Dienstag, 18. März 2014

Thế đối đầu Nga-Mỹ ở Ukraine

 

Thế đối đầu Nga-Mỹ ở Ukraine


f-15 
2 chiếc F-15C thao dượt với L-39 Albatros của Lithuania
Courtesy of defense.mil









Dân biểu Nga nhìn nhận

Sự hiện diện của quân đội Nga tại Crimea ngày càng lộ liễu. Sau khi Tổng thống Putin chối bỏ điều đó, thì một dân biểu Nga công khai nhìn nhận có một số đơn vị quân đội của Moscow hoạt động trong lãnh thổ Crimea, tuy không phải là một chiến dịch quy mô.
Đằng sau sự lộ diện ồn ào của lực lượng dân quân mới thành lập là những quân nhân Nga, không mang quân hiệu, trong vai trò chỉ huy, chỉ đạo và tiếp vận cho những dân quân chưa được huấn luyện đầy đủ như một lực lượng quân sự chính quy. Nhiều nơi người ta thấy những binh sĩ rất có vẻ như thuộc một lực lượng đặc nhiệm của Nga, tuy không có cơ hội xác minh vì không được phép. Có báo chí cho biết có lúc binh sĩ Nga kín đáo xác nhận họ thuộc quân đội Nga, rất nhớ nhà, nhưng phải thi hành lệnh nghi trang để hoạt động ở Crimea.

Vận động Hoa Kỳ, tuyển mộ quân sĩ 

pole-f-16

Hai chiếc F-`16 đầu tiên của Ba Lan, nhận năm 2006 - Courtesy of freerepublic.com
Tại Washington, khoảng gần 3 giờ thứ tư, Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ sẽ tiếp kiến Thủ tướng lâm thời của Ukraine, ông Arseniy Yatsenyuk.
Phó Tổng thống Joe Biden cắt ngắn chuyến công du Trung Mỹ để về tòa Bạch Ốc tiếp đón Thủ tướng Yatsenyuk, chứng tỏ Hoa Kỳ muốn làm nổi bật vai trò của giới lãnh đạo mới tại Ukraine như những nhà lãnh đạo hợp pháp và chính đáng. Thủ tướng lâm thời của Ukraine đã làm việc như chong chóng ở Washington. Sau buổi hội kiến tại tòa Bạch Ốc, nơi Tổng thống Obama nghiêm khắc cảnh cáo Liên Bang Nga và cam kết hết lòng ủng hộ Ukraine, Thủ tướng Yatsenyuk thương lượng với Ngân hàng Thế Giới về một khoản nợ lâu dài lên tới 35 tỉ đô la, và chuẩn bị đi New York nói chuyện ở Liên Hiệp Quốc.
Trong khi Thủ tướng Yatsenyuk lên đường đi Mỹ thì Quốc hội Kiev ban hành lệnh thành lập lực lượng quân sự tự nguyện lên tới 60 ngàn quân, và đã có 20 ngàn người ghi tên đăng nhập. Ukraine có 135 ngàn quân chính quy so với quân số 845 ngàn của Nga, trang bị vũ khí hạt nhân. Vũ khí hạt nhân của Ukraine thì đã giao nạp cho Nga vào năm 1994, dưới sự cam kết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Ukraine do Mỹ-Anh-Nga ký kết trong văn bản ngoại giao memorandum.

Không khai chiến

Quyền Tổng thống Oleksandr Turchynov hôm qua tuyên bố Ukraine sẽ không mở cuộc chiến tranh để giữ lại hay lấy lại Crimea một khi nó rơi vào tay người Nga. Tổng thống Turchynov nói quân đội Ukraine quá ít ỏi về quân số so với quân Nga, sẽ không khai chiến để giành lại Crimea, không thể phơi sườn phía đông không được bảo vệ trước đạo quân đông đảo hùng mạnh của Liên Bang Nga; nhiều đơn vi chiến xa của Nga đã tập trung gần biên giới phía đông của Ukraine để khiêu khích hầu có cớ xâm lăng Ukraine, nhưng ông sẽ không mắc bẫy.
Ông Turchynov nói rằng thật không may là lúc này người Nga đã bác bỏ mọi giải pháp ngoại giao, từ chối mọi liên lạc ở cấp bộ trưởng ngoại giao và cấp lãnh đạo chính phủ.
Đó là lời kêu gọi của một nước yếu hơn về quân sự so với đối phương, xác nhận điều kiện tương quan đó để đòi đối phương giải quyết bằng chính trị, ngoại giao, bằng những giải pháp ôn hòa.

NATO điều động

Trong khi đó Hoa Kỳ và NATO điều động chiến hạm vào Hắc Hải và bố trí phi cơ chiến đấu ở Lithuania, Ba Lan.
Khu trục hạm Truxtun của hải quân Hoa Kỳ, trang bị hỏa tiễn điều khiển và hệ thống Aegis chống hỏa tiễn, đã vượt thủ đô Istanbul qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ để vào Hắc Hải.  Hoa Kỳ nói hoạt động này là theo kế hoạch tập trận với Bulgaria và Romania đã có từ trước. Nhưng từ thứ
uss-truxtun
Khu trục hạm Truxtun vượt eo biển Bosphorus vào Hắc Hải - Internet file
sáu tuần trước 6 chiếc F-15 và 1 KC-130 của Mỹ cùng với 60 quân nhân không quân Hoàng Gia Anh đã đến Lithuania, nói là để tuần tiễu bảo vệ vùng Baltic. Rồi 12 chiếc F-16 cùng 300 quân nhân Mỹ đang đến Ba lan từ hôm thứ hai tuần này, và Hoa Kỳ nói là để huấn luyện hành động đáp ứng với cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Liệu có phải NATO đang chuẩn bị cho giải pháp quân sự?
Nếu là giải pháp quân sự thì Washington và EU đã công bố trước, nên đây chỉ là hành động biểu dương lực lượng để yểm trợ cho kế hoạch ngoại giao dành cho Ukraine. Nhưng song song với việc NATO điều động không lực ở Ba Lan và Lithuania, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã từ chối lời mời sang Moscow, nói chỉ đi Nga khi nào quân Nga rút hết khỏi Crimea và chính phủ lâm thời của Crimea hủy bỏ cuộc trưng cầu dân ý dự định vào chủ nhật 16 tháng 3 này.
Lực lượng không quân NATO được phối trí như vậy không phải để đối phó với cuộc tấn công của Nga, vì Bộ tư lệnh NATO không thể lập kế hoạch cho vài chục chiếc chiến đấu cơ tối tân đối phó với hằng trăm chiến xa và hằng ngàn quân bộ chiến có không quân, pháo binh yểm trợ, tràn qua biên giới Ukraine.  Thứ hai, là hai đại cường Mỹ Nga không bao giờ muốn có chiến tranh với nhau, tuy rằng Nga rất có thể, nếu không nói là chắc chắn sẽ đem tung quân vào Ukraine nếu quân đội Ukraine tiến vào Crimea.  Nga Mỹ Âu đánh nhau thì ai có lợi?  Chỉ có Trung Quốc là ngư ông đắc lợi, hay là kẻ thợ săn tọa sơn quan hổ đấu, chờ cho hai cọp giết nhau là xuống lượm xác, hay chờ con nghêu cắn mỏ con sò thì tới lượm cả hai bỏ vô giỏ.
Vì thế, Tổng thống Ukraine đã tuyên bố trước rằng Kiev sẽ không động binh. Tuyển mộ lực lượng tự nguyện, vẫn theo lời quốc hội Ukraine, là để ngăn ngừa quân Nga tiến xa hơn khỏi Crimea vào lãnh thổ Ukraine.

Biện pháp khả dụng?

Không dùng được giải pháp quân sự thì liệu có giải pháp ngoại giao nào có thể áp dụng?
Trước hết, như đã nhắc trên, là văn bản ngoại giao "Budapest Memorandum on Security Assurances" năm 1994, tạm gọi là "Bản ghi nhớ Budapest về bảo đảm an ninh" ký kết giữa Nga, Mỹ, Anh và Ukraine năm 1994.
Đây không phải là một hiệp ước chính thức, mà chi là một lời cam kết của bốn nước nói trên, quan trọng nhất là ba nước Mỹ-Anh-Nga, cam kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, để xứ này yên tâm giao nạp hết vũ khí hạt nhân cho Liên Bang Nga, theo kế hoạch giải giới hạt nhân xứ Ukraine sau khi Liên Xô giải tán.
Văn bản có ghi là ba nước My Anh Nga sẽ không bao giờ đe dọa dùng võ lực để chiếm đóng hay xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ hay tính cách độc lập chính trị của Ukraine, không bao giờ khuyến dụ về kinh tế để khống chế Ukraine cho lợi ích của mình.
Nước Nga thì đã lập luận là họ không xâm lăng và xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, mà chỉ chuẩn bị bảo vệ người dân sắc tộc Nga ở nới đó nếu bị Kiev đàn áp bằng quân sự. Nhưng dù nói rằng chỉ xâm nhập một số đơn vị và chiến cụ, không mở chiến dịch quy mô, thì hành động đó cũng đã xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của nước khác.
Tuy nhiên vấn đề còn ở chổ văn bản ngoại giao này có tính ràng buộc theo công pháp quốc tế, nhưng lại không có tính cưỡng hành.
defense-missile
Hỏa tiễn phòng thủ khai hỏa - Courtesy of defensetalks.com
Đúng như vậy,nếu chỉ nói về bản Budapest memorandum. Nhưng trong văn bản đó ba cường quốc Mỹ-Anh-Nga đã cam kết thi hành điều khoản bất xâm lăng bằng cách áp dụng những nguyên tắc về toàn vẹn lãnh thổ và bất xâm lăng trong Hiệp ước Helsinki năm 1975. Đó là một hiệp ước thời chiến tranh lạnh do 35 quốc gia ký kết, trong đó có Liên Xô.
Bản ghi nhớ Budapest nhắc lại các điều khoản của Hiệp ước Helsinki, và điều cốt yếu ở đây là ba chữ "không can thiệp".  Và nếu muốn đem pháp lý vào cuộc, thì ngoài bản ghi nhớ Budapest, còn nhiều văn bản pháp lý quốc tế khác có thể dùng để buộc Nga phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, trong đó có Hiệp ước về Ủy hội Helsinki và cả Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Những đòn bẩy khác

Thêm vào đó, ngoài pháp lý quốc tế Hoa Kỳ còn những đòn bẩy khác, như Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí hạt nhân mới, được Mỹ Nga ký kết tại Prague năm 2010, có hiệu lực từ tháng 2, 2011.
Nước Nga đang vất vả về kinh tế, Mỹ cũng còn chưa mạnh hẳn nhưng vẫn giàu tiềm lực hơn Nga. Nếu Hoa Kỳ từ bỏ cái New START để buộc Nga chạy đua võ trang, có lẽ chẳng bao lâu Nga sẽ kiệt sức trước, không khác gì cuộc chạy đua trong "chiến tranh các vì sao" giữa Liên Xô với Mỹ đã khiến Liên Xô tan rã.
Thêm nữa cũng còn việc dựng dàn lá chắn hỏa tiễn ở Đông Âu mà Tổng thống Obama đã từ bỏ vào năm 2009 thay bằng dàn Aegis phòng thủ trên chiến hạm ở Hắc Hải, đã được Tổng thống Putin hoan nghênh.
Nay liệu Tổng thống Obama có muốn đem dàn hỏa tiễn phòng thủ ở Ba lan với dàn siêu radar ở  Cộng Hòa Tiệp ra trở lại để làm áp lực buộc Nga buông bàn tay vạm vỡ khỏi Crimea chăng?


anh truong

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen