Vụ tự thiêu thứ 100 của người Tây Tạng kể từ năm 2009
Cảnh sát Nepal canh gác ngõ
vào Boudhanath Stupa, sau khi có vụ tự thiêu ở Kathmandu (REUTERS /Navesh
Chitrakar )
Phát ngôn viên của cảnh sát Nepal cho AFP biết, vào lúc 8h 20
sáng giờ địa phương một người đàn ông khoảng ngoài hai mươi tuổi đã vào trong
nhà vệ sinh tẩm xăng vào quần áo rồi tự châm lửa đốt trong một quán ăn nằm trong
khu vực thủ đô Kathmadu.
Các khách hàng trong quán ăn đã lập tức gọi cảnh sát đến dập lửa và đưa người tự thiêu đi bệnh viện. Hiện người đàn ông này đang trong tình trạng nguy kịch, tòan thân bị phỏng nặng.
Theo con số thống kế của chính phủ Tây Tạng lưu vong tại Dharamsala Ấn Độ, thì đây là vụ toan tính tự thiêu thứ 100 của người Tây Tạng kể từ mùa xuân năm 2009. Trong số này đã có 83 người thiệt mạng.
Từ đầu năm 2009, làn sóng tự thiêu của người Tây Tạng, đa số là các tu sĩ Phật giáo bùng phát trong các vùng tự trị của người Tây Tạng và lan rộng ra nhiều nơi khác để phản đối chính sách của chính quyền Trung Quốc với người Tây Tạng. Ở trong vùng Tây Tạng cũng như các tỉnh phụ cận, người Tây Tạng luôn cảm thấy bị người Hán « đô hộ », bị tước đoạt các quyền tự do tín ngưỡng và bản sắc văn hóa.
Chính quyền Bắc Kinh cho rằng các vụ tự thiêu của người Tây tạng là do các « thế lực thù địch » từ bên ngoài xúi giục, kích động nhằm làm mất ổn định Trung Quốc. Để ngăn chặn làn sóng tự thiêu của người Tây Tạng, chính quyền siết chặt kiểm soát trong các vùng có người Tây Tạng sinh sống. Cuối tháng Giêng, tại tỉnh Tứ Xuyên hai người Tây Tạng đã bị kết án nặng nề vì tội « kích động, xúi giục » người khác tự thiêu.
Các khách hàng trong quán ăn đã lập tức gọi cảnh sát đến dập lửa và đưa người tự thiêu đi bệnh viện. Hiện người đàn ông này đang trong tình trạng nguy kịch, tòan thân bị phỏng nặng.
Theo con số thống kế của chính phủ Tây Tạng lưu vong tại Dharamsala Ấn Độ, thì đây là vụ toan tính tự thiêu thứ 100 của người Tây Tạng kể từ mùa xuân năm 2009. Trong số này đã có 83 người thiệt mạng.
Từ đầu năm 2009, làn sóng tự thiêu của người Tây Tạng, đa số là các tu sĩ Phật giáo bùng phát trong các vùng tự trị của người Tây Tạng và lan rộng ra nhiều nơi khác để phản đối chính sách của chính quyền Trung Quốc với người Tây Tạng. Ở trong vùng Tây Tạng cũng như các tỉnh phụ cận, người Tây Tạng luôn cảm thấy bị người Hán « đô hộ », bị tước đoạt các quyền tự do tín ngưỡng và bản sắc văn hóa.
Chính quyền Bắc Kinh cho rằng các vụ tự thiêu của người Tây tạng là do các « thế lực thù địch » từ bên ngoài xúi giục, kích động nhằm làm mất ổn định Trung Quốc. Để ngăn chặn làn sóng tự thiêu của người Tây Tạng, chính quyền siết chặt kiểm soát trong các vùng có người Tây Tạng sinh sống. Cuối tháng Giêng, tại tỉnh Tứ Xuyên hai người Tây Tạng đã bị kết án nặng nề vì tội « kích động, xúi giục » người khác tự thiêu.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen