UKRAINE ĐẤU TRƯỜNG GIỮA CÁC CƯỜNG QUỐC
tka23 post
Nếu
kết hợp giữa địa dư và văn hóa, có thể xem Ukraine và Crimea là một đấu trường
giữa Đông và Tây.
Đấu
trường này đang trở thành biển lửa khi yếu tố sắc tộc diễn ra tại một khu vực
vùng biên giới và đang bị khuếch đại bởi nhiều chiêu bài.
Cho
đến thời điểm này thì dù có nhiều giải thích về khủng hoảng Ukraine, đặc biệt là
những gì xảy ra Crimea nhưng chưa có một nhận định nào được đồng thuận.
Bi
kịch nước nhỏ nằm bên nước lớn
Napoleon
Bonaparte đã nói: “Chính trị của một quốc gia nằm ở trong địa lý của
nó”. Hay tác giả Saul Bernard Cohen cho rằng hai yếu tố đặc điểm địa lý
và chính trị vận dung và tác động lẫn nhau. Nhìn chung, yếu tố
địa lý mang tính quyết định đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại của các
quốc gia. Điều này giải thích tại sao mặc dù nằm giữa các nước lớn,
Thụy
Sĩ vẫn có thể thi hành chính sách trung lập nhờ địa hình đồi núi hiểm trở bao
quanh. Ngược lại, Việt Nam luôn bị nhòm ngó bởi nhiều nước lớn do có bờ biển
dài có vai trò như cửa ngõ tiến vào bán đảo Đông Dương.
Vấn
đề địa lý thực sự trở nên nhức nhối khi một nước nhỏ hơn phải sống cạnh một nước
lớn hơn. Theo Freidrich Ratzel trong cuốn Địa
lý chính trị(Politisch Geopraphie,1987), chính trị quốc tế cũng là một cuộc
đấu tranh giành không gian sống, trong đó các nước lớn luôn có lợi thế hơn các
nước nhỏ. Thực tế có rất nhiều quốc gia trong tình trạng như vậy như Việt Nam
đối với Trung cộng ; Belarus, Phần Lan đối với Nga hay Cuba đối với Mỹ.
Vị
trí chiến lược là hiểm nguy giữa các nước EU và người khổng lồ Liên Bang
Nga, Ukraine cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Sở hữu một vị
trí như vậy làm thế nào để thực hiện một chính sách khôn khéo, cân bằng cả hai
phía, giữ vững tự chủ là điều không hề dễ dàng cho đất nước Ukraine. Những diễn
biến gần đây tại Ukraine đã cho thấy đặc điểm địa lý đã ảnh hưởng đáng kể đến
tình hình chính trị tại quốc gia này.
Không
sai khi nói đất nước này phải chịu đựng một “lời nguyền địa lý” dai dẳng. Tên
gọi Ukraine đã phần nào nói lên được bi kịch địa lý của nước này do về mặt ngữ
nghĩa, “Ukraine” được hiểu là “vùng đất bên lề”. Trong lịch
sử, vùng đất này đã nhiều lần ở trong tình trạng đất nước bị chia cắt, xâm chiếm
bởi nước này hay nước khác.
Tranh: CHAPPATTE (Thụy Sĩ)
Kể
từ kết thúc chiến tranh lạnh đến nay, Ukraine là mục tiêu tranh giành ảnh hưởng
giữa hai kẻ mạnh là EU và Nga trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế và
năng lượng. Điển hình nhất, EU muốn lôi kéo Ukraine hướng Tây, gia nhập vào mô
hình quốc gia của tổ chức này. Trong khi đó, Nga vẫn muốn
giữ Ukraine trong tầm ảnh hưởng của hậu Xô viết và mời gọi nước này tham gia
vào Liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan.
Sau
khi chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ, Crimea trở thành
điểm nóng của châu Âu, không chỉ bởi sự can thiệp của phương Tây và Nga mà còn
là những mâu thuẫn âm ỉ trong lòng vùng tự trị này - mâu thuẫn về quyền lợi
giữa các nhóm sắc tộc. Và Crimea là bằng chứng sống động nhất.
Từ
những vấn đề lịch sử
Đầu thế kỷ 20, người Nga và người Tatars đều là những nhóm sắc tộc chiếm
ưu thế ở Crimea, sau đó đến người Ukraine, người Do Thái và những nhóm thiểu số
khác. Trong Thế chiến II, khoảng 20.000 người Tatar đã liên kết với Đức
Quốc xã trong khi nhiều người khác chiến đấu cho quân đội Liên Xô. Viện
dẫn lý do người Tatars bắt tay với Đức Quốc xã, lãnh đạo Xô viết đã ra
lệnh định cư cả nhóm sắc tộc này đến Trung Á. Nhiều người trong số này
đã thiệt mạng vì đói khát. Chính sự kiện này đã gây nỗi căm phẫn chính quyền
Liên Xô trong sắc tộc Tatars. Sau khi Liên Xô tan rã, người Tatars lại quay về
Crimea và đối mặt với tình trạng khó khăn cùng điều kiện sống vô cùng nghèo
khổ.
Sau khi Ukraine độc lập, một số giới
chức trong cộng đồng người Nga ở Crimea đã tìm cách khẳng định chủ quyền và
tăng cường hợp tác với Nga. Tuy nhiên,năm
1996, hiến pháp Ukraine quy định Crimea có chế độ cộng hòa tự trị nhưng khẳng
định rằng luật pháp ở đây phải tuân theo hiến pháp Ukraine. Crimea có
quốc hội và chính quyền riêng với quyền hạn về các lĩnh vực nông nghiệp, cơ sở
hạ tầng và du lịch.
Người Tatars cũng có quốc hội không
chính thức của riêng họ, gọi là Mejlis, với mục đích hoạt động là tăng cường
quyền và lợi ích của sắc tộc này. Hiện nay phần lớn cư dân đang sinh sống
ở Crimea là người Nga, chiếm hơn 58% tổng số dân cư, theo điều tra dân số quốc
gia được thực hiện vào năm 2001.
Tại thủ phủ Simferofol, khoảng 70% dân số là người Nga. Do đó, hầu hết dân cư
trên bán đảo đều sử dụng tiếng Nga làm ngôn ngữ chính của họ. Ngoài
ra Crimea còn có khoảng 24% người Ukraine và 12% thuộc nhóm Hồi giáo
Tatars.
Ngoài những
lý do về lịch sử thì sự ủng hộ đối với chính quyền Ukraine của các nhóm sắc tộc
cũng khác nhau. Trong khi người Nga ở đây ủng hộ chính quyền của Tổng thống
Viktor Yanukovych, ngược lại người Ukraine và Tatars lại ủng hộ chính quyền
trung ương hiện tại. Ba
nhóm sắc tộc chính được chia làm hai phe rõ ràng tại một khu trong những khu vực
có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới, chắc chắn sẽ khiến tình hình
thêm phức tạp nếu các nhóm sắc tộc có bất kỳ hành động quá khích
nào.
Đi
tìm những con ngựa thành Troia
Theo
điển tích, con ngựa thành Troia là con ngựa gỗ mà quân Hy Lạp đã sử dụng để
chiến thắng quân Troia trong cuộc chiến thành Troia. Tình hình ở Crimea cũng khá
giống với điển tích con ngựa thành Troia, những người gốc Nga chiếm đa số (58%)
ở đây.
Trong
quá khứ mối quan hệ giữa Nga - Ukraine khá thuận lợi cho việc gìn giữ hòa bình.
Không bên nào có lý do vững chắc để cho rằng “bản sắc nhóm” của bên này, đe dọa
lợi ích của bên kia. Biểu hiện là việc các đảng phái của
Ukraine đều cố gắng giúp đỡ các nhóm khác ở trong nước, không có ghi nhận nào về
việc người Nga ngược đãi người Ukraine, Tatars, hay các băng đảng Ukraine tấn
công người Nga. Tuy nhiên, hiện tại mọi thứ đã thay
đổi khi các đảng phái Ukraine không còn được “đồng lòng” như trước khi
chính quyền thân Nga của Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ. Sau sự kiện
trên, hạm đội Biển Đen của Nga đã được tăng cường để bảo vệ người gốc Nga ở
đây.
Điều
đó cũng đồng nghĩa với việc những
nhóm sắc tộc còn lại là Ukraine, Tatars có thể nghĩ rằng họ đang bị cô lập và
buộc phải có những hành động tự bảo vệ, thậm chí những phần tử cực đoan có thể
tấn công những người gốc Nga ở Crimea. Trong trường hợp này, nếu
Ukraine ra mặt thực hiện những chính sách ưu tiên nhằm bảo vệ các nhóm sắc tộc
này, chắc chắn Nga sẽ viện cớ cho rằng chính quyền Ukraine đang thực hiện “thanh
trừng sắc tộc”, từ đó Nga có thể danh chính ngôn thuận thiết lập chính sách
“trách nhiệm bảo vệ” của họ.
Trách
nhiệm bảo vệ của Nga ở Crimea bị chỉ trích bởi các học giả phương Tây như một
hành động quân sự. Bởi hiện nay biện pháp hòa bình, thương lượng dường như rất
khó đạt được khi chính quyền của ông Putin vẫn đang rất cứng
rắn, bởi xét
cho cùng Nga có lợi ích chiến lược tại Crimea khi tại đây Nga có thể tạo ảnh
hưởng đến khu vực Trung Đông và Balkans. Ngoài ra, Nga còn có một điểm
tựa vững chắc đó là Luật Quốc phòng của nước này cho phép
can thiệp quân sự để “bảo vệ công dân Nga”.
Còn
về phía Ukraine, những ngày sắp tới sẽ chứng kiến một tâm lý phù Nga “xuất hiện
trong các giới chức và tầng lớp cao, cũng đang bị giằng xé giữa hai yếu tố địa
dư và văn hóa cùng một lúc. Như mới đây Tư lệnh Hải quân Ukraine Denis
Berezovsky tuyên bố trung thành với giới lãnh đạo thân Nga ở Crimea.
Chính quyền Crimea cũng đã gửi thư cho Tổng thống Putin đề nghị chính phủ Nga
xem xét sáp nhập vào Nga với dự kiến tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề này vào
ngày 16-3 tới. Kết quả sẽ quyết định tương lai của Crimea nhưng
quan trọng hơn cả là vận mệnh chính trị của chính phủ mới đang thành lập tại
Kiev.
HÀ
LONG - THÙY ANH
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen