VnMedia) - Các tàu chiến Trung Quốc đã chĩa radar tên lửa nhằm
vào các mục tiêu quân sự của Nhật Bản, đẩy hai cường quốc khu vực đến sát bờ vực
của “một tình huống hết sức nguy hiểm”, các quan chức Nhật Bản hôm qua (5/2) cáo
buộc.
Tin tức trên được
đưa ra đã đánh dấu một bước leo thang nguy hiểm trong cuộc đối đầu quân sự và
ngoại giao giữa hai nước Trung Quốc vì tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở
biển Hoa Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản – ông Itsunori
onodera tối qua (5/2) đã nói với các phóng viên rằng, một tàu khu trục đã chĩa
radar kiểm soát tên lửa về phía tàu khu trục Yuudachi của Nhật hôm
30/1.
"Một thứ gì đó giống như hệ thống radar hướng dẫn bắn của tên lửa
đã được chĩa vào phía một con tàu hộ tống của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở biển
Hoa Đông”, Bộ trưởng onodera cho các phóng viên ở thủ đô Tokyo biết.
Ông
onodera cũng nói thêm rằng, tàu Trung Quốc cũng có hành động tương tự với một
chiếc trực thăng được đặt trên tàu chiến của Nhật Bản.
Radar của Trung
Quốc được cho là dùng để thu thập thông tin về vị trí của một tàu hộ tống Nhật
Bản và một chiếc trực thăng. Loại radar được sử dụng có thể được dùng để cung
cấp những dữ liệu cần thiết cho việc hướng dẫn tên lửa bắn vào thiết bị của Nhật
Bản.
"Đó là một hành động cực kỳ bất thường”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật
Bản đã nhận xét như vậy. “Một bước đi sai lầm có thể đẩy mọi thứ vào tình huống
nguy hiểm”, ông onodera cho biết.
Phản ứng trước diễn biến trên, Trung
Quốc tối qua đã lảng tránh những cáo buộc cụ thể của phía Nhật Bản mà tập trung
kêu gọi các bên bình tĩnh. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu
gọi Nhật Bản “ngừng ngay tất cả các hành động khiêu khích”, trong đó có việc đưa
tàu thuyền và máy bay ra quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
"Chúng tôi hy vọng Nhật Bản có những
bước đi thể hiện sự chân thành và sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc qua các cuộc
đàm phán, đối thoại để kiểm soát tình hình hiện nay”, phát ngôn viên Hua
Chunying cho biết.
Các nhà
ngoại giao và quan chức quân sự ở Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc trước đây đều cảnh
báo, chỉ cần một sự việc vô tình cũng có thể đẩy cuộc tranh chấp hiện này thành
một cuộc xung đột quân sự.
Tin tức được Tokyo đưa ra ngày hôm qua cho
thấy, hai cường quốc khu vực đang tiến gần hơn bao giờ hết tới một cuộc đọ súng
mà nhiều người từ lâu đã lo sợ.
Giới quan chức quân sự và ngoại giao
phương Tây tối qua đã tìm cách cập nhật thêm nhiều thông tin để tìm hiểu xem
liệu radar mà Trung Quốc sử dụng hướng về phía tàu chiến Nhật Bản có phải đã
được đặt ở chế độ “dẫn đường”, đồng nghĩa với việc tên lửa đã được hướng về phía
mục tiêu.
"Nếu bạn là thuyền trưởng Nhật Bản, bạn sẽ phải nhanh chóng đưa
ra một quyết định cực kỳ khó khăn. Bạn chỉ có vài giây để quyết định có bắn hay
không”, một nhà ngoại giao phương Tây cho biết.
Nhật lại triệu
tập Đại sứ Trung Quốc
Trong một diễn biến khác, sáng qua, Bộ
Ngoại giao Nhật Bản đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo – ông Cheng Yonghua
đến để bày tỏ sự phản đối đối với một vụ “xâm nhập mới” của tàu thuyền Trung
Quốc vào vùng lãnh hải quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 4/2.
Bắc Kinh
đã không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào về sự lùi bước trong cuộc tranh chấp chủ
quyền ở biển Hoa Đông khi hai tàu tuần tra của nước này tiếp tục “xâm nhập” vào
vùng lãnh hải do Nhật Bản kiểm soát ở quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư gần như cả
buổi chiều hôm thứ Hai (4/2). Hai con tàu này đã phớt lờ những cảnh báo từ phía
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản.
Tàu tuần tra Trung Quốc đã vào vùng
lãnh hải tranh chấp lúc khoảng 9h30 sáng theo giờ địa phương và ở đó trong suốt
14 giờ đồng hồ. Rất may là không xảy ra bất kỳ hành động thù địch nào giữa tàu
thuyền hai nước Trung, Nhật. Vụ việc này diễn ra ngay sau khi tàu cá của Trung
Quốc được phóng thích hôm Chủ nhật (3/2) sau khi bị phía Nhật Bản bắt giữ vì
“đánh bắt cá bất hợp pháp ở vùng lãnh hải ngoài khơi Okinawa”. Vụ việc trên cũng
là mới nhất trong một loạt những vụ tương tự xảy ra hầu như hàng tuần trong suốt
nhiều tháng qua.
Các nhà quan sát tin rằng, việc Trung Quốc liên tục đưa
tàu thuyền vào vùng tranh chấp là một chiến thuật của nước này nhằm “khẳng định
chủ quyền ở đây”. Ý đồ của Trung Quốc là biến những hành động trên thành “bình
thường”, nói cách khác là để tàu của họ hiện diện thường xuyên ở biển Hoa Đông
để chứng minh rằng, Nhật Bản trên thực tế không kiểm soát khu vực tranh
chấp.
Nếu dự đoán trên của các
nhà phân tích là đúng thì đó là một dấu hiệu khác chứng tỏ thái độ hiếu chiến có
chủ ý của Trung Quốc đối với các cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện này giữa nước này
với một loạt nước Đông Nam Á và Nhật Bản ở Biển Đông và biển Hoa Đông hiện nay.
Sự hiếu chiến đã được thể hiện rõ nhất qua một loạt động thái của Trung Quốc gần
đây như đưa ra hộ chiếu mới có hình đường lưỡi bò phi pháp, in bản đồ mới trong
đó bao gồm một loạt vùng lãnh thổ của các nước khác.
Trong khi chính phủ Trung Quốc và
Nhật Bản đưa ra rất nhiều tuyên bố về nỗ lực làm dịu tình hình căng thẳng và cố
gắng giải quyết mối quan hệ giữa họa thì dường như rất ít sự tiến bộ đạt được
trong nỗ lực này. Thay vào đó, ngày càng có thêm nhiều những tuyên bố, phát biểu
và động thái cho thấy, một cuộc xung đột vũ trang giữa hai cường quốc hàng đầu
Châu Á đang đến rất gần.
|
|
|
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen