Hình ảnh các em học sinh tiểu học phải ngồi sân đất khai giảng, còn
các thầy cô lại ngồi trên mái hiên đã gây "bão mạng" những ngày
qua.
Năm học mới 2017 - 2018 đã chính thức bắt đầu, hơn 20 triệu học
sinh, sinh viên trên cả nước đã dự lễ khai giảng với nhiều cung bậc
cảm xúc khác nhau. Tuy nhiên, đối với những em học sinh khu vực
vùng núi, biên giới hải đảo do điều kiện hoàn cảnh còn khó khăn nên
việc dự lễ khai giảng cũng chưa được đủ đầy như học sinh các thành
phố lớn.
Lễ khai giảng đơn sơ của thầy và trò Trường Tiểu học Thái Sơn (Bảo Lâm, Cao Bằng). Ảnh: Internet. |
Trong những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện và lan truyền một
bức ảnh ghi lại cảnh các em học sinh tiểu học phải ngồi dưới sân
đất khai giảng, còn các thầy cô lại ngồi trên mái hiên đã gây "bão
mạng". Bức ảnh này ghi lại cảnh khai giảng năm học mới 2017 - 2018
của các em học sinh Trường Tiểu học xã Thái Sơn (huyện Bảo Lâm,
tỉnh Cao Bằng).
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Quảng - Hiệu trưởng nhà
trường xác nhận, hình ảnh được chụp tại điểm trường Bản Là thuộc
Trường Tiểu học Thái Sơn trong dịp lễ khai giảng ngày 5/9 vừa qua.
Vị Hiệu trưởng thông tin: "Trường chúng tôi có tổng số 205 học sinh
và được phân chia ở 4 điểm trường gồm Bản Là, Khau Dề, Bản Lìn,
Sáng Xoáy. Điểm trường chính là ở Bản Là đã tổ chức khai giảng cho
các em đúng vào sáng 5/9, các điểm trường còn lại đã tổ chức trước
đó một ngày. Riêng điểm trường Bản Là có 64 em học sinh ở cả 5 khối
từ lớp 1 - lớp 5".
Cũng theo ông Quảng, sáng 5/9 tại đây có xuất hiện mưa nhỏ nhưng
đến giờ khai giảng thì trời lại hửng nắng. Một số em học sinh có
mang theo ô để che và những em khác thì không mang gì. Trong hình
ảnh cũng xuất hiện khoảng 40 em học sinh ngồi dưới nền sân đất
loang nổ những vũng nước mưa. Trên mái hiên là đại diện một số ban
ngành địa phương và thầy cô giáo dự khai giảng.
Giải thích về việc để các em học sinh ngồi khai giảng dưới nền đất
ẩm ướt như vậy, ông Hoàng Văn Quảng cho biết: "Hồi tháng 7 vừa qua
nhà trường có đón một đoàn thiện nguyện ở dưới xuôi lên để đặt vấn
đề làm sân trường và làm 3 lớp học mới cho các cháu bớt khó khăn,
tránh bị trơn trượt lầy lội. Tuy nhiên, khi khởi công móng xong,
theo yêu cầu của đoàn thiện nguyện, nhà trường huy động bà con nhân
dân tiến hành cuốc mặt sân xuống từ 10 - 15 cm để tới đây sẽ láng
sân.
Do thời tiết mưa nhiều, đường đi vào bản bị sạt lở nghiêm trọng
khiến cho quá trình chở vật liệu vào để xây cũng bị ngưng trệ và
không kịp láng sân và làm lớp học mới kịp trước ngày khai giảng cho
các em. Bà con đã cố gắng chở cát sỏi vào tập hợp tại đây rồi nhưng
đường xấu nên chưa thể chở xi măng vào đây được.
Buổi khai giảng các em học sinh và phụ huynh cũng đến dự khá đông
đủ, nhưng do điều kiện sân bãi chật hẹp không ngồi được hết, chúng
tôi đã cho một số em ngồi ở trên hiên lớp học và bàn ghế phía sau.
Thưc tế cho thấy phía sau người chụp còn một đống đá đã được tập
hợp sẵn ở đó để chuẩn bị kè kiên cố ta luy lên. Vì thời tiết xấu
nên chưa thể tiến hành làm được".
Cũng theo ông Quảng, việc để cho các em học sinh ngồi phía dưới nền
sân ẩm ướt còn thầy cô ngồi trên hiên tránh nắng mưa là do sân chật
chứ không phải thầy cô bỏ mặc các em như trên mạng đăng tải. Người
chụp bức ảnh có thể là một người dân chứ không phải là giáo viên
của trường.
Các em học sinh tại điểm trường Khau Dề phải học trong lớp bằng vách tre nứa phía sau. Ảnh: CTV. |
Trường Tiểu học Thái Sơn có 16 lớp, trong đó có 1 lớp ghép. Tổng số
giáo viên đứng lớp là 18, trong đó có 1 giáo viên âm nhạc và 1 giáo
viên dạy thể dục. Ở điểm trường chính, các em học sinh đều là con
em đồng bào dân tộc H'Mông, Dao. Còn điểm trường Khau Dề và Sáng
Xoáy 100% là đồng bào H'Mông. Ở điểm trường Bản Lìn thì đa dạng hơn
vì có cả học sinh là người Tày, Nùng.
"Một trong số các khó khăn lớn nhất của thầy trò chúng tôi trên này
là đường đi vào các điểm trường. Đường hay bị sạt lở, khi đi qua
suối gặp lũ quét khi mưa lớn kéo dài thì đi rất nguy hiểm chứ không
có đường đi riêng. Chỉ có một số ít em học sinh phải đi qua suối,
chủ yếu các em phải đi qua đèo núi cao, có em phải đi xa tới hàng
chục km mới tới trường.
Năm học này, nhà trường có 20 học sinh vào lớp 1. Nhiều phụ huynh
bảo đóng cho các em cái ghế để ngồi nhưng do điều kiện mà vẫn chưa
đóng kịp để các em ngồi trong lễ chào cờ hay khai giảng năm học
mới. Điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, lớp học vẫn
bằng vách tranh tre và ván gỗ đóg vào để ngăn lớp", Hiệu trưởng nhà
trường chia sẻ thêm.
Sau đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi nhận được:
Con đường vào trường bị sạt lở đất do mưa lớn nghiêm trọng. |
Nếu đi buổi tối chắc chắn sẽ rất nguy hiểm vì đường sạt lở kiểu "hàm ếch" như thế này. |
Gian nan con đường đến trường của thầy cô giáo vùng cao. |
Con đường độc đạo bị sạt lở đất đá, cây rừng cũng không làm sờn lòng các thầy cô với quyết tâm gieo chữ cho học sinh vùng cao. |
Phòng học của các em vẫn là nền đất và vách gỗ ngăn gió lùa mùa đông và tránh nắng mùa hè. |
Vách ngăn bằng tre nứa để ngăn các phòng học với nhau. |
Vượt lên khó khăn, cả thầy và trò nơi đây đều quyết tâm bám bản chứ không để cho các cháu không được đi học chữ. |
__._,_.___
Posted by: Hoangyen Nguyen <hoangyenfrance@hotmail.com>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen