Trần Khải
Tổng Thống Rodrigo Duterte của Philippines đang chuẩn bị trở cờ lần nữa... theo phân tích của Panos Mourdoukoutas trên tạp chí Forbes.
Cú trở cờ lần này, có lẽ cũng vì muốn bảo vệ Biển Đông cho Philippines... lần này là sẽ kết thân với Mỹ, một lập trường trái nghịch với hồi 2 tháng trước, vào lúc Duterte nói rằng Manila không muốn kết thân với Hoa Kỳ nữa, và nói rằng Philippines không cần tiền việnt rợ của Mỹ.
Mới mấy tuần trước, Manila nộp kháng thư khi Hải quân Trung Quốc tăng cường quân sự, vũ trang trên các đaỏ nhân tạo ở Trường Sa.
Tình hình xảy ra sau khi TT Duterte cam kết giữ gìn các hiệp ước quân sự với Hoa Kỳ.
Các chuyên gia thị trường chứng khoán trước giờ không ưa trở cờ ở cấp cao, vì hồi TT Duterte quay sang Hoa Lục, thị trường tụt dốc liền.Lần này khó đoán vì sao Duterte sẽ quay về Mỹ. Có thể vì TQ vẫn ngang ngược lấn chiếm Biển Đông. Có thể vì bản thăm dò mới đây cho thấy 84% dân Philippines muốn TT Duterte cứng rắng với TQ ở Biển Đông. Cũng có thể vì tin là TT Trump sẽ giúp giữ gìn Biển Đông. Suy đoán thì nhiều... Cũng phải chờ xem.
Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận rằng Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nêu quan tâm về các hoạt động quân sự hóa Biển Đông, nói rằng Australia sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do hàng hải trong khu vực.
Bà Bishop cấp thiết kêu gọi Hoa Kỳ đừng rút lui khỏi khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và khuyến cáo rằng đa số các nước trong khu vực lo ngại về các thế lực khác không phải là Hoa Kỳ có thể “có tiếng nói quyết định trong các vấn đề khu vực.”
Bà nói Australia quan ngại về những hoạt động xây dựng và quân sự hóa các đảo và bãi đá trong Biển Đông, đặc biệt lo ngại về “tiến độ cũng như quy mô của các hoạt động của Trung Quốc”, nhưng bà khẳng định Australia không ngả về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ / lãnh hải.
Đặc biệt, Úc muốn hiện diện quân sự Hoa Kỳ. Bản tin VOA viết:
“Phát biểu tại Đối thoại Úc-Mỹ về Hợp tác tại vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ở Los Angeles hôm thứ Sáu 27/1, bà Bishop nhắc nhở chính phủ của Tổng thống Trump rằng sự hiện diện của Mỹ trong suốt nhiều thập niên qua trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã giúp mang lại sự ổn định đã là “nền móng cho phép sự phát triển của khu vực.”
Hệ thống truyền thông ABC của Australia dẫn lời bà Bishop, nói tại cuộc đối thoại này:
“Chúng tôi coi Hoa Kỳ là cường quốc thiết yếu trong khu vực Nam Á-Thái Bình Dương. Đa số các nước trong vùng đều muốn người Mỹ tăng cường vai trò lãnh đạo, chứ không giảm nhẹ vai trò này, tất cả các nước đều không muốn các thế lực khác ngoài Hoa Kỳ, có tiếng nói quyết định trong các vấn đề khu vực”...”
Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận ý kiến nhiều chuyên gia Mỹ rằng Mỹ cần tiếp tục răn đe Bắc Kinh về Biển Đông.
RFI ghi rằng trong một bài viết ngày 27/01/2017 mang tựa đề rất khô khan: Các nguyên tắc chỉ đạo về Biển Đông cho tân chính quyền (Mỹ) - South China Sea Guidelines for the New Administration – trung tâm Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington đã nêu bật 5 khuyến cáo mà các chuyên gia Mỹ về Biển Đông vừa nhất trí chuyển đến chính quyền Donald Trump để đề nghị thực hiện.
Đối với hai chuyên gia Geoffrey Hartman và Amy Searight, tác giả bài viết, có rất nhiều khả năng là Bắc Kinh sẽ sớm thách thức nghiêm trọng quyết tâm của Washington tại Biển Đông, nơi mà Mỹ đã cố đáp trả một cách có hiệu quả trước các hành vi quyết đoán của Trung Quốc. Các lợi ích lâu dài của Mỹ - từ quyền tự do hàng không và hàng hải, tôn trọng một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, cho đến giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình – tất cả đều bị đe dọa.
Các mục tiêu của Mỹ như duy trì các quan hệ liên minh và đối tác trong vùng, bảo vệ chuẩn mực và quy tắc quốc tế, và duy trì một quan hệ có hiệu quả với Trung Quốc là điều vẫn có giá trị. Thế nhưng Trung Quốc đã ra tay trước ở Biển Đông và Hoa Kỳ cần phải thay đổi chiến lược để xoay chuyển chiều hướng và tránh được cái bẫy của một đối sách bị động và vô hiệu quả.
Trong khi đó, bản tin BBC cho biết Trung Quốc đang coi Mỹ, Bắc Hàn và Nhật là mối đe dọa.
Giới phân tích của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc coi Hoa Kỳ và Bắc Hàn là các mối đe dọa hàng đầu và quan ngại xung đột ở Biển Đông, Kyodo News nói.
Tài liệu phân tích mà hãng thông tấn Nhật Bản đọc được cho thấy mặc dù hai láng giềng có truyền thống quan hệ ngoại giao thân thiện, giới hoạch định chính sách quân sự Trung Quốc coi Bắc Hàn là mối đe dọa khi xét đến việc Bình Nhưỡng phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân.
Tài liệu được in vào tháng 5/2016, là hướng dẫn thao tập thời chiến để chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa của kẻ thù giả tưởng.
Phân tích này nói về tình huống Trung Quốc phải đối mặt, các chiến lược gia trích dẫn "năm mối đe dọa tiềm năng", với Hoa Kỳ và chiến lược "tái cân bằng châu Á" của Mỹ là nghiêm trọng nhất.
Được đề cập hàng thứ hai là Bắc Hàn, và các nhà phân tích lưu ý việc Bình Nhưỡng tuyên bố họ là một cường quốc hạt nhân và đã lập nhiều cơ sở hạt nhân gần biên giới với Trung Quốc.
Nếu chiến tranh nổ ra một lần nữa trên bán đảo Triều Tiên, tài liệu này nói, thì sẽ gây ra một "mối đe dọa lớn" đến phía bắc và đông bắc của Trung Quốc.
Nhật Bản được đề cập tới là mối đe dọa thứ ba, với các chiến lược gia nói về thực trạng hai nước có tranh chấp các đảo mà Nhật Bản kiểm soát tại Biển Hoa Đông.
Với phi cơ và tàu của hai nước ra vào khu vực này, xung đột quân sự có thể xảy ra.
Đứng thứ tư là Nam Hải (Biển Đông) là nơi Việt Nam và Philippines có những tuyên bố về chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc và một số nước khác.
Giới hoạch định chính sách quân sự Trung Quốc ghi nhận việc nước này đang mở rộng sức mạnh quân sự của mình trong khu vực này, chẳng hạn như bằng cách triển khai radar phòng không trên đảo mà Trung Quốc kiểm soát.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ Bắc Kinh chỉ có thể kiểm soát hiệu quả một số nơi và do đó "không thể lạc quan."
BBC ghi thêm:
“Ấn Độ, là nước có tranh chấp biên giới với Trung Quốc và đang tăng cường lực lượng quân sự của mình, được nhắc tới như mối đe dọa đứng ở vị trí thứ năm.”
Biển Đông muôn trùng sóng vỗ, chưa biết thuở nào bình an.
Tổng Thống Rodrigo Duterte của Philippines đang chuẩn bị trở cờ lần nữa... theo phân tích của Panos Mourdoukoutas trên tạp chí Forbes.
Cú trở cờ lần này, có lẽ cũng vì muốn bảo vệ Biển Đông cho Philippines... lần này là sẽ kết thân với Mỹ, một lập trường trái nghịch với hồi 2 tháng trước, vào lúc Duterte nói rằng Manila không muốn kết thân với Hoa Kỳ nữa, và nói rằng Philippines không cần tiền việnt rợ của Mỹ.
Mới mấy tuần trước, Manila nộp kháng thư khi Hải quân Trung Quốc tăng cường quân sự, vũ trang trên các đaỏ nhân tạo ở Trường Sa.
Tình hình xảy ra sau khi TT Duterte cam kết giữ gìn các hiệp ước quân sự với Hoa Kỳ.
Các chuyên gia thị trường chứng khoán trước giờ không ưa trở cờ ở cấp cao, vì hồi TT Duterte quay sang Hoa Lục, thị trường tụt dốc liền.Lần này khó đoán vì sao Duterte sẽ quay về Mỹ. Có thể vì TQ vẫn ngang ngược lấn chiếm Biển Đông. Có thể vì bản thăm dò mới đây cho thấy 84% dân Philippines muốn TT Duterte cứng rắng với TQ ở Biển Đông. Cũng có thể vì tin là TT Trump sẽ giúp giữ gìn Biển Đông. Suy đoán thì nhiều... Cũng phải chờ xem.
Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận rằng Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nêu quan tâm về các hoạt động quân sự hóa Biển Đông, nói rằng Australia sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do hàng hải trong khu vực.
Bà Bishop cấp thiết kêu gọi Hoa Kỳ đừng rút lui khỏi khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và khuyến cáo rằng đa số các nước trong khu vực lo ngại về các thế lực khác không phải là Hoa Kỳ có thể “có tiếng nói quyết định trong các vấn đề khu vực.”
Bà nói Australia quan ngại về những hoạt động xây dựng và quân sự hóa các đảo và bãi đá trong Biển Đông, đặc biệt lo ngại về “tiến độ cũng như quy mô của các hoạt động của Trung Quốc”, nhưng bà khẳng định Australia không ngả về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ / lãnh hải.
Đặc biệt, Úc muốn hiện diện quân sự Hoa Kỳ. Bản tin VOA viết:
“Phát biểu tại Đối thoại Úc-Mỹ về Hợp tác tại vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ở Los Angeles hôm thứ Sáu 27/1, bà Bishop nhắc nhở chính phủ của Tổng thống Trump rằng sự hiện diện của Mỹ trong suốt nhiều thập niên qua trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã giúp mang lại sự ổn định đã là “nền móng cho phép sự phát triển của khu vực.”
Hệ thống truyền thông ABC của Australia dẫn lời bà Bishop, nói tại cuộc đối thoại này:
“Chúng tôi coi Hoa Kỳ là cường quốc thiết yếu trong khu vực Nam Á-Thái Bình Dương. Đa số các nước trong vùng đều muốn người Mỹ tăng cường vai trò lãnh đạo, chứ không giảm nhẹ vai trò này, tất cả các nước đều không muốn các thế lực khác ngoài Hoa Kỳ, có tiếng nói quyết định trong các vấn đề khu vực”...”
Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận ý kiến nhiều chuyên gia Mỹ rằng Mỹ cần tiếp tục răn đe Bắc Kinh về Biển Đông.
RFI ghi rằng trong một bài viết ngày 27/01/2017 mang tựa đề rất khô khan: Các nguyên tắc chỉ đạo về Biển Đông cho tân chính quyền (Mỹ) - South China Sea Guidelines for the New Administration – trung tâm Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington đã nêu bật 5 khuyến cáo mà các chuyên gia Mỹ về Biển Đông vừa nhất trí chuyển đến chính quyền Donald Trump để đề nghị thực hiện.
Đối với hai chuyên gia Geoffrey Hartman và Amy Searight, tác giả bài viết, có rất nhiều khả năng là Bắc Kinh sẽ sớm thách thức nghiêm trọng quyết tâm của Washington tại Biển Đông, nơi mà Mỹ đã cố đáp trả một cách có hiệu quả trước các hành vi quyết đoán của Trung Quốc. Các lợi ích lâu dài của Mỹ - từ quyền tự do hàng không và hàng hải, tôn trọng một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, cho đến giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình – tất cả đều bị đe dọa.
Các mục tiêu của Mỹ như duy trì các quan hệ liên minh và đối tác trong vùng, bảo vệ chuẩn mực và quy tắc quốc tế, và duy trì một quan hệ có hiệu quả với Trung Quốc là điều vẫn có giá trị. Thế nhưng Trung Quốc đã ra tay trước ở Biển Đông và Hoa Kỳ cần phải thay đổi chiến lược để xoay chuyển chiều hướng và tránh được cái bẫy của một đối sách bị động và vô hiệu quả.
Trong khi đó, bản tin BBC cho biết Trung Quốc đang coi Mỹ, Bắc Hàn và Nhật là mối đe dọa.
Giới phân tích của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc coi Hoa Kỳ và Bắc Hàn là các mối đe dọa hàng đầu và quan ngại xung đột ở Biển Đông, Kyodo News nói.
Tài liệu phân tích mà hãng thông tấn Nhật Bản đọc được cho thấy mặc dù hai láng giềng có truyền thống quan hệ ngoại giao thân thiện, giới hoạch định chính sách quân sự Trung Quốc coi Bắc Hàn là mối đe dọa khi xét đến việc Bình Nhưỡng phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân.
Tài liệu được in vào tháng 5/2016, là hướng dẫn thao tập thời chiến để chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa của kẻ thù giả tưởng.
Phân tích này nói về tình huống Trung Quốc phải đối mặt, các chiến lược gia trích dẫn "năm mối đe dọa tiềm năng", với Hoa Kỳ và chiến lược "tái cân bằng châu Á" của Mỹ là nghiêm trọng nhất.
Được đề cập hàng thứ hai là Bắc Hàn, và các nhà phân tích lưu ý việc Bình Nhưỡng tuyên bố họ là một cường quốc hạt nhân và đã lập nhiều cơ sở hạt nhân gần biên giới với Trung Quốc.
Nếu chiến tranh nổ ra một lần nữa trên bán đảo Triều Tiên, tài liệu này nói, thì sẽ gây ra một "mối đe dọa lớn" đến phía bắc và đông bắc của Trung Quốc.
Nhật Bản được đề cập tới là mối đe dọa thứ ba, với các chiến lược gia nói về thực trạng hai nước có tranh chấp các đảo mà Nhật Bản kiểm soát tại Biển Hoa Đông.
Với phi cơ và tàu của hai nước ra vào khu vực này, xung đột quân sự có thể xảy ra.
Đứng thứ tư là Nam Hải (Biển Đông) là nơi Việt Nam và Philippines có những tuyên bố về chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc và một số nước khác.
Giới hoạch định chính sách quân sự Trung Quốc ghi nhận việc nước này đang mở rộng sức mạnh quân sự của mình trong khu vực này, chẳng hạn như bằng cách triển khai radar phòng không trên đảo mà Trung Quốc kiểm soát.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ Bắc Kinh chỉ có thể kiểm soát hiệu quả một số nơi và do đó "không thể lạc quan."
BBC ghi thêm:
“Ấn Độ, là nước có tranh chấp biên giới với Trung Quốc và đang tăng cường lực lượng quân sự của mình, được nhắc tới như mối đe dọa đứng ở vị trí thứ năm.”
Biển Đông muôn trùng sóng vỗ, chưa biết thuở nào bình an.
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen