Freitag, 8. September 2017

Kỷ niệm 150 năm nước Canada Những chặng đường hình thành

Nguyễn Thanh Bạch
Tên " Canada ", bắr nguồn từ ngôn ngữ của bộ lạc Da đỏ Hurons, có chữ " Kanata " , có nghĩa là " làng " hay " xóm ".
Lịch sử Canada bắt đầu từ khi người Da đỏ di cư đến từ hàng ngàn năm trước, trước khi có những đoàn thám hiểm của người Pháp và người Anh đến và, sau đó là những cuộc di dân sang định cư dọc theo duyên hải Đại Tây Dương. Những chuyến thám hiểm của ông Jacques Cartier, người Pháp, vào các năm 1534-1535, đã tìm ra được vùng đất Montréal. Hơn nửa thế kỷ sau, nhờ sự bảo trợ của vua nước Pháp là Henri IV, nhà thám hiểm Samuel de Champlain, thành lập vào năm 1608 thị trấn Québec - viết là Qvebecq hay Kébec, theo ngôn ngữ của bộ lạc Algonquins, có nghĩa là - nơi mà dòng sông thu hẹp lại - , đánh dấu bước khởi đầu cho việc xây dựng lãnh thổ Nouvelle-France của người Pháp.

Tên Nouvelle-France là do vua Henri IV đặt cho vùng đất thuôc đia nầy vào năm 1609, căn cứ vào phúc trình của Samuel de Champlain. Vào năm 1612, nhà thám hiểm được vua nước Pháp phong cho chức vị Thống đốc (lieutenant-gouverneur).

Về phia người Anh, người thám hiểm Canada đầu tiên là ông Giovanni Caboto người xứ Vénitie (tiếng Pháp : Jean Cabot, tiếng Anh : John Cabot ) đã đặt chân lên vùng đất Bonavista (Terre-Neuve ) vào năm 1497, với sự bảo trợ của vua nước Anh là Henri VI I.
Chiến tranh " Bảy Năm " (1756-1763) giữa Anh và Pháp đưa đến sự thất bại của nước Pháp tại Nouvelle-France và việc ký kết Hiệp định Paris (1763). Nguyên do là vì hải quân của nước Anh mạnh trội hơn. Anh quốc đã xâm chiếm vùng Québec vào năm 1759 và vùng Montréal vào năm 1760. Với việc ký kết Hiệp định Paris, Pháp nhượng toàn bộ lãnh thổ của mình tại Bắc Mỹ cho Anh quốc, ngoại trừ quyền đánh cá ngoài khơi Newfoundland và hai đảo nhỏ là Saint-Pierre và Miquelon. Đổi lại, Pháp được nhận thêm thuộc địa sản xuất đường là đảo Guadeloupe, thời đó, được xem như có giá trị hơn vùng đất Canada.
Anh quốc ban bố Bản tuyên ngôn Hoàng gia năm 1763 thiết lập đế quốc Bắc Mỹ mới của nứơc Anh và ổn định những quan hệ giữa chính quyền quân chủ Anh quốc và người dân bản xứ, thông qua các pháp quy về mậu dịch, định cư và mua đất tại Bắc Mỹ.
Năm 1774, Anh quốc ban hành Đạo luật Québec (Acte de Québec) nới rộng quyền cai trị cho người dân gốc Pháp bằng các biện pháp như là : áp dụng bộ Dân luật Pháp (về dân sự); quyền tự do hành đạo tuỳ theo tôn giáo; nâng cao vai trò của người trí thức công giáo; giao quyền thâu thuế (dîme) cho nhà thờ công giáo.
Sau khi nước Anh bị đánh bại trong cuôc chiến tranh giành độc lập của Hoa kỳ, một số người dân gốc Anh trung thành với vua nước Anh chạy về lập nghiệp trên đất Canada, nâng dân số người Anh lên cao.
Từ năm 1791, với Hiến chương 1791, nước Canada thuộc Anh có hai thực thể chính trị : Bas Canada, đa số dân gốc Pháp; và Haut Canada, ở về phía tây sông Outaouais, đa số dân gốc Anh.
Vào các năm 1837, 1838, xảy ra cuộc nội loạn của các nhà " ái quốc " gốc Pháp (rébellin des Patriotes), bị quân đội của Hoàng gia Anh d5p tan.
Đạo luật " Hợp Nhất " (Acte d’ Union) năm 1840 sát nhập hai vùng Bas-Canada và Haut-Canada thành một tỉnh, tỉnh Canada, với nhiều biện pháp nhằm đồng hoá người Canada gốc Pháp.
Sự thành lập nước Canada là một quá trình dẫn đến sự hình thành của một quốc gia tự trị với " Đạo luật Băc Mỹ thuộc Anh " đưọc Nữ hoàng Victoria phê chuẩn vào ngày 29 tháng 3 năm 1867 kèm theo một lời tuyên bố như sau
Chúng tôi phán định, tuyên bố, và hạ lệnh rằng trong và sau ngày đầu tiên của tháng 7 năm 1867, các tỉnh Canada, Nova Scotia và New Brunswick, sẽ tạo thành một quốc gia tự trị dưới tên gọi Canada. Đạo luật nầy thống nhất tỉnh Canada và các thuộc địa New Brunswick và Nova Scotia, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 cùng năm. Đạo luạt nầy thay thế Đạo luật Liên hiệp (1840) trước đó đã thống nhất Thượng Canada và Hạ Canada thành tỉnh Canada Thống nhất. Các tỉnh riêng biệt được tái lập với các tên hiện hành là Ontario và Québec.. Ngày 1 tháng 7 từ nay được kỷ niệm với tên là "  Ngày Canada ". Hình thức chính phủ được chọn là thiết lập một liên bang dưới hình thức vương quốc. Ông John A. MacDonald, vị Thủ tướng đầu tiên của Canada ( 1867-1873, 1878-1891) đã từng nói về sự " thành lập một chế độ quân chủ Anh vĩ đại " và mong muốn quốc gia mới hình thành được gọi là " Vương quốc Canada ". Nhưng Bộ thuộc địa Anh , vì lo ngại sẽ gây sự phản kháng của Hoa kỳ, đã lựa chọn thuật ngữ " quốc gia tự trị " (dominion) để biểu thị tình trạng của nước Canada, là một thực thể tự quản lý của Đế quốc Anh.
Mặc dầu Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh (British North America Act) trao cho Canada thêm quyền tự trị so với trước đó nhưng còn xa Canada mới hoàn toàn độc lập. Sự phòng thủ Bắc Mỹ thuộc Anh trở thành một trách nhiệm của Canada. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại vẫn nằm trong tay người Anh..
Canada lần lần giành thêm quyền tự chủ, và đến năm 1931 thì thu được quyền tự trị đầy đủ trong khối " Thịnh vượng chung " (Commonwealth), theo đạo luật Westminster. Nhưng vì các tỉnh của Canada không thể đồng thuận về một cách thức sửa đổi hiến pháp nên quyền lực nầy vẫn được duy trì trong tay Quốc hội Anh.
Năm 1982, quyền lực về hiến pháp được chuyển giao khi Nữ hoàng Anh ngự chuẫn Đạo luật Canada 1982. Hiến pháp Canada được tạo thành từ một số đạo luật được hệ thống hoá và các truyền thống chưa được hệ thống hoá. Đạo luật Hiến pháp Canada đổi tên Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh 1867 thành Đạo luật Hiến Pháp 1867. Các cuộc bầu cử Quốc gia tự trị được tổ chức vào tháng 8 và tháng 9 nhằm bầu ra quốc hội đầu tiên; và bốn chính phủ cấp tỉnh mới tiến cử 72 cá nhân ( 24 cho mỗi tỉnh Québec và Ontario, 12 cho mỗi tỉnh New Brunswick và Nova Scotia) vào ghế Nghị viện.
Nước Canada trở thành một quốc gia hoàn toàn độc lập, có một chế độ dân chủ nghị viện (démocratie parlementaire) và một chế độ quân chủ lập hiến (monarchie constitutionnelle) với một vị nguyên thủ quốc gia là Nữ hoàng Anh, Elizabeth I I.
Quốc gia Canada là một quốc gia song ngữ chính thức ( tiếng Anh và tiếng Pháp) tại cấp liên bang. Do sự tiếp nhận người nhập cư quy mô lớn từ nhiều quôc gia, Canada là một quốc gia đa dạng sắc tộc và đa văn hoá. Văn hoá Canada cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẻ của nước láng giềng Hoa kỳ.
Hiện Canada gồm có 10 tỉnh và 3 lãnh thổ. Diện tích, lớn thứ 2 trên thế giới : 9.984.670 km2. Vào tháng 7 năm 2014, dân số là 34.834.841 người (theo CIA World Fact Book).
Cơ cấu bộ máy quốc gia được tổ chức theo Hiến pháp năm 1867 và 1982. Chính quyền ở Canada là chính quyền 3 cấp Liên bang, Bang ( tỉnh) và địa phưong. Mỗi cấp đều có hiến pháp hoặc hiến chương riệng trong đó ghi rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền. Thí dụ chính quyền liên bang lo các vấn đề thuộc về đối ngoại và các vấn đề có tính chất liên bang (như quốc phòng, đối ngoại, phát hành tiền, ngân hàng, quy chế quốc tịch, công dân, luật hình sự, bưu chính, vv.... Chính quyền tỉnh bang lo các công việc như quản lý tài nguyên thiên nhiên, chính sách y tế, giáo dục, thực thi pháp luật ở địa phương, quyền sở hữu tài sản và quyền dân sự, quản lý tư pháp, tổ chức các chương trình phúc lợi, vv.... Chính quyền địa phương ( chính quyền cấp thành phố- municipal) lo các công việc thuộc về quy hoạch thành phố, phòng cháy chửa cháy, thư viện, ban hành các quy chế điạ phưong (local-bylaws), thoát nưóc, rác thải, vv...
Hệ thống toà án của Canada gồm có các toà án bang (tỉnh), toà án cấp cao của bang, toà phúc thẩm của bang, và các toà án liên bang ( toà sơ thẩm liên bang, toà phúc thẩm liên bang và, ở đỉnh chóp, là toá án tối cao của Canada ( Supreme Court of Canada).
Canada là một quốc gia phát triển, một trong số các quốc gia giàu có nhất thế giới, thu nhập tính theo đầu người cao thứ 8 toàn cầu, chỉ số phát triển con người cao thứ 9 (1) vào năm 2015.
Canada tham gia nhiều tổ chức quốc tế và liên Chính phủ : G7, G20, Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ, Diễn đàn hôp tác kinh tế Châu Á-Thái bình Dương, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây dương, vv...
Quôc kỳ Canada cũng gọi là Lá phong ( tiếng Anh : Maple leaf) hay Một lá (tiếng Pháp :
l’Unifolié), được thông qua vào năm 1965, gồm một nền đỏ và một ô màu trắng; tại trung tâm của nó, ở giữa ô nầy, có đường nét một lá phong đỏ với 11 đầu nhọn. Quốc kỳ xuất hiện chính thức lần đầu tiên vào ngày 15 tháng 2 năm 1965. Ngày nầy được kỷ niệm thường niên với tên gọi là ngày Quốc kỳ Canada.
Quá trình thống nhất Canada
Sau đây là lịch trình gia nhập Liên bang Canada :
1 – 4 : 1 tháng 7 năm 1867 : Ontario, Québec, Novia Scotia, New Brunswick.
5 – 6 : 15 tháng 7 năm 1870 : Manitoba, Northwest Territories
7 : 20 tháng 7 năm 1871 : Britsh Columbia
8 : 1 tháng & năm 1873 ; Prince Edward Island
9 : 13 tháng 6 năm 1898 : Yukon Territory (đổi thành Yukon vào năm 2003)
10-11 : 1 tháng 9 năm 1905 ; Saskatchewan, Alberta
12 : 31 tháng 3 năm 1949 : Newfoundland (renamed Newfoundland and Labrador in 2001).
13 : 1 tháng 4 năm 1999 : Nunavut
Trong quá trình thống nhất của nước Canada, vấn đề Hiến pháp được đặt ra, nghiêm trọng làvào thời đại của Thủ tướng Pierre Trudeau và liên quan nhiều nhất đến tỉnh Québec.
Năm 1968, đảng Tự do Canada , do ông Pierre Trudeau lãnh đạo thắng cử, trong khi đó xuất hiện đảng Québécois (PQ) là hậu thân của đảng "Ralliement national", được thành lập tại tỉnh Québec để đấu tranh cho sự độc lập của tỉnh Québec. Tổ chức chính trị nầy đã dấy lên Phong trào " Mouvement Souveraineté-Association "(MSA).
Trong các cuộc bầu cử, tỷ lệ số phiếu bỏ cho đảng Québécois tăng dần ( 1970 : 23%, 1973 : 30% ). Năm 1976, đảng Québécois thắng cử, ông René Levesque lên làm Thủ tướng.
Ngày 20 tháng 5 năm 1980, một cuộc trưng cầu dân ý đươc Thủ tướng René Levesque tổ chức nhưng người dân Québec đã bác bỏ đề nghị của đảng Québécois với tỷ lệ bác là 59,6%, so với số phiếu thuận là 44,4%.
Vào năm 1981, Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh trao quyền độc lập cho Canada vẫn chỉ là một đạo luật của Vương quốc Anh. Thủ tướng Trudeau muốn chấm dứt tình trạng nầy, đã đưa đến sự tranh cải và có sư bất đồng ý kiến giữa các tỉnh. Toà Án tối cao Canada phán quyết rằng Chính phủ liên bang Canada có quyền đơn phương hợp pháp hoá Hiến pháp, chỉ cần một số tỉnh " đáng kể " (substantiel) đồng ý. Cuối cùng, các tỉnh đồng ý , trừ tỉnh Québec phản đối. Vào ngày 6 tháng 12 năm 1982, Toà án tối cao Canada bác bỏ sự phủ quyết của tỉnh Québec. Người Québec nói đến " Đêm của những con dao dài " (Nuit des Longs Couteaux) là đêm mà Thủ tướng Canada Trudeau cùng Thủ hiến các tỉnh, trừ Québec, đã ký kết sự thoã hiệp về bản Hiến pháp Canada. Ý nhắc đến một biến cố lịch sử của đảng quốc xã Đức xảy ra trong một đêm vào năm 1934. Trong đêm đó, ông Hitler phát xít độc tài đả loại trừ tất cả những người chống đối ông (gọi là Đêm của những con dao dài).
Với bản Hiến pháp Canada năm 1982, với quan niệm đa văn hoá, dân tộc Québec chỉ còn là một nền văn hoá riêng biệt chứ không là người tạo lập ra nước Canada , không còn quyền phủ quyết.
Nhiều cố gắng thay đổi đã bị thất bại vào thời Thủ tướng Brian Mulroney như Thoả ước Lac Meech, Thoả ước Charlottetown.
Tuy nhiên, việc tỉnh Québec chưa gia nhập vào Hiến pháp Canada không có gây hậu quả gì về phương diện pháp lý.
Trở lại nắm chính quyền vào năm 1994, đảng Québécois tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai vào ngày 30 tháng 10 năm 1995 , nhưng cũng đã thất bại (50,58% chống, 49,42% thuận). Năm 1998, mặc dầu tái thắng cử, đảng Québécois không có tổ chức trưng cầu dân ý nữa.
" Đạo luật Rõ ràng " (Clarity Act) của Chính phủ liên bang Canada đề nghị và Quốc hội thông qua vào năm 2000, đòi hỏi là trưng cầu dân ý, nếu có, cần phải có một câu hỏi " rõ ràng " và một đa số " rõ ràng " mới có thể được công nhận.
Ngày 23 tháng 11 năm 2006, một kiến nghị của Chính phủ Canada được Quốc hội Canada thông qua, công nhận " Dân tộc Québécois " (Nation Québécoise) trong một nước Canada hợp nhất (au sein d’un Canada uni).
Nguyễn Thanh Bạch
(1) Chỉ số phát triển (HDI = Human Development Index) là chỉ số so sánh về mức lợi tức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới.
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen