HẮC HẢI TIẾP GIÁP CÁC QUỐC GIA -BULGARIA - ROMANIA -UKRANIA- NGA- VÀ THỖ
NHĨ KỲ-LÀ THÀNH VIÊN KHỐI NATO KHÔNG ĐÁNG TIN CẬY
CỘNG HOÀ BULGARIA (BẢO GIA LỢI)
tka23 post
Bulgaria (tiếng Bulgaria: България, Balgariya, Tiếng
Việt: Bun-ga-ri[1]), tên chính thức
là Cộng hòa Bulgaria (Република България, Republika Balgariya) là một quốc gia
nằm tại khu vực đông nam châu Âu. Bulgaria giáp
với România về phía bắc, giáp với Serbia và Cộng hòa Macedonia về phía tây, giáp với Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ về phía
nam và cuối cùng giáp với Biển Đen về phía đông.
Dãy
núi Balkan chạy từ đông sang tây phía
bắc Bulgaria. Người Bulgaria gọi dãy núi này là “Núi Cũ” (Stara Planina). Sông Donau tạo thành phần lớn biên giới phía bắc
Bulgaria.
Giữa
Sofia ở phía tây và Biển Đen là một vùng đồng bằng thấp gọi là thung lũng hoa
hồng, trong 3 thế kỷ đã trồng ở khu vực này. Hoa hồng Kazanluk
được ưa chuộng và được xuất cảng do mùi hương riêng biệt của nó, dùng để sản
xuất nước hoa. Về phía đông là
bờ biển Hắc Hải với những mỏm đá phía bắc và các bãi cát phía nam thu hút du
khách khắp thế giới.
Vị trí của Bulgaria ở giao lộ quan trọng của hai châu lục khiến đây là
nơi tranh giành quyền lực trong nhiều thế kỷ. Là một vương quốc độc lập trong
nhiều thế kỷ, Bulgaria đã là một cường quốc lớn trong thời gian dài thời Trung cổ.
Bulgaria là một nước có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời tại châu
Âu. Đế quốc Bulgaria thứ nhất hùng mạnh đã từng mở rộng lãnh thổ ra khắp
vùng Balkan và có những ảnh hưởng văn hóa của họ ra khắp các cộng đồng người
Slav tại khu vực này. Vài thế kỉ sau đó, với sự sụp đổ của Đế quốc Bulgaria thứ hai, đất
nước này bị Đế quốc Ottoman đô hộ trong gần 5 thế kỉ sau đó. Năm 1878,
Bulgaria trở thành một nước quân chủ lập hiến tự trị nằm trong Đế quốc Ottoman.
Sau Thế chiến thứ hai (1939-1945), một chính phủ được Liên Xô ủng hộ đã được lập ở Bulgaria. Bulgaria đã
thực hiện chương trình công nghiệp hóa trong thời kỳ những người
cộng sản cầm quyền. Chính quyền Bulgaria đã cải cách dân chủ năm 1989.
Năm 1990, Bulgaria đã tổ chức tổng tuyển cử nhiều đảng phái và đã đổi tên
từ Cộng hòa Nhân dân Bulgaria thành Cộng hòa Bulgaria.
Tiến
trình chuyển đổi dân chủ và thể chế kinh tế của Bulgaria không dễ dàng do việc
mất thị trường truyền thống Liên Xô. Điều này dẫn tới tình trạng đình đốn kinh
tế, lạm phát và thất nghiệp gia tăng. Nhiều người Bulgaria đã rời bỏ đất nước.
cải cách vẫn tiếp tục và năm 2000, Bulgaria đã bắt đầu đàm phán xin
gia nhập EU.
Nước này là thành viên của NATO từ năm 2004 và thành viên Liên minh Châu Âu từ năm 2007. Dân số Bulgaria là 7,7 triệu người
với thủ đô là Sofia
Địa lý
Về
địa lý và khí hậu, Bulgaria có đặc biệt đáng chú ý ở sự đa dạng với các phong
cảnh từ các đỉnh núi tuyết phủ tại Alpine ở Rila, Pirin và dãy núi Balkan cho tới bờ Biển Đen ôn hoà và nắng ấm; từ
kiểu đặc thù lục
địa Đồng bằng
Danub (Moesia cổ) ở phía bắc tới khí hậu ảnh hưởng
Địa Trung Hải tại các thung
lũng thuộc Macedonia và tại các vùng đất thấp phía cực nam Thrace.
Bulgaria
có khí hậu ôn
hoà, với mùa đông lạnh và mùa hè nóng. Hiệu ứng ngăn chặn của dãy núi Balkan có một số ảnh hưởng trên khí hậu ở khắp
nước: bắc Bulgaria có nhiệt độ thấp hơn và có lượng mưa cao hơn các vùng đất
thấp phía nam.
Bulgaria
gồm các phần của các vùng từng được biết tới ở thời cổ
đại là Moesia, Thrace, và Macedonia. Vùng núi non
phía tây nam đất nước có hai dãy núi thuộc Alpine — Rila và Pirin — và ở xa hơn về
phía đông là Núi
Rhodope thấp hơn nhưng dày
đặc hơn. Rặng Rila có những đỉnh cao nhất trên Bán đảo
Balkan, Musala, ở độ cao 2925m;
dãy dài của dãy núi Balkan chạy hướng đông tây qua trung tâm đất nước,
phía bắc của Thung lũng Hoa
hồng nổi tiếng. Vùng đồi và
đồng bằng nằm ở phía đông nam, dọc theo bờ Biển
Đen, và dọc theo con sông chính của Bulgaria, sông Danube, ở phía bắc. Strandzha là núi cao nhất ở phía đông nam. Vùng đông
bắc Dobrudzha ít có đồi núi. Bán đảo Balkan có tên từ dãy núi Balkan hay Stara
planina chạy qua trung
tâm Bulgaria và mở rộng tới vùng phía đông Serbia.
Bulgaria
có trữ lượng quặng mangan lớn ở phía đông bắc và uranium ở phía tây nam, cũng như một trữ
lượng lớn than và các loại quặng đồng, chì, kẽm và vàng. Các loại quặng khác
có trữ lượng nhỏ hơn gồm sắt, bạc, chromite, nickel, bismuth và các loại khác. Bulgaria có nhiều khoáng
sản phi kim loại như đá
muối, thạch cao, kaolin và marble.
Nước
này có mạng lưới sông dày đặc với khoảng 540 con sông, đa số chúng -ngoại trừ
con sông Danube nổi tiếng— ngắn và có mực nước thấp.[2] Đa số các con sông chảy qua các vùng núi
non. Con sông lớn nhất nằm hoàn toàn bên trong lãnh thổ Bulgaria, sông Iskar, có chiều dài
368 km. Các con sông lớn khác gồm sông Struma vàsông
Maritsa ở phía nam.
Các
dãy núi Rila và Pirin có khoảng 260 hồ
băng; nước này cũng có nhiều hồ nằm trên bò Biển Đen và hơn
2.200 hồ
đập. Có nhiều suối nước khoáng, chủ yếu nằm ở phía tây nam và trung
tâm đất nước dọc theo các đứt gãy giữa các dãy núi.
Lượng
mưa ở Bulgaria trong khoảng
630mm mỗi năm. Tại các vùng đất thấp lượng mưa trong khoảng từ 500mm và 800mm,
và tại các vùng núi trong khoảng từ 1000mm và 1400mm mỗi năm. Các vùng khô hơn
gồm Dobrudja và dải bờ biển phía bắc, trong khi các vùng
cao hơn thuộc Rila, Pirin, Núi
Rhodope, Stara
Planina, NúiOsogovska và Vitosha có lượng mưa trung bình lớn hơn.
- .
Cộng hoà Nhân dân Bulgaria
Mặt trận Tổ quốc, một liên minh chính trị do những người Cộng sản chiếm
đa số, lên nắm chính quyền năm 1944 và Đảng Cộng sản tăng số thành viên từ
15.000 lên 250.000 người trong sáu tháng sau đó.
Họ thiết lập quyền thống trị với cuộc cách mạng ngày 9 tháng 9 năm đó. Tuy nhiên, Bulgaria mãi tới năm 1946 mới trở thành một nhà nước cộng hoà nhân dân. Nước này rơi vào vùng ảnh
hưởng của Liên xô, cùng với Georgi
Dimitrov (Thủ tướng từ năm 1946 tới năm
1949) là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất của Bulgaria. Nước này
thành lập nền kinh tế kế hoạch kiểu Liên xô, dù một số chính sách theo
hướng thị trường đã xuất hiện ở dạng thực nghiệm[38] dưới thời Todor Zhivkov (Thư ký thứ nhất, 1954 tới năm 1989). Tới
giữa những năm 1950 tiêu chuẩn sống tăng lên đáng kể, và vào năm
1957 các nông trang viên tập thể lần được hưởng hệ thống hưu bổng và an sinh xã
hội nông nghiệp đầu tiên của Đông Âu.[39] Todor Zhivkov là người nắm quyền thực tế ở nước này từ năm
1956 tới năm 1989, vì thế trở thành một trong những lãnh đạo cầm quyền lâu nhất
ở Khối Đông Âu. Zhivkov biến Bulgaria trở thành một trong những đồng minh đáng
tin cậy nhất của Liên xô, và gia tăng tầm quan trọng của nó trong Comecon. Con gái ông Lyudmila Zhivkova trở thành nhân vật rất bật trong nước khi
khuyến khích di sản, văn hoá và nghệ thuật quốc gia trên bình diện quốc tế.[40] Mặt khác, một chiến dịch đồng hoá bắt buộc
hồi cuối những năm 1980 với sắc tộc Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến khoảng 300.000 người Thổ Bulgaria di cư tới Thổ Nhĩ Kỳ.[41][42]
Nước
Cộng hoà Nhân dân chấm dứt tồn tại năm 1989 như nhiều chế độ Cộng sản khác tại Đông Âu, cũng như chính Liên
bang Xô viết, bắt đầu sụp đổ. Phe đối lập buộc Zhivkov và cánh tay phải của
ông Milko Balev rời bỏ quyền lực ngày 10 tháng 11 năm
1989.
Cộng hoà Bulgaria
Tháng 2 năm 1990 Đảng Cộng sản tự nguyện dừng độc quyền quyền lực, và vào
tháng 6 năm 1990 cuộc bầu cử tự do diễn ra, với chiến thắng thuộc phái ôn hoà
của Đảng Cộng sản (đã đổi tên thành Đảng Xã hội Bulgaria — BSP). Tháng 7
năm 1991, nước này thông qua một hiến
pháp mới quy định về một Tổng thống khá
ít quyền lực và một Thủ tướng có trách nhiệm về lập pháp. Thập niên 1990 là giai
đoạn nước này có tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát cao và không ổn định cũng như
sự bất bình của dân chúng.
Từ
năm 1989, Bulgaria đã tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng và tư nhân hoá nền kinh tế của mình, nhưng
những khó khăn kinh tế và một làn sóng tham nhũng khiến hơn 800.000 người
Bulgaria, hầu hết là các nhà chuyên
môn có trình độ, di cư trong
một cuộc "chảy máu chất
xám". Gói cải cách được đưa ra năm 1997 đã khôi phục sự tăng trưởng
kinh tế, nhưng dẫn tới sự gia tăng bất bình đẳng xã hội. Bulgaria trở thành một
thành viên của NATO năm 2004 và của Liên minh châu
Âu năm 2007, và US Library
of Congress Federal Research Division đã thông báo trong năm 2006 rằng nước này
nói chung có các thành tích tự do ngôn
luận và nhân quyền tốt.[43] Năm 2007 the A.T. Kearney/Foreign Policy
Magazine Chỉ số Toàn cầu hoáxếp
Bulgaria đứng hàng 36 (giữa Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa và Iceland) trong số 122 quốc
gia.[44]
Chính trị
Từ
năm 1991 Bulgaria đã là một quốc gia dân chủ, đơn nhất cộng hoà nghị viện hiến pháp.
Nước
này đã trở thành một thành viên của Liên hiệp
quốc năm 1955, và là một thành viên
sáng lập của OSCE năm 1995. Với tư cách một Đối tác Tham vấn
của Hiệp ước Bắc
Cực, Bulgaria đã tham gia vào ban quản lý các lãnh thổ nằm ở phía nam
vĩ độ 60° nam.[45][46] Quốc hội hay Narodno
Sabranie (Народно
събрание) gồm 240 đại biểu, với nhiệm kỳ 4 năm và được bầu lên bởi nhân dân. Một
đảng hayliên
minh phải giành tối thiểu 4%
phiếu bầu để có đại diện trong nghị viện. Quốc hội có quyền ban hành pháp luật,
thông qua ngân sách, lập kế hoạch bầu cử tổng thống, lựa chọn và bãi chức Thủ
tướng và các bộ trưởng khác,
tuyên chiến, triển khai quân đội ở nước ngoài và thông qua các hiệp ước và thoả
thuận quốc tế. Một chính phủ thiểu
số do đảng Các công dân vì
sự phát triển châu Âu của Bulgariacầm quyền từ sau cuộc bầu cử tháng 7
năm 2009.
Hệ
thống tư pháp gồm các toà án vùng, quận và phúc thẩm, cũng như một Toà Phá án
Tối cao. Ngoài ra, Bulgaria có một Toà án Hành chính Tối cao và một hệ thống toà
án quân sự.
Tổng thống
Bulgaria là nguyên thủ quốc
gia và tổng tư lệnh các lực
lượng quân đội . Ông cũng là chủ tịch Hội đồng Tư vấn An ninh Quốc gia. Tuy
không thể đưa ra bất kỳ điều luật nào ngoài việc đề xuất sửa đổi Hiến pháp, Tổng
thống có thể từ chối một điều luật buộc nó phải quay lại trải qua quá trình tiếp
tục tranh luận, dù nghị viện có thể bác bỏ sự phủ quyết của tổng thống bằng một
đa số đại biểu.
Nước
này gia nhập NATO ngày 29 tháng 3 năm 2004 và đã ký kết Hiệ ước gia nhập Liên minh châu
Âu ngày 25 tháng 4 năm
2005.[47][48] Nước này trở thành một thành viên đầy đủ của
Liên minh châu Âu ngày 1 tháng 1 năm 2007,[49] và được bầu 17 thành
viên vào trong Nghị viện châu
Âu.[50]
Quân đội
Sau
một loạt các cuộc cắt giảm năm 1989, quân đội thường trực nước này
chưa tới 45.000 người (hiện tại), giảm từ gần 200.000 năm 1988. Các lực
lượng dự trữ gồm 303.000 binh lính và sĩ quan. Một số nhánh bán quân
sự, như biên phòng và quân đội xây dựng đường sắt có tồn tại và có
khoảng 34.000 người. Các lực lượng vũ trang có các thiết bị khá hiện đại của
Liên xô, như máy bay chiến đấu MiG-29, hỏa tiển đất đối không SA-6 Gainful và SA-10 Grumble và hỏa tiển đạn đạo tầm ngắn SS-21 Scarab.
Quân
đội Bulgaria đã tham gia vào nhiều nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia, Bosna và
Herzegovina, Kosovo, Afghanistan và Iraq. Bulgaria có hơn 700 nhân viên quân sự ở nước
ngoài, chủ yếu tại Afghanistan (610 người), tại Bosna và Herzegovina (khoảng 100
người) và tại Kosovo (khoảng 50 người).
Năm
2008 Bulgaria đã bãi bỏ quân dịch với các công dân của họ. Hải quân và không
quân Bulgaria đã hoàn toàn chuyên
nghiệp hoá năm 2006, và các lực lượng
lục quân tiếp nối vào cuối năm 2008. Các lực lượng đặc biệt đã phối hợp với
SAS, Delta
Force, KSK,
và Spetsnaz của Nga.
Tháng
4 năm 2006 Bulgaria và Hoa Kỳ đã ký một thoả thuận hợp tác quốc phong theo
đó đưa các căn cứ không quân tại Bezmer (gần Yambol) và Graf
Ignatievo (gần Plovdiv), trại huấn
luyện Novo
Selo (gần Sliven), và một trung
tâm tiếp lieu tại Aytos trở thành cơ sở quân sự
chung. Tạp chí Foreign
Policymagazine coi Căn cứ Không quân Bezmer là một trong sáu địa
điểm hải ngoại quan trọng nhất do USAF sử dụng.[51]
|
- BKTT
__._,_.___
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen