02.04.2014
PHNOM
PENH — Các cuộc đàm phán giữa đảng đương quyền của Campuchia và phe đối
lập để giải quyết tình trạng bế tắc có liên quan đến cuộc bầu cử hồi năm ngoái
đã khựng lại trong nhiều tháng. Hai bên bất đồng về một số vấn đề, đáng kể nhất
là việc cải cách Ủy ban Bầu cử Quốc gia. Nhưng những dấu hiệu tan băng đã xuất
hiện, và một cuộc họp giữa thủ lãnh của hai bên đang có nhiều khả năng sắp diễn
ra. Từ Phnom Penh, thông tín viên Robert Carmichael của đài VOA gởi về bài tường
thuật sau đây.
Campuchia đã rơi vào tình trạng tê liệt chính trị kể từ cuộc tổng tuyển cử gây nhiều tranh cãi hồi tháng 7 năm ngoái, mà kết quả là Đảng Cứu Quốc Campuchia đối lập, gọi tắt là CNRP, đã gây sốc cho đảng đương quyền bằng việc chiếm được gần phân nửa số phiếu bầu và 55 trong tổng số 123 ghế quốc hội.
Phe đối lập nhất mực cho rằng Đảng Nhân dân Campuchia đương quyền đã giành chiến thắng một cách gian lận, và họ từ chối không cho 55 nhà lập pháp trúng cử nhậm chức cho đến khi nào có một cuộc điều tra độc lập về những cáo buộc gian lận hoặc một cuộc bầu cử mới.
Phe đối lập cũng muốn thay đổi Ủy ban Bầu cử Quốc gia, gọi tắt là NEC, mà các thành viên trên thực tế do đảng đương quyền bổ nhiệm. Phe đối lập muốn việc bổ nhiệm thành viên vào NEC phải được thông qua bằng hai phần ba số phiếu chấp thuận của quốc hội để phe đối lập có quyền phủ quyết ngăn chận các thành viên mà họ chống đối.
Trong một nỗ lực gia tăng sức ép, Đảng Cứu Quốc Campuchia trong mấy ngày qua nói rằng bắt đầu từ tháng 5, họ sẽ tổ chức biểu tình mỗi ngày trước các cuộc bầu cử cấp tỉnh và huyện dự trù sẽ được tổ chức vào ngày 18 tháng 5.
Nhưng thủ lãnh phe đối lập Son Chhay, trưởng đoàn thương thuyết của Đảng Cứu Quốc Campuchia, nói rằng họ vẫn ưu tiên cho đối thoại.
"Theo tôi thì khi mà chúng ta không thể tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị, thì đảng CNRP sẽ tìm cách làm việc với công chúng để đòi đảng đương quyền phải giải quyết vấn đề. Đó là chọn lựa thứ hai. Nhưng vào thời điểm này, chúng tôi vẫn cố gắng tìm ra một sự dung hòa chính trị hoặc một giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Tôi hy vọng là chúng ta sẽ đạt được một thỏa thuận nào đó trước khi các cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 5."
Campuchia đã rơi vào tình trạng tê liệt chính trị kể từ cuộc tổng tuyển cử gây nhiều tranh cãi hồi tháng 7 năm ngoái, mà kết quả là Đảng Cứu Quốc Campuchia đối lập, gọi tắt là CNRP, đã gây sốc cho đảng đương quyền bằng việc chiếm được gần phân nửa số phiếu bầu và 55 trong tổng số 123 ghế quốc hội.
Phe đối lập nhất mực cho rằng Đảng Nhân dân Campuchia đương quyền đã giành chiến thắng một cách gian lận, và họ từ chối không cho 55 nhà lập pháp trúng cử nhậm chức cho đến khi nào có một cuộc điều tra độc lập về những cáo buộc gian lận hoặc một cuộc bầu cử mới.
Phe đối lập cũng muốn thay đổi Ủy ban Bầu cử Quốc gia, gọi tắt là NEC, mà các thành viên trên thực tế do đảng đương quyền bổ nhiệm. Phe đối lập muốn việc bổ nhiệm thành viên vào NEC phải được thông qua bằng hai phần ba số phiếu chấp thuận của quốc hội để phe đối lập có quyền phủ quyết ngăn chận các thành viên mà họ chống đối.
Trong một nỗ lực gia tăng sức ép, Đảng Cứu Quốc Campuchia trong mấy ngày qua nói rằng bắt đầu từ tháng 5, họ sẽ tổ chức biểu tình mỗi ngày trước các cuộc bầu cử cấp tỉnh và huyện dự trù sẽ được tổ chức vào ngày 18 tháng 5.
Nhưng thủ lãnh phe đối lập Son Chhay, trưởng đoàn thương thuyết của Đảng Cứu Quốc Campuchia, nói rằng họ vẫn ưu tiên cho đối thoại.
"Theo tôi thì khi mà chúng ta không thể tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị, thì đảng CNRP sẽ tìm cách làm việc với công chúng để đòi đảng đương quyền phải giải quyết vấn đề. Đó là chọn lựa thứ hai. Nhưng vào thời điểm này, chúng tôi vẫn cố gắng tìm ra một sự dung hòa chính trị hoặc một giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Tôi hy vọng là chúng ta sẽ đạt được một thỏa thuận nào đó trước khi các cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 5."
Thỏa thuận có thể sắp đạt được hơn so với mấy
ngày trước đây. Hôm thứ Ba, Phó Thủ tướng Sar Kheng tỏ dấu hiệu cho thấy là một
cuộc họp giữa thủ lãnh của hai đảng đang trong vòng thảo luận. Đó sẽ là cuộc
họp đầu tiên giữa Thủ tướng Hun Sen và thủ lãnh phe đối lấp Sam Rainsy kể từ
cuộc gặp gỡ cấp cao nhất giữa hai bên hồi tháng 9 năm ngoái và đã chấm dứt bằng
một thỏa thuận mơ hồ về cải cách bầu cử.
Cho đến giờ này, đảng đương quyền đã bác bỏ những đòi hỏi chính của phe đối lập, và thay vào đó họ đã soạn ra danh sách những yêu cầu của họ, trong đó có việc các tổ chức phi chính phủ giám sát bầu cử cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn. Và sau vòng đàm phán cuối cùng thất bại, trưởng đoàn thương thuyết của đảng đương quyền nói rằng phe của ông đã chuẩn bị sẵn sàng để xúc tiến những cải cách NEC của chính đảng này.
Nhưng nhà hoạt động cho nhân quyền Ou Virak, một nhà bình luận chính trị kỳ cựu, nói rằng cách tiếp cận một chiều như vậy có phần chắc sẽ không thành công, bởi vì đảng đương quyền biết rõ rằng họ đã suýt thua trong cuộc bầu cử hồi năm ngoái.
"Theo tôi thì đó là cách duy nhất để họ có được tính chính đáng và tránh những tranh chấp bầu cử trong tương lai như những gì chúng ta đang chứng kiến. Nếu không có sự tin tưởng vào Ủy ban Bầu cử, không só sự tin tưởng vào tiến trình bầu cử, thì chúng ta sẽ tiếp tục con đường lập lại bế tắc sau mỗi cuộc bầu cử."
Tham nhũng, cưỡng đoạt đất đai, tiền lương thấp, và thiếu công ăn việc làm là những lý do mà nhiều người Campuchia quay sang bầu cho phe đối lập. Các cuộc biểu tình sau bầu cử với sự tham gia của hàng chục ngàn người ở thủ đô Phnom Penh đòi Thủ tướng Hun Sen từ chức – một sự phản kháng chưa từng có trước đó trong suốt 3 thập niên cầm quyền của ông Hun Sen.
Cho đến giờ này, đảng đương quyền đã bác bỏ những đòi hỏi chính của phe đối lập, và thay vào đó họ đã soạn ra danh sách những yêu cầu của họ, trong đó có việc các tổ chức phi chính phủ giám sát bầu cử cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn. Và sau vòng đàm phán cuối cùng thất bại, trưởng đoàn thương thuyết của đảng đương quyền nói rằng phe của ông đã chuẩn bị sẵn sàng để xúc tiến những cải cách NEC của chính đảng này.
Nhưng nhà hoạt động cho nhân quyền Ou Virak, một nhà bình luận chính trị kỳ cựu, nói rằng cách tiếp cận một chiều như vậy có phần chắc sẽ không thành công, bởi vì đảng đương quyền biết rõ rằng họ đã suýt thua trong cuộc bầu cử hồi năm ngoái.
"Theo tôi thì đó là cách duy nhất để họ có được tính chính đáng và tránh những tranh chấp bầu cử trong tương lai như những gì chúng ta đang chứng kiến. Nếu không có sự tin tưởng vào Ủy ban Bầu cử, không só sự tin tưởng vào tiến trình bầu cử, thì chúng ta sẽ tiếp tục con đường lập lại bế tắc sau mỗi cuộc bầu cử."
Tham nhũng, cưỡng đoạt đất đai, tiền lương thấp, và thiếu công ăn việc làm là những lý do mà nhiều người Campuchia quay sang bầu cho phe đối lập. Các cuộc biểu tình sau bầu cử với sự tham gia của hàng chục ngàn người ở thủ đô Phnom Penh đòi Thủ tướng Hun Sen từ chức – một sự phản kháng chưa từng có trước đó trong suốt 3 thập niên cầm quyền của ông Hun Sen.
Đáp lại, giới hữu trách đã ra lệnh cấm tụ tập nơi
công cộng và đã bắt nhốt gần 20 người biểu tình. Hồi tháng Giêng, giới hữu trách
đã bắn chết ít nhất 4 công nhân dệt may biểu tình đòi tăng mức lương tối thiểu.
Ngành dệt may với số công nhân lên đến khoảng 500.000 người là ngành công nghiệp
chính của Campuchia.
Ông Ou Virak nói rằng đảng đương quyền, nhìn vào tấm gương Mùa xuân Ả Rập, biết rằng họ cần phải nêu cao tính chính đáng của họ trong lòng người dân Campuchia.
"Công luận giờ đây quan trọng hơn bao giờ hết, và theo tôi thì đảng đương quyền sẽ tìm cách nắm bắt vấn đề đó. Chủ yếu, đây là lãnh vực mà đảng đương quyền không biết cách làm và chưa có kinh nghiệm nhưng bị buộc phải quan tâm đến quan điểm của người dân Campuchia."
Ông Visak nói tiếp rằng mặc dầu tình huống đó tạo cho phe đối lập đôi chút lợi thế, họ phải thúc đẩy cho những mục tiêu cụ thể về cải cách bầu cử và đòi chính phủ nới rộng sự kiểm soát của nhà nước đối với các cơ quan truyền thanh và truyền hình.
"Nếu họ cương quyết với các mục tiêu đó, thì nó sẽ mang lại cho họ một sân chơi công bằng hơn. Sẽ không bao giờ có công bằng ở Campuchia. Nhưng tôi cho rằng những mục tiêu đó sẽ mang lại cho họ đôi chút cơ hội tốt hơn trong các cuộc bầu cử sắp tới. Tôi nghĩ họ sẽ vào tham gia quốc hội nếu nhận được những nhượng bộ chính này."
Sắp tới, ông Ou Virak không tin là đảng đương quyền có khả năng cải cách đủ nhanh để giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2018 một cách công bằng. Nhưng đó mới chỉ là một nửa mặt trận của phe đối lập: Thử thách sẽ là phải chứng minh cho người dân Campuchia thấy được rằng họ đại diện cho một sự chọn lựa đáng tin cậy.
Ông Ou Virak nói rằng đảng đương quyền, nhìn vào tấm gương Mùa xuân Ả Rập, biết rằng họ cần phải nêu cao tính chính đáng của họ trong lòng người dân Campuchia.
"Công luận giờ đây quan trọng hơn bao giờ hết, và theo tôi thì đảng đương quyền sẽ tìm cách nắm bắt vấn đề đó. Chủ yếu, đây là lãnh vực mà đảng đương quyền không biết cách làm và chưa có kinh nghiệm nhưng bị buộc phải quan tâm đến quan điểm của người dân Campuchia."
Ông Visak nói tiếp rằng mặc dầu tình huống đó tạo cho phe đối lập đôi chút lợi thế, họ phải thúc đẩy cho những mục tiêu cụ thể về cải cách bầu cử và đòi chính phủ nới rộng sự kiểm soát của nhà nước đối với các cơ quan truyền thanh và truyền hình.
"Nếu họ cương quyết với các mục tiêu đó, thì nó sẽ mang lại cho họ một sân chơi công bằng hơn. Sẽ không bao giờ có công bằng ở Campuchia. Nhưng tôi cho rằng những mục tiêu đó sẽ mang lại cho họ đôi chút cơ hội tốt hơn trong các cuộc bầu cử sắp tới. Tôi nghĩ họ sẽ vào tham gia quốc hội nếu nhận được những nhượng bộ chính này."
Sắp tới, ông Ou Virak không tin là đảng đương quyền có khả năng cải cách đủ nhanh để giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2018 một cách công bằng. Nhưng đó mới chỉ là một nửa mặt trận của phe đối lập: Thử thách sẽ là phải chứng minh cho người dân Campuchia thấy được rằng họ đại diện cho một sự chọn lựa đáng tin cậy.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen