Hàng chục người, trong đó có các đảng viên và học giả, mới công bố
một bức thư ngỏ, trong đó yêu cầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
“công khai tài sản” để “làm gương”.
Thư kêu gọi, với chữ ký của các nhân vật như Tướng Nguyễn Trọng
Vĩnh và Giáo sư Tương Lai, dẫn quyết định số 99 hồi tháng Mười năm
ngoái về công khai tài sản của các cán bộ và đảng viên.
“Tuy nhiên, tính tới nay đã hơn 7 tháng, nhưng chỉ thị trên của Ban
Bí thư vẫn chưa được thực hiện. Bằng chứng là vẫn chưa có bản kê
khai tài sản nào của cấp lãnh đạo được công khai trên các phương
tiện thông tin đại chúng như báo chí, Internet, cổng thông tin điện
tử… Điều này không khỏi khiến dư luận băn khoăn, bởi lẽ các bản kê
tài sản đã có sẵn trong hồ sơ cán bộ nên việc công khai lẽ ra là
rất đơn giản, chẳng hề tốn nhiều thời gian đến thế”.
Theo những người ký vào thư, việc “chậm trễ” này “đang đặt dấu hỏi
lớn về quyết tâm chống tham nhũng của Ban lãnh đạo ĐCSVN, của toàn
bộ hệ thống chính trị Nhà nước, đồng thời việc chậm trễ này rõ ràng
là rào cản người dân trong việc giám sát, phát hiện và đấu tranh
với các biểu hiện tham nhũng”.
“Tổng Bí thư hãy làm gương là người công khai ‘Bản kê tài sản’ của
mình trên báo chí, cổng thông tin điện tử và Internet trước tiên”,
thư ngỏ có đoạn.
“Việc làm này của Tổng Bí thư chắc chắn sẽ truyền cảm hứng sâu rộng
trong toàn Đảng và hệ thống chính trị, dẫn đến việc công khai hàng
loạt các bản kê tài sản của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
Ban Chấp hành Trung ương, các thành viên Chính phủ, Quốc Hội và Bí
thư, Chủ tịch các tỉnh, thành... theo đúng nội dung và tinh thần
của Quyết định 99/QĐ-TƯ để nhân dân, báo chí tham gia giám sát. Cán
bộ cấp thấp hơn, do đó, cũng không thể viện dẫn lý do các lãnh đạo
cấp cao chưa công khai để trì hoãn việc thực hiện yêu cầu của Ban
Bí thư được”.
Hiện chưa có phản ứng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về lá thư
được cho là gửi tới địa chỉ trụ sở của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà
Nội.
Phát biểu tại Hội nghị Trung ương 7 ở thủ đô hôm 7/5, ông Trọng có
nói về việc “xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp”, trong đó ông cho
rằng một số cán bộ ở cả “cấp chiến lược” đã “vướng vào tham nhũng,
lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm”.
Ông cũng nói tới việc “cải cách chính sách tiền lương” đóng vai trò
“quan trọng”, “góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong
sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng
phí”.
Chính vì sự chênh lệch quá lớn giữa thu nhập hợp pháp và giá trị khối tài sản, việc kê khai tài sản trở nên đầy trắc trở, bất kể đối với phe củi hay phe đốt lò. Tài sản cá nhân của bất cứ ai trong hai phe ấy đều có thể thành củi cả, nếu kê khai trung thực.Luật sư Lê Công Định viết.
Trên Facebook cá nhân, luật sư Lê Công Định, người không thấy ký
tên vào thư ngỏ, viết: “Kê khai tài sản là điều tưởng dễ làm, nhưng
thật ra vô cùng khó. Khó vì so với mức lương và bổng lộc hàng
tháng, giá trị của khối tài sản mà cán bộ đảng viên thủ đắc được có
thể biến họ thành những người sống lâu nhất hành tinh với hàng
nghìn tuổi”.
Liên hệ tới quyết tâm chống tham nhũng của ông Trọng với việc ví
von “Lò đã nóng thì củi tươi vào cũng phải cháy” của người đứng đầu
Đảng Cộng sản Việt Nam, ông viết tiếp: “Chính vì sự chênh lệch quá
lớn giữa thu nhập hợp pháp và giá trị khối tài sản, việc kê khai
tài sản trở nên đầy trắc trở, bất kể đối với phe củi hay phe đốt
lò. Tài sản cá nhân của bất cứ ai trong hai phe ấy đều có thể thành
củi cả, nếu kê khai trung thực”.
“Bởi vậy, hô hào đốt lò thì dễ, chứ rút củi trong túi mình cho bàn
dân thiên hạ thấy xem ra nan giải. Vì thế mới có thư yêu cầu dưới
đây. Vấn đề là dám làm không?” luật sư Định đặt câu hỏi.
__._,_.___
Posted by: Hoangyen Nguyen <hoangyenfrance@hotmail.com>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen