Lệnh Đảng hay lòng Dân?
Quốc hội
Việt Nam sắp bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp 2013.
Cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lẫn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đều quảng cáo cho văn kiện này. Tại Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) Ông Trọng tuyên bố rằng bản Dự thảo Hiến pháp mới đã được Trung ương xem xét kỹ và hoàn thiện để đưa ra Quốc hội thông qua, sau khi công dân toàn quốc đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị. Ngày 21/10, khi tuyên bố khai mạc kỳ họp Quốc hội, Ông Nguyễn Sinh Hùng cũng tỏ ý tin tưởng rằng bản Dự thảo Hiến pháp cũng như Luật đất đai (sửa đổi) sẽ được thông qua thuận lợi, «đánh dấu một bước hoàn thiện quan trọng của thể chế chính trị của Nhà nước ta».
Ban biên tập bản Dự thảo Hiến pháp cũng đã thảo ra bản
giải trình dày 150 trang quảng cáo cho công trình của mình, nêu rõ một số vấn đề
được trao đổi, tranh luận, như về danh xưng của
nước Việt Nam (vẫn giữ danh hiện nay), Điều 4 vẫn được giữ với cách thể hiện khác trước ra sao, kinh tế vẫn theo định hưóng xã hội chủ nghĩa với sở hữu nhà nước là chủ đạo, tài nguyên quốc gia trong đó có ruộng đất vẫn đều thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý…Bản giải trình huênh hoang rằng đã tiếp nhận được 26.090.828 ý kiến của cử tri, đã cân nhắc lựa chọn đưa vào dự thảo những ý kiến có giá trị nhất. Vẫn là kiểu quảng cáo kiểu đại ngôn!
nước Việt Nam (vẫn giữ danh hiện nay), Điều 4 vẫn được giữ với cách thể hiện khác trước ra sao, kinh tế vẫn theo định hưóng xã hội chủ nghĩa với sở hữu nhà nước là chủ đạo, tài nguyên quốc gia trong đó có ruộng đất vẫn đều thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý…Bản giải trình huênh hoang rằng đã tiếp nhận được 26.090.828 ý kiến của cử tri, đã cân nhắc lựa chọn đưa vào dự thảo những ý kiến có giá trị nhất. Vẫn là kiểu quảng cáo kiểu đại ngôn!
Để làm yên lòng các ông bà nghị còn phân vân, theo báo
Tuổi Trẻ ngày 24/10,trong cuộc gặp cử tri thủ đô, rồi sau đó trong cuộc họp ở tổ
đại biểu Quốc hội sáng 23/10, ông Nguyễn Phú Trọng còn lên giọng quảng cáo rằng
«Bản dự thảo đã tiếp cận đến chân lý, đã thể hiện khát vọng, hào khí của nhân
dân».
Thế nhưng 14.785 công dân, phần đông là trí thức, sinh
viên, đã ký kiến nghị không những bác bỏ dứt khoát những nội dung chủ yếu của
bản dự thảo mà còn đưa ra một bản dự thảo khác để so sánh và đối chiếu, nhưng
lãnh đạo đã cố tình làm ngơ, không mảy may đếm xỉa đến, cao ngạo phủ định toàn
bộ, còn coi là tài liệu phản động, không được phổ biến công khai, chính
thức.
Ngay trong ban biên tập bản dự thảo cũng có những tiếng
nói không đồng tình với bản dự thảo. Theo Tuổi Trẻ số ra ngày 24/10/2013, Đại
biểu Trần Du Lịch nói rõ với phóng viên báo này rằng «quả thật dự thảo đã thay
đổi đến 140 điều trong Hiến pháp 1992, chỉ giữ nguyên có 7 điều, nhưng đó chỉ là
hình thức, vì một số vấn đề quan trọng nhất cần thay đổi lại bị gác lại». Ông
Lịch tỏ ra nghi ngờ con số hơn 20 triệu ý kiến của cử tri, cho đó là con số bịa
đặt vụng về. Theo đài phát thanh Hà Nội ngày 25/10, Đại biểu Dương Trung Quốc tỏ
ý còn bức xúc hơn, cho rằng: «Thay Hiến pháp là việc hệ trọng, vài chục năm mới
có một lần, cần làm thật chu đáo, cứ nên lấy thêm ý kiến toàn dân đến cuối năm
nay, không nên vội vã, nhiều vấn đề chính trị-kinh tế-ngoại giao cần trao đổi
sâu sắc thêm. Lại một cơ hội hiếm có bị bỏ qua».
Vậy xin được hỏi các vị lãnh đạo đảng và nhà nước, bản
Dự thảo Hiến pháp lần này «đã tiếp cận đến chân lý» ở chỗ nào?. Phải chăng là ở
chỗ vẫn khẳng định học thuyết Mác-Lênin là cơ sở lý luận của nhân dân ta, cả khi
toàn thế giới đã lên án, vứt bỏ nó, lại được ghi ở ngay nhưng dòng mở đầu của
Hiến pháp mới. Phải chăng nó đã tiếp cận đến chân lý khi vẫn khẳng định con
đường quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong khi cái chủ nghĩa bí hiểm ấy đến
cuối thế kỷ này vẫn chưa thể thành hiện thực, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã nhận định.
«Bản dự thảo thể hiện khát vọng và hào khí của nhân
dân» ở những chỗ nào? Phải chăng ở chỗ vẫn không cho nhân dân quyền phúc quyết
Hiến pháp, vì bản dự thảo ghi rõ «trưng cầu dân ý phải do Quốc hội quyết định»,
nghĩa là ban phát, theo đúng hướng suy nghĩ Hiến pháp là văn kiện quan trọng
đứng sau cương lĩnh của đảng CS? Cho đến nay đảng CS vẫn khinh miệt nhân dân,
cho rằng nhân dân không đủ trình độ để có quyền phúc quyết. Như vậy là thể hiện
hào khí của nhân dân ư?
Đối với nông dân chiếm gần 70% số dân ta, đảng CS vẫn
khẳng định ruộng đồng đất đai là thuộc quyền sở hữu của toàn dân do nhà nước
thống nhất quản lý và có quyền thu hồi, điều này chỉ khơi dậy thêm khát vọng và
hào khí của nông dân đang công khai đứng dậy đòi lại quyền sở hữu tư nhân chính
đáng bên cạnh sở hữu công và sở hữu tập thể. Nông dân Hà Đông, Thái Bình, Nghệ
An, Quảng Ngãi, Bình Dương, Cần Thơ, Sóc Trăng… đã tỏ rõ khát vọng và hào khí
ấy, các vị đại biểu của dân có nhìn thấy và nghe rõ hay không?
Thật tội nghiệp cho gần 500 ông, bà nghị đang bị kẹt
cứng giữa kỷ luật nghiêm của đảng và quyền tự do cùng trách nhiệm là đại biểu
của nhân dân, bị xâu xé trong nội tâm bởi cảm giác theo đảng là trái ý nhân dân,
mà theo đúng nguyện vọng của nhân dân thì ắt phải chống đảng, chống lại bản dự
thảo rõ ràng là lạc hậu, là giáo điều, là xa rời thực tế, xa rời chân lý và thời
đại này.
Những ngày tới, trước khi bấm vào máy bỏ phiếu tán
thành hay bác bỏ bản dự thảo đã bị cả một tập thể trí thức có chất lượng cao
nhất bác bỏ với đầy đủ lý lẽ, mổi đại biểu hãy suy tính cho thật kỹ, đứng về
phía những người lãnh đạo đuối lý, nói lấy được, tham quyền tham nhũng quay lưng
lại với dân, hay là chọn con đường của lương tâm và trí tuệ, con đường sáng đẹp
để làm lại từ đầu, bắt tay thảo ra một Hiến pháp thật sự mới, mang bản chất nhân
văn, dân tộc và thời đại.
Đây là một thử thách nghiêm cách trong cuộc đời mỗi con
người. Toàn dân, đông đảo cử tri, đặc biệt là cử tri từng bỏ phiếu bầu cho các
vị, đang chăm chú quan sát từng vị trong cuộc bỏ phiếu này.
Bùi Tín
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen