mọi biện pháp có thể" để bảo vệ chủ quyền và hoạt động của dàn khoan dầu, mà theo quan điểm của Bắc Kinh, đang nằm hoàn toàn trong lãnh hải Trung Quốc.

Ông cảnh báo rằng Việt Nam sẽ hứng chịu nặng nề nếu hợp tác với các nước khác, ví dụ như Hoa Kỳ, nhằm chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc hay tham gia cùng Philippines để khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc.

Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm "Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả các vụ bạo lực nghiêm trọng gần đây."

Đắng ngắt vì bị mắng mỏ, các lãnh đạo Hà Nội đã mở một cuộc họp Bộ Chính trị nữa ngay sau khi ông Dương ra về. Một cuộc tranh luận nảy lửa đã xảy ra.

Sau chuyến thăm của ông Dương, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã phải hoãn chuyến đi Mỹ.

Ông Edmund Malesky, chuyên gia quan sát Việt Nam tại Đại học Duke, Hoa Kỳ nói: "Ban lãnh đạo Việt Nam bị giằng xé về quan hệ với Trung Quốc,"

Một nhóm, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, lập luận rằng Hà Nội cần đứng vững và tiếp tục vận động để Washington trợ giúp.

Một phái khác, do TBT Đảng, Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, chống lại chủ trương đó và kêu gọi để làm sao Bắc Kinh không bị bực bội thêm nữa, và phe của ông ta đã thắng.

Kết quả là, một chuyến thăm dự tính xảy ra trong tháng này của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sang Hoa Kỳ đã bị xếp lại.

Về cơ bản, Hà Nội đã đầu hàng. Sẽ không có thêm cuộc biểu tình nào cả, cũng chẳng có chuyện khiếu nại gì lên Liên Hiệp Quốc, không có diễn tập quân sự với Hoa Kỳ và cũng không đi đầu một khối ASEAN thống nhất chống lại Bắc Kinh.

Trong khi đó, Trung Quốc đã đưa thêm một dàn khoan vào khu vực lãnh hải tranh chấp và nói họ có kế hoạch đưa thê khoảng 50 dàn khoan nữa trong những năm tới. Và đó là điều Trung Quốc sẽ làm.” (hêt trích)

Dù vậy, vẫn có những nỗ lực khác muôn lôi kéo VN ra khỏi vòng vây u mê.

Bản tin VOA kể về nỗ lực của Nhật Bản:

“Nhật Bản sẽ cấp vốn ODA để Việt Nam đóng thêm tàu tuần duyên trong lúc Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục đối đầu trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Vietnamnet dẫn lời ông Akinori Eto, Chủ tịch Ủy ban An ninh Hạ viện Nhật Bản cho hay Tokyo đang hoàn tất các thủ tục để cấp một ngân khoản ODA cho một dự án của chính phủ Việt Nam để đóng thêm tàu tuần duyên cho lực lượng chấp pháp Việt Nam.

Trong một cuộc họp với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh hôm 7 tháng 7, vị dân biểu đại diện cho Đảng Dân Chủ Tự Do Nhật Bản hoan nghênh Việt Nam khánh thành một trung tâm giữ gìn hòa bình ở Hà Nội và hứa sẽ hỗ trợ Việt Nam thông qua các chương trình đào tạo và phát triển nhân lực.

Ông Akinori Eto còn bày tỏ tin tưởng vào triển vọng đào sâu hơn nữa các quan hệ quốc phòng song phương một cách thực tiễn, phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm nay loan báo chính phủ Việt Nam sẽ chi 540 triệu đôla để đóng 32 tàu mới cho đội tuần duyên Việt Nam.

Trong bản tin hôm qua, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nói rằng ông Nguyễn Tấn Dũng dường như đã ra quyết định này sau khi một tàu đánh cá Việt Nam trên đó có 6 ngư dân bị tàu hải giám Trung Quốc bắt giữ hôm 3 tháng Bảy...”(hết trích)

Mặt khác, đã có thêm nhiều chứng cớ về chủ quyền VN trên các đảo Biển Đông.

Bản tin VOA nói hôm Thứ Tư:

“Các học giả Ba Lan tham dự cuộc hội thảo tại một đại học ở Warsaw xác nhận chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và lên án những hành động gây hấn mới đây của Trung Quốc trong các vùng biển của Việt Nam.

Theo Vietnamnet, hơn 50 người tham gia buổi hội thảo tại Đại học Almamer ở thủ đô Ba Lan đã lắng nghe báo cáo cập nhật việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Tin ghi 13 học giả Ba Lan đã phát biểu, bày tỏ ý kiến của họ về vấn đề này từ nhiều góc cạnh, và xác nhận rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc về lãnh thổ Việt Nam.

Các học giả này lên án những hành động sai trái của Trung Quốc, là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và đe dọa an toàn hàng hải trên Biển Đông...”(hết trích)

Câu hỏi cần nêu lên rằng, chứng cớ chủ quyền của VN thì rất nhiều, quá nhiều... Giây chủ quyền nhà đất thì có, nhưng ông Thủ Tướng Phạm Văn Đồng và ông Hô đã ký giấy bán rồi, cầm cố cả rồi.... thì chứng cớ thời mấy thế kỷ trước chỉ là vô ích.

Có thể đòi được cái đã bán hay chăng?

Nguồn vietbao.com 

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen