25-1-2017
(Bản tiếng Việt © Nguyễn Quốc Khải)
Tổ chức Ký Giả Không Biên Giới (Reporters Sans Frontieres - RSF) lên án những cuộc bắt giữ “phòng ngừa” ba bloggers và nhà báo công dân trong những ngày vừa qua trong dịp gần đến năm mới Việt Nam, còn gọi là Tết, đòi trả tự do cho những người này và hủy bỏ những lời buộc tội chống lại họ.
Nạn nhân cuối cùng là Trần Thị Nga, một blogger còn gọi là Thúy Nga, đã bị bắt tại nhà ở Hà Nam một tỉnh ở miền Băc vào ngày 21-1-2017. Bà Nga có hai người con, dùng blog của bà để bênh vực những công nhân di trú và những người bị chính quyền tịch thu đất.
Bị tố cáo là phổ biến trực tuyến tài liệu chống phá nhà nước, bà bị kết tội theo Điều 88 của luật hình sự, và có thể bị án tù giam từ ba cho đến 20 năm vì “tuyên truyền chống đối nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
Nguyễn Văn Oai, một nhà báo công dân đã từng bị tù trong quá khứ, bị bắt giam vào ngày 19-1-2017 tại Nghệ An, một tỉnh ở miền Trung, vì bị cho là chống lại công an và dời khỏi nhà trong khi còn trong giai đoạn tạm tha.
Bị bắt vào năm 2011 và bị kết án bốn năm tù và ba năm quản chế tại nhà theo Điều 79 của luật hình sự (trừng trị “những hành động nhắm lật đổ chánh quyền nhân dân”), Ô. Oai được trả tự do vào tháng 8, 2015 sau khi mãn hạn tù. Những Điều 79 và 88 là hai điều thường được sử dụng nhiều nhất để bịt miệng những bloggers và những nhà đấu tranh trực tuyến.
Nhà Báo công dân Nguyễn Văn Hóa bị giam cách biệt hơn một tuần sau khi bị bắt vào ngày 11-1-2017. Cách đây hai ngày gia đình của ông mới biết ông bị chế độ giam cầm và bị kết tội theo Điều 258 trừng trị những người bị cho là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”.
Ô. Hòa gần đây tường thuật những cuộc biểu tình chống lại Thép Formosa Hà Tĩnh, một công ty của Đài Loan chịu trách nhiệm về chất độc thải ra biển làm chết hàng ngàn tấn cá vào tháng 4-2016.
Ô. Benjamin Ismail, trưởng phòng Á Châu – Thái Bình Dương của RSF nói rằng “đợt bắt bớ trong lúc chuẩn bị ăn mừng Năm Mới Việt Nam để lộ ra tình trạng căng thẳng trong nội bộ của chế độ mỗi khi xã hội dân sự có cơ hội bầy tỏ một cách tự do về những vi phạm quyền của xã hội dân sự và quyền con người một cách tổng quát.”
“Những bloggers và những nhà báo công dân này đã không làm gì hơn là tường thuật lại những cuộc chống đối và trình bầy những quan điểm về những vi phạm quyền lợi của đồng bào. Nói một cách khác, họ bảo vệ lợi ích chung. Tuy nhiên, thật là khủng khiếp để thấy rằng sự bảo vệ lợi ích chung lại bị gán vào tội tuyên truyền chống phá nhà nước. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế đòi hỏi trả tự do lập tức cho những người này”.
Đảng CSVN đã nhờ vả vào phương kế bắt giam phòng ngừa - hậu quả thường là nạn nhân buộc phải biến mất - cũng như sách nhiễu, hăm dọa và tấn công gây thương tích thân thể cho những bloggers nói thẳng và những người thân, để bịt miệng những người phê bình trước khi có những sự việc quốc gia.
Vào tháng 10 vừa qua, RSF đã lên án chính sách của nhà nước nhằm cô lập những nhà báo và bloggers và trả thù những người giám liên lạc với thế giới bên ngoài.
Việt Nam bị xếp vào hạng thứ 175 trong 180 quốc gia theo chỉ số tự do báo chí thế giới của RSF.
oo0oo
RSF decries arrests of three activist bloggers in Vietnam
January 25, 2017
Reporters Without Borders condemns the “preventive” arrests of three bloggers and citizen journalists in the past few days in the run-up to the Vietnamese New Year, known as the Tet, and calls for their immediate release and the withdrawal of all charges against them.
The latest victim is Tran Thi Nga, a blogger also known as Thuy Nga, who was arrested at her home in the northern province of Ha Nam on 21 January. The mother of two children, Nga uses her blog to defend migrant workers and those whose land has been seized by the authorities.
Accused of posting “anti-state” content online, she has been charged under article 88 of the penal code, which provides for sentences of three to 20 years in prison for “propaganda against the Socialist Republic of Vietnam.”
Nguyen Van Oai, a citizen journalist who has been jailed in the past, was arrested on 19 January in the central province of Nghe An for allegedly resisting police officers and for leaving his home while on probation.
Arrested in 2011 and sentenced to four years in prison plus three years of home surveillance under penal code article 79 (penalizing “activities aimed at overthrowing the people’s administration”), Oai was released in August 2015 on completing the jail term. Articles 79 and 88 are the two that are most often used to gag bloggers and online activists.
Citizen journalist Nguyen Van Hoa was held incommunicado for more than a week after his arrest on 11 January, with the result that his family learned only two days ago that he is in the regime’s custody and has been charged under article 258, which punishes “abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the state.”
Hoa recently covered protests against Formosa Ha Tinh Steel, a Taiwanese-owned steel plant responsible for a toxic spill that caused the deaths of thousands of tons of fish in April 2016.
“This wave of arrests ahead of the Vietnamese New Year celebrations betrays the state of tension within the regime whenever civil society has an opportunity to express itself freely about violations of its rights and human rights in general,” said Benjamin Ismaïl, the head of RSF’s Asia-Pacific desk.
These bloggers and citizen journalists did nothing more than cover protests and express views about violations of the rights of their fellow citizens. In other words, they defended the general interest. However, it is terrible to see that defence of the general interest and human rights is branded as anti-state propaganda in Vietnam. We ask the international community to press for their immediate release.”
As well as harassing, threatening and physically attacking outspoken bloggers and their loved-ones, the Vietnamese Communist Party also readily resorts to preventive arrests - arrests often amounting to enforced disappearances – in order to silence its critics in the run-up to national events.
Last October, RSF condemned the Vietnamese government’s policy of isolating journalists and bloggers and its systematic reprisals against those who dare to get in touch with the outside world.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen