Tại sao cuộc cách mạng Mùa Hè ở Việt Nam sẽ thành công?
Ngắn gọn, cuộc Cách Mạng Mùa Hè ở Việt Nam, đã bắt đầu từ 10-6-2018, có
nhiều lợi điểm so với cuộc Cách Mạng 1989 ở Trung Quốc để thành công.
Thật vậy, những cuộc biểu tình trong hai tuần vừa qua tại nhiều tỉnh
lớn, nhỏ ở Việt Nam cho thấy một điều rất thích thú là những người tham
gia thuộc mọi lớp tuổi và giới tính: già, trẻ, lớn, bé, đàn ông, đàn bà,
thuộc mọi giai cấp trong xã hội: thanh niên, học sinh, sinh viên, các
bà nội trợ, công nhân, tu sĩ, dân oan bị cướp đất, nghệ sĩ, những người
bình thường trong xã hội. Những cuộc biểu tình ở Bình Thuận gồm toàn dân
địa phương, phần lớn sống về nghề đánh cá. Điều này chứng tỏ rằng chế
độ CSVN hiện nay đã gây chiến với toàn bộ dân Việt. Có những nơi toàn bộ
nhà thờ gồm hàng ngàn người kéo nhau đi biểu tình một cách trật tự và
ôn hòa. Họ vừa đi vừa hát:
“Trả lại đây cho nhân dân tôi
Quyền tự do, quyền con người
Quyền được nhìn, được nghe, được nói
Quyền được chọn chân lý tự do
Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn…”
Quyền tự do, quyền con người
Quyền được nhìn, được nghe, được nói
Quyền được chọn chân lý tự do
Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn…”
Một cuộc biểu tình nhỏ bao gồm khoảng 30 công dân bình thường, gồm cả
nam và nữ, thuộc 1 Quân của Hà Nội, mặc cùng một loại áo chui đầu mầu
lá mạ, đến trước dinh thự của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng biểu tình
một cách ôn hòa, trật tự, nhưng ồn ào. Họ nói vọng vào trong dinh rằng
“Tham nhũng nhiều quá làm mất nước Bác Trọng ơi”, “Trả tài sản, trả nhà
cho dân, Bác Trọng ơi”, “Bác vô tâm vô cảm với dân”, “Cứu dân, cứu nước
Bác Trọng ơi”, “Chánh quyền Quận cướp hết tài sản của dân rồi, Bác
Trọng ơi.” An ninh đồng phục và thường phục có mặt, ngăn cản không cho
dân đến sát hàng rào, nhưng không giải tán đám đông theo những hình ảnh
thu nhận được trong hơn 11 phút.
Một điều rất đáng chú ý chưa bao
giờ xảy ra trong thời gian gần đây là những cuộc biểu tình này không có
ai lãnh đạo cả. Một lý do rất giản dị là CSVN đã bắt giam vào trong tù
gần 200 tù nhân lương tâm. Những người đã từng tranh đấu, hết hạn tù,
đều bị công an canh gác không cho ra khỏi nhà hoặc thậm chí khóa cửa từ
bên ngoài để nội bất xuất, ngoại bất nhập. Đó là trường hợp của LS Lê
Thị Công Nhân.
Nhân dân tự động kết hợp cùng nhau tham gia biểu
tình. Có những cuộc biểu tình dài đến hơn một cây số. Tại sao những
người dân bình thường lại có thể làm nên phép lạ đến như vậy? Chính
những vũ khí ác độc chính quyền trao cho người dân tạo nên phép lạ này.
Họ đã động đến nọc của toàn dân Việt Nam khi đưa ra Luật An Ninh Mạng và
Luật Đặc Khu Kinh Tế. Luật An Ninh Mạng nhắm bịt miệng dân để bảo vệ
đảng, bảo vệ những kẻ tham nhũng. Chính Ông Nguyễn Phú Trọng đã phải xác
nhận như thế. Luật Đặc Khu Kinh Tế nhắm cho Tầu thuê đất 99 năm ở ba vị
trí chiến lược của Việt Nam: Vân Đồn, Bắc Văn Phong và Phú Quốc.
Đối với toàn dân Việt Nam, trong và ngoài nước, Trung Quốc là kẻ thù
truyền kiếp. Trước những hành động bán nước cầu vinh của CSVN liên tiếp
từ khi có Mật Ước Thành Đô 1990 đến nay, trước sự bất lực của CSVN đối
với việc lấn chiếm lãnh hải của Việt Nam và chém giết ngư dân Việt ở
Biển Đông, dân Việt Nam không thể chấp nhận được sự ươn hèn của các nhà
lãnh đạo CSVN. Chính nguy cơ mất nước cho giặc Tầu, Việt Nam trở thành
một Tây Tạng thứ hai, làm cho toàn thể dân Việt vùng dậy, đoàn kết chống
ngoại xâm. Cuộc Cách Mạng Mùa Hè 1989 tại Trung Quốc không có yếu tố
cực kỳ quan trọng này.
Cho đến nay, chánh quyền CSVN đã không ra
lệnh giải tán những cuộc biểu tình ôn hòa. Tuy nhiên họ cho công an mặc
thường phục trà trộn trong các đoàn biểu tình, theo dõi những người
“lãnh đạo”, bắt giữ và đưa những người này về đồn công an để đánh đập và
ép cung. Tuy nhiên biện pháp hèn hạ và bất hợp pháp này chỉ làm cho dân
chúng căm giận thêm và nhìn chánh quyền và công an như những công cụ
của Trung Quốc.
Một yếu tố vô cùng thuận lợi khác mà cuộc Cách
Mạng Mùa Hè 1989 tại Trung Quốc không có là phương tiên truyền thông
tiến bộ như ngày nay với Facebook, YouTube, Internet, điện thoại di
động. Mọi người trên thế giới có thể liên lạc với nhau trong nháy mắt,
nói chuyện nửa vòng trái đất không tốn một xu. Đặc biệt với YouTube,
người ta có thể thấy đầy đủ những cuộc biểu tình ở Việt Nam. Nói chung
các mạng xã hội là một yếu tố thuận lợi cho cuộc cách mạng mà cách đây
ba thập niên chưa có. Cũng chính vì lý do này mà CSVN đưa ra Luật An
Ninh Mạng.
Cuộc cách mạng nào mà không cần tiền vì người cần làm
biểu ngữ, in truyền đơn, mua loa phóng thanh, điện thoại, chi phí di
chuyển, … CSVN không những trù dập những người đấu tranh cho tự do dân
chủ, mà chúng còn trả thù cả những người trong gia đình, làm cho mất
việc làm, không cho con cái đi học, … Việc chuyển tiền ngày nay khá dễ
dàng. Có nhiều tổ chức và cá nhân hải ngoại và ở ngay trong nước đã
chuyển tiền về để yểm trợ cho những gia đình bị CSVN đầy đọa, những nhà
tranh đấu cho tự do và công bằng xã hội và những nạn nhân bị công an
đánh đập.
Nếu nhìn vào đám đông biểu tình chúng ta sẽ không thể
nhận ra ai thuôc giới nghệ sĩ. Nhưng không có sự tham gia của nghệ sĩ sẽ
không có cách mạng. Họ thuộc một trong sáu người cần để khởi đầu cho
bất cứ một cuộc cách mạng nào: (1) Nhà hoạt động; (2) Trí thức; (3) Nghệ
sĩ; (4) Người trong cuộc biết rõ guồng máy cai tri; (5) Thành viên ưu
tú bất mãn trong xã hội; và (6) Quần chúng.
Giới nghệ sĩ đã đóng
đóng góp rất nhiều cho cuộc Cách Mạng Mùa Hè đã bắt đầu ở Việt Nam. Ảnh
hưởng của khối nghệ sĩ này rất to lớn nhưng có thể chúng ta chưa chú ý
đến. Tôi muốn nói sự đóng góp vô cùng quý báu của các nhạc sĩ Việt
Khang, Trúc Hồ, Nguyệt Ánh, Phan Văn Hưng, Việt Dũng, Nguyễn Xuân Tân,
Nguyễn Đức Quang, Trầm Tử Thiêng, Anh Bằng, Trần Huân, Kiên Thanh. Những
bài hát cách mạng đã phá vỡ sự vô cảm của nhiều người Việt và động viện
lòng yêu nước của hàng triệu người. Một số bài hát này gồm Việt Nam Tôi
Đâu, Trả Lại Cho Dân, Tôi Vẫn Mơ Một Ngày Về, Chúng Đi Buôn, Đáp Lời
Sông Núi, Dậy Mà Đi, Phải Lên Tiếng, Triệu Con Tim, Hát Cho Ngày Saigon
Quật Khởi, Thề Không Phản Bội Quê Hương, … Chúng ta đã nghe thấy những
người biểu tình đã hát một số bài này.
Ngoài ra, chúng ta còn
thấy nhiều bài thơ đầy cảm súc sáng tác trong thời gian gần đây để kích
động lòng yêu nước, ca ngợi cách mạng như Tổ Quốc Lâm Nguy và Xuống
Đường Đi của Trần Quốc Bảo, Ngủ của Thùy Dung, Hãy Chụp Hình Giùm Tôi
của Trần Văn Lương. Khi đang viết bài này tôi cón nhận được một câu ca
dao đầy ý nghĩa dưới đây của Phong Trào Dân Trị:
Đánh cho chết thói cuồng ngông,
Đánh cho chúng biết đàn ông nước nhà,
Đánh cho chết thói gian tà,
Đánh cho chúng biết đàn bà nước Nam.
Ngược lại, phe chính quyền cộng sản không sản xuất được một bài hát
nào, câu thơ nào hay một bích chương trong thời gian gần đây để ca ngợi
chế độ độc tài cộng sản hay thiên đường XHCN. Rõ ràng họ đang thua đậm
trên mặt trận dân vận và văn hóa.
Một điều đáng ca ngợi là những
người biểu tình đã mang nhiều bích chương và biểu ngữ rất chuẩn mực,
trình bày sáng sủa và đẹp đẽ. Điều này làm tăng sức mạnh của biểu tình.
Tuy nhiên những cuộc biểu tình còn thiếu những biểu ngữ và bích chương
bằng tiếng Anh (ngoại ngữ phổ thông nhất hiện nay) để vận động sự hỗ trợ
của thế giới bên ngoài. Phải có người có đầu óc họa sĩ và hiểu biết về
Photoshop mới làm được những bích chương mỹ thuật và ý nghĩa. Trong đó
phải kể đến những bích chương như “Nó cấm lên mạng thì ta xuống đường,”
“Cho thuế đất 99 năm là bán nước,” “Phản đối lưỡi bò Trung Quốc,” “Không
đặc khu, không Trung Quốc,” “An ninh mạng thế giới, an ninh mạng Việt
Nam,” Hãy dậy đi hỡi đồng bào ơi,” “Cây dù không làm chính trị,” “Luật
An Ninh Mạng – Vietnam Cybersecurity Law.”
Luật Đặc Khu Kinh Tế
và An Ninh Mạng chỉ là những điểm và là ngòi nổ. Diện là cuộc cách mạng
dân chủ. Hiện nay cuộc Cách Mạng Mùa Hè của Việt Nam còn thiếu một biểu
hiệu cho mục tiêu cách mạng chung: dân chủ, tư do, no ấm, công bằng xã
hội. Trong khi chờ đợi, một số người đã dùng cờ ngũ sắc do LM Nguyễn Văn
Lý khởi xướng.
Cuộc nổi dậy của dân Việt ở trong nước đã nhận
được sự ủng hộ nhiệt tình của người Việt khắp nơi ở nước ngoài. Nhiều
cuộc biểu tình chống CSVN đã diễn ra ở nhiều tiểu bang của My quốc -USA
, Canada, Úc, Pháp, Anh, Ba Lan, Na Uy, Nhật, Đài Loan, Đại Hàn, và Phi Luật Tân. Chưa bao giờ người ta chứng kiến hiện tượng phản kháng chế độ CSVN lớn lao như vậy.
, Canada, Úc, Pháp, Anh, Ba Lan, Na Uy, Nhật, Đài Loan, Đại Hàn, và Phi Luật Tân. Chưa bao giờ người ta chứng kiến hiện tượng phản kháng chế độ CSVN lớn lao như vậy.
Môi trường chính trị ở Việt Nam hiện nay
rất thuận lợi cho cuộc cách mạng dân chủ. Về mặt nội bộ, Đảng CSVN đã
rạn nứt thành nhiều nhóm khác nhau về quyền lợi, chứ không phải vì lý
tưởng. Họ còn lý tưởng nào đâu để mà khác biệt. Guồng máy chính trị ngày
càng phình to ra, trở nên nặng nề và tốn kém. Chế độ CSVN tin rằng nếu
nuôi dưỡng được guồng máy này, đảng sẽ vĩnh viễn tồn tại, nhưng họ quên
rằng chỉ có dân mới bảo vệ được đảng mà thôi. Cựu Tổng Bí Thư Lê Khả
Phiêu, trước thềm Hội Nghị Trung Ương 6 đã tuyên bố phải cách mạng bộ
máy chính trị, không có đường lùi. Bộ máy đã trì trệ, chưa nói đến con
người. Không ít người toàn ngồi chơi không.
Ngân sách quốc gia
phải dành ra 82.1% để trả lương cho viên chức, cán bộ, quân đội và
khoảng 5 triệu đảng viên cộng sản. Phần còn lại khoảng 17.9% dành cho
đầu tư phát triển. Tuy vậy, vì quá nhiều người trong sổ lương của nhà
nước, ngân sách quốc gia chia ra cho họ không đủ sống, nên mạnh ai “kiếm
chác” thêm bên ngoài, tạo ra tham nhũng. Chính quyền thỉnh thoảng lại
tăng thuế, bắt dân vô tội è cổ ra nuôi bộ máy chính trị gồm cả 205 tướng
công an để đàn áp dân. Bất công ngày càng chồng chất.
Về mặt
quốc tế, giản dị là chế độ CSVN hiện nay bị cô lập từ mọi phía. Những
lãnh tụ CSVN với âm mưu bán nước cầu vinh, đã nhượng bộ, chịu nhục với
Trung Quốc nhiều lần khiến dân Việt tức giận và bất mãn, nhưng vẫn chưa
làm hài lòng một đồng chí tham lam. Nga đã bỏ rơi Việt Nam khi tuyên bố
ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông. Hai nước kế cận là Campuchia và Lào đều
theo Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Kể từ ngày Ô. Nguyễn Phú Trọng ra
lệnh cho bắt cóc Ô. Trịnh Xuân Thanh ở Đức, uy tín của Việt Nam xuống
dốc thê thảm đối với thế giới, đặc biệt là Âu Châu. Việt Nam chỉ còn một
đồng minh thân thiết duy nhất là Cuba. Nhưng quốc gia này không thể tự
lo cho chính họ nói chi là giúp Việt Nam, ngoại trừ cho phép những lãnh
tụ Việt Nam đến tị nạn chính tri khi có biến. Mỹ xem ra sẵn sàng giúp đỡ
Việt Nam nhưng với những điều kiện khó nuốt đối với những lãnh tụ đang
sa cơ thất thế là tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo.
Lịch sử
cho thấy rằng những lãnh tụ độc tài ít khi nào chịu nhả quyền hành và
lợi ích đang nắm trong tay. Do đó những cuộc cách mạng khó có thể kết
thúc trong hòa bình. Nhưng vào lúc tuyệt vọng, cuộc thương thuyết cuối
cùng có thể đưa đến thay đổi nhanh chóng như trường hợp của cựu Tổng
Thống Eduard Shevarnadze của Georgia, nguyên tổng bí thư của Đảng Cộng
Sản Georgia, đã đồng ý từ chức trong một cuộc Cách Mạng Mầu Hồng ôn hòa
vào 2003. Lịch sử gần đây cho thấy đây không phải là trường hợp ra đi ổn
thỏa duy nhất.Thuc Tri Pham
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen