Mittwoch, 19. März 2014

Điều trần về đàn áp tôn giáo và dân tộc bản địa

Mạch Sống, ngày 18 tháng 3, 2014
Điều trần về đàn áp tôn giáo và dân tộc bản địa
Để yểm trợ cho cuộc tổng vận động của nhiều trăm người Mỹ gốc Việt vào tuần tới, hôm nay Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos thông báo buổi điều trần về “Đàn Áp Tôn Giáo và Các Dân Tộc Bản Địa Ở Việt Nam” bắt đầu lúc 2 giờ chiều ngày 26 tháng 3.
Được mời tham gia buổi điều trần là LM Phan Văn Lợi và Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng (Cao Đài).
“Hai vị chức sắc tôn giáo này sẽ điều trần bằng video. Chúng tôi đã thu video trước,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, cho biết. “Bản điều trần đã được nộp cho Uỷ Hội ngày hôm nay.”
BPSOS, tổ chức toàn quốc có hoạt động trải rộng ở Hoa Kỳ và ở ngoại quốc, nhận trách nhiệm phối hợp toàn quốc cuộc tổng vận động sắp đến.
Cùng điều trần với LM Lợi và CTS Bạch Phụng còn có cô Yunie Hong đ ại di ện cho đồng b ào Hmong đang bị đàn áp nặng nề ở Việt Nam và Ông Rong Nay đại diện đồng bào dân tộc Tây Nguyên cũng đang bị ngược đãi không kém.
Tương tự buổi điều trần ngày 16 tháng 1 vừa qua về tù nhân lương tâm trên thế giới với sự tham gia của Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, mọi người quan tâm đều có thể theo dõi trực tiếp buổi điều trần sắp đến qua internet. Ban tổ chức sẽ công bố đường link internet trong nay mai.

Thông báo về buổi điều trần ngày 26 tháng 3:  

                                                                            



Thêm dự luật nhân quyền để vận động
Tuần trước, DB Ed Royce đưa vào Hạ Viện dự luật “Chế Tài Vi Phạm Nhân Quyền ở Việt Nam”, HR 4254, vừa đúng lúc cho cuộc tổng vận động ở Quốc Hội.
Dự luật này đã được DB Cao Quang Ánh đưa vào Hạ Viện năm 2010 (HR 6433) và liền sau đó được TNS Sam Brownback đưa vào Thượng Viện cũng năm 2010 (S. 3974). Dự luật này đã không được đưa ra biểu quyết trước khi Quốc Hội Khoá 111 bãi khoá.
Năm 2012, bắt đầu Quốc Hội Khoá 112 DB Ed Royce lại đưa chính dự luật của cựu DB Cao Quang Ánh vào lại Hạ Viện (HR 156) trong khi TNS John Cornyn đưa nó vào Thượng Viện (S. 1051). Nhưng rồi dự luật cũng không được biểu quyết.
Năm ngoái, đầu Quốc Hội Khoá 113, TNS John Cornyn lại đưa dự luật này vào Thượng Viện l ần nữa (S. 929).
“Bây giờ chúng ta có hai dự luật nhân quyền liên quan đến Việt Nam để cùng vận động trong hai ngày 26 và 27 tới đây,” Ts. Thắng nói.
Đẩy lùi TPP
DB Frank Wolf sẽ khởi xướng văn thư gởi Tổng Thống Obama để yêu cầu Hành Pháp Hoa Kỳ đòi hỏi chính quyền Việt Nam thoả mãn ba điều kiện nhân quyền tiên quyết trước khi được tham gia Thương Ước Mậu Dịch “Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương” (Trans-Pacific Partnership hay TPP): trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm, chính thức công nhận quyền tự do thành lập nghiệp đoàn độc lập, và chấm dứt việc đòi hỏi các tổ chức tôn giáo phải “đăng ký” hoạt động hay sinh hoạt tôn giáo.
Nhân thể hàng trăm buổi họp với dân biểu Hạ Viện hoặc nhân viên lập pháp của họ trong hai ngày 26 và 27, các phái đoàn vận động đến từ nhiều thành phố sẽ kêu gọi họ cùng ký tên vào văn thư này trước khi gửi đi.
Theo Ts. Thắng nhận định, triển vọng đẩy lùi TPP cho Việt Nam có nhiều triển vọng thành công vì hiện nay số dân biểu Hạ Viện không ủng hộ đã vượt quá đa số.
“Mục đích của cuộc vận động là giữ lại những lá phiếu đã có và tranh thủ thêm những lá phiếu mới,” Ts. Thắng giải thích.
Hội Nghị Xã Hội Dân Sự Việt Nam
Một sinh hoạt mới so với những năm trước là Hội Nghị Xã Hội Dân Sự Việt Nam với sự tham gia của các nhà tranh đấu ở trong nước, các nhà vận động ở hải ngoại, các chuyên gia quốc tế về nhân quyền và dân chủ, cũng như một số vị dân biểu Hoa Kỳ. Hội nghị được tổ chức ngay tại Quốc Hội Hoa Kỳ với 8 vị dân biểu và thượng nghị sĩ đứng tên đồng chủ tịch danh dự.
Mục đích của hội nghị là để trao đổi kinh nghiệm đấu tranh dân chủ và nhân quyền giữa những người Việt ở trong và ngoài nước với các nhà chuyên môn về phong trào dân chủ ở các quốc gia khác, tạo môi trường để người trong nước trải nghiệm sinh hoạt dân chủ ở ngay tại Quốc Hội Hoa Kỳ, và mọi người cùng nhau đề ra những mục tiêu ưu tiên và phương án hành động chung cho giai đoạn đấu tranh kế tiếp.
Mọi người ở Việt Nam và trên thế giới đều có thể tham dự hội nghị này qua phương tiện trực tuyến. Hiện nay đã có 3 đường link được mở ra cho mọi người theo dõi 6 buổi hội luận mà chủ đề và tham luận đoàn sẽ được thông báo vào cuối tuần này.
 “Đây là cách để tăng sự bảo vệ cho những người ở trong nước khi tham dự hội nghị này,” Ts. Thắng giiả thích.
Hội Nghị Xã Hội Dân Sự Việt Nam sẽ được tổ chức hàng năm.
Theo Ts. Thắng, ban tổ chức thử nghiệm mô hình này với hy vọng nhiều tổ chức khác cũng sẽ thực hiện tương tự từ nay trở đi.
Số người ghi danh tham gia tiếp tục tăng
Tính đến nay số người ghi danh trực tuyến đã vượt quá 350. Số người tham gia nhưng không ghi danh trực tuyến vì không quen sử dụng internet khoảng 300 người. Các con số này không bao gồm những đồng hương ở trong vùng thủ đô Hoa Kỳ có thể sẽ quyết định tham gia vào phút chót.
Theo ban tổ chức cho biết, chỉ riêng trong tuần qua, hơn trăm người mới đã ghi danh. Ban tổ chức tin rằng sẽ đạt  con số 800 người tham gia trong 2 ngày 26 và 27 tháng 3 tới đây.
Để ghi danh trực tuyến, xin vào trang mạng: http://tiny.cc/VNAD14
Để ghi danh qua điện thoại, xin liên lạc cô Kim Cúc: 703-538-2190
Truyền thông và truyền thông xã hội
Ngày Vận Động Cho Việt Nam năm nay sẽ được tường thuật cặn kẽ bởi giới truyền thông Việt ngữ với sự tham dự của 25 phóng viên thuộc 3 đài truyền hình, 5 đài phát thanh, 5 tờ báo, và tối thiểu 3 diễn đàn paltalk.
Đồng thời, để giúp đồng hương ở xa và đồng bào trong nước liên tục theo dõi các diễn tiến của toàn bộ Ngày Vận Động Cho Việt Nam, kể cả hai bữa c ơm chiều ngày 25 tháng 3 và 27 tháng 3, ban tổ chức huy động các phương tiện truyền thông xã hội sau đây:
3 kênh truyền hình trực tuyến đã được thiết lập trên chương trình JustinTV.
Các bài liên quan:


Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen