Donnerstag, 2. November 2017

NGÔ ĐÌNH NHU THƯƠNG THUYẾT VỚI HÀ NỘI

“Death of a Generation: Theo sách
How the Assassinations of Diem and JFK Prolonged the Vietnam War”
Tác gỉa: GS Howard Jones 
Nhà xuất bản Oxford University Press, 2003
Tác phẩm này được viết rất mực công phu trong 15 năm, bởi Howard Jones, Giáo sư Đại học University of Alabama, khác tất cả những sách trước đó, vì sử dụng rất nhiều nguồn, trong đó có những cuộc điều trần chưa được in trên sách, báo nào.
Có thể ghi nhận một số diễn biến nơi đây:
● Nhu nói trong một buổi họp 15 tướng lãnh rằng Nhu đang thương thuyết với Hà Nộivà không sợ chuyện Mỹ cắt viện trợ, vì cuộc chiến sẽ ngưng.
● Ngày 25-8-1963, Tướng Nguyễn Khánh nói với một viên chức Mỹ rằng ông Ngô Đình Nhu đang liên lạc với Hà Nội, và bày tỏ quan ngại, nói rằng các tướng sẽ chống tới cùng các giải pháp thương lượng Nam-Bắc và trung lập hóa Miền Nam, và các tướng sợ sẽ bị ông Nhu hại. Bức điện văn báo cáo về buổi họp của Tướng Khánh với Richardson (Trưởng Phòng CIA tại Sài Gòn) tới Washington vào Thứ Bảy 24-8-1963, lúc 9:30 giờ sáng, giờ Washington_ giờ khác biệt ở Mỹ và VN. Các lời khẳng định của Tướng Khánh thu hút sự chú ý tức khắc tại Bộ Ngoại Giao Mỹ.
● Chính phủ Kennedy xem việc Nhu tìm hiệp ước với Hà Nội là anh em ông Diệm phản bội Mỹ.
● Đại sứ Nolting nói là có biết các đại diện Việt Cộng tới thẳng Dinh Tổng Thống, vào họp và đi ra bình an. Nolting hồi tưởng lại rằng “Các lãnh tụ Việt Cộng tới thẳng văn phòng của Nhu trong Dinh Tổng Thống... với thỏa thuận rằng họ sẽ không bị bắt trong khi họ ở đó.”
● Mùa hè 1963, Nhu liên lạc với Hà Nội qua trung gian Maneli, Đại diện Ba Lan ở Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến (ICC) .
Maneli, đảng viên Cộng Sản Ba Lan, xác nhận rằng ông đã hai lần họp với ông Nhu. Lần đầu là ngày 25-8-1963, và lần thứ nhì là gặp bí mật tại Dinh Gia Long vào ngày 2-9-1963.
Maneli kết thúc bản phúc trình gửi cấp chỉ huy của ông tại Warsaw rằng cả 2 chính phủ VN muốn đạt thỏa ước theo kiểu riêng của họ. Họ muốn làm như thế mà “không có tham dự của các Siêu Cường Quốc, không có Moscow, không có Washington, và chắc chắn là không có Bắc Kinh; cả 2 chính phủ ước muốn có những cuộc nói chuyện tối mật và phải giữ một mặt ngoài chính thức nào đó.
Bây giờ, 25-8-1963, trong tâm thức tuyệt vọng, Nhu sắp xếp để tân Ngoại Trưởng Trương Công Cừu mời Maneli vào dự bữa tiệc chỉ mới 4 ngày sau trận tổng tấn công các chùa (20-8-1963), trong đó có Đại sứ Lodge trong danh sách khách mời của các viên chức ngoại giao. Đó là một quyết định chuyển hướng. Sự hiện diện của Maneli ghi dấu lần đầu một nhà ngoại giao Cộng Sản tham dự một buổi họp mặt cấp cao như thế ở Sài Gòn. Nhu nói với Maneli trong khi nhóm nhà ngoại giao này quan sát hai người, Nhu khẳng định, “Bây giờ chúng ta muốn hòa bình, và chỉ muốn hòa bình thôi... Tôi tin rằng Ủy Hội Quốc Tế có thể và nên đóng một vai quan trọng trọng việc tái lập hòa bình tại Việt Nam.”
Maneli cẩn trọng bảo đảm với Nhu rằng tất cả những thành viên Ủy Hội đã nghĩ rằng Ủy Hội “có thể giữ vai trò xây dựng nếu cả hai phía mong muốn.”
● Đại diện Ba Lan ở ICC là Maneli, tháng 8-1963 báo cáo về chính phủ Ba Lan rằng Hà Nội và Việt Cộng qua những cuộc thương thuyết đã hy vọng sẽ hỗ trợ Diệm-Nhu để yêu cầu người Mỹ rút khỏi VN.
● Đầu năm 1963, Nhu đã gặp một đại diện Việt Cộng ở Huế.
● Nhu viết bài trên báo Times of Vietnam, ấn bản đầu tháng 9-1963, nói rằng Mỹ đang âm mưu đảo chánh anh em Diệm Nhu, gây sự phẫn nộ Washington.  Bài viết nơi trang nhất của tờ Times of Vietnam trong đó cho thấy rạn vỡ giữa chế độ Diệm và Hoa Kỳ. Dòng tưạ đề nêu rõ, “CIA tài trợ một âm mưu đảo chánh.”
Bài này do Nhu viết, đã kể ra tên nhiều viên chức CIA đứng sau âm mưu, trong đó có Trưởng phòng CIA tại Sài Gòn là Richardson.
● Trong tháng 9-1963, Nhu cũng khoe với Alsop, một nhà bình luận Hoa Kỳ, rằng Nhu đang nói chuyện với Hà Nội. Nhà bình luận Joseph Alsop trong bài viết ngày 18-9-1963 trên tờ Washington Post đã làm cho Bạch Ốc thêm quan ngại. Và viết tưạ đề “Very Ugly Stuff” (Chuyện Cực Kỳ Xấu Xa), Alsop cáo buộc rằng, lần đầu tiên Nhu thú nhận đã liên lạc với Hà Nội.
● Tướng Tôn Thất Đính nói rằng Nhu đã họp với Tướng VC Văn Tiến Dũng qua Ủy hội ICC. Tướng Tôn Thất Đính giải thích về nguyên nhân cuộc đảo chánh, trực tiếp nhất là việc Nhu mới liên lạc với Tướng Việt Cộng Văn Tiến Dũng xuyên qua đại diện Ba Lan trong Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế ICC.
 
Đó là câu trả lời cho câu hỏi bấy lâu nay ‘Tại sao Mỹ quyết định “Diệm must go!”?’
Tai sao Mỹ quyết định “Diệm must go!”?
Canh bạc “thấu cáy” liều lĩnh của anh em Ông Diệm Ông Nhu

          Để tháo gở áp lực của Mỹ, anh em ông Diệm đã chủ quan tính sai một nước cờ lấy một quyết định liều lĩnh, dại dột nhất trong cuộc đời chính trị của mình: “Tìm cách thỏa hiệp với Hà Nội”. Quyết định nầy liều lĩnh và dại dột vì ba lý do:
          
1Mỹ đã “nặn” ra ông Diệm ở Washington, rồi “bồng” về nước. Sau đó, lại đổ kinh viện, quân viện và uy tín quốc gia để khai sinh và nuôi dưỡng nền Đệ Nhất Cọng hòa trong chiến lược xây dựng một tiền đồn chống Cộng cho Thế giới Tự do, thì làm sao Mỹ để cho ông qua mặt tự đi thỏa hiệp với Cộng sản phá vở vai trò “tiền đồn” trong cuộc chiến tranh lạnh được. 
          
2Ông Hồ Chí Minh biết ông Diệm đang mâu thuẫn với Mỹ và đang bị nhân dân miền Nam chống đối nên chỉ mưu mẹo lợi dụng động thái xin thỏa hiệp của chính phủ Diệm để làm suy yếu  thế đồng minh Mỹ-Việt mà thôi (Đọc thêm War of the Vanquished của Mieczilaw Maneli)          3Nhưng quan trọng hơn hết là khi thỏa hiệp với Hà Nội, hai ông Diệm-Nhu đã phản bội lại Hiến pháp VNCH 1956, đã vi phạm luật 10/59, hai anh em ông Diệm-Nhu còn phản bội bao nhiêu chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh xương máu để bảo vệ miền Nam.
          
Tưởng Mỹ không bao giờ dám từ bỏ mình vì đã can dự quá sâu vào miền Nam, tưởng chính phủ Hà Nội đánh giá cao động thái thỏa hiệp, tưởng đã khuất phục được quân dân miền Nam sau 9 năm bạo trị, …. Gia đình ông Diệm (đúng ra lúc đó ông Diệm chỉ là một bù nhìn bất lực, chính hai “tổng thống” Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân mới là kiến trúc sư để thiết kế và) đi “canh bạc chính trị” liều lĩnh và ngu dại nhất đời mình ‘tìm cách thỏa hiệp với Hà Nội để giải tỏa áp lực của Mỹ’. Nhưng “canh bạc” đó không lừa được kẻ thù, không dấu được đồng minh, và không đánh giá đúng được phản ứng của quân dân miền Nam nên, cuối cùng, Mỹ quyết định “Diệm must go!”, anh em ông đã phải lãnh hậu quả trước lịch sữ và dân tộc. Ngày 1-11-1963, chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa cáo chung.
 
Một lần nữa Mỹ khẳng định
 Ngày 24.12.2001, Mỹ một lần nữa khẳng định thái độ đối với ông Ngô Đình Diệm cho sáng tỏ vấn đề cho những người còn lấn cấn ‘tinh thần Ngô Đình Diệm’.
Dựng tượng Tổng Thống Ngô Đình Diệm ở thủ đô Washington của Mỹ có được không?
Đọc bài báo dưới đây sẽ thấy có câu trả lời:
1)Ngày 02 tháng 11 năm 2001
       Số là vào ngày 02 tháng 11 năm 2001, một số người thuộc nhóm “tinh thần Ngô Đình Diệm”đã tổ-chức một buổi lễ cầu hồn cho cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam ở California, và quyết định mở một chiến dịch gây quỹ để xây một bức tượng của cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm ngay tại thủ đô Washington.
 
2) Ngày 24 tháng 12 năm 2001
 
         Không phải tự-nhiên mà tờ tuần-báo Newsweek nổi tiếng của Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 12 năm 2001 bỗng đăng một bài tổng-kết tình-hình hoạt-động cuả CIA ở Đông Nam Á, và chú lên trên bức ảnh cuả cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm một câu trắng-trợn như sau:
 
            1963: The Kennedy administration begins to see South Vietnamese President Ngo Dinh Diem as a communist tool and decides that "Diem must go."  The CIA engineers coup attempts that eventually lead to his assassination in November.
 
 (“1963: Chính-quyền Kennedy bắt đầu thấy rõ Tổng Thống Ngô Đình Diệm cuả Nam Việt-Nam là một công-cụ cuả cộng-sản và quyết định rằng "Diệm phải ra đi."  Cơ-quan CIA thiết kế các mưu toan đảo chánh rốt cuộc đưa đến việc ám sát ông ta trong tháng 11.")
 
Sau đây, trang báo Newsweek, ngày 24 tháng 12, năm 2001:
3) Độc-giả tinh ý hiểu ngay đó là một cách trả lời của Mỹ đối với ý định nói trên của số người liên quan.
 
 
* Xem Bản Chánh Và Bản Dịch Sách tại link sau đây :

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen