Đây không phải là một “nguy cơ” mà là một “thực tế”. VN đang là một nước “nghèo”, về đủ mặt, so với mức trung bình của thế giới.
Đây là một điều hết sức phi lý. VN được thiên nhiên ưu đãi mưa thuận gió hòa, có ruộng đất phì nhiêu, có biển, có rừng, có đủ thứ tài nguyên, quặng mỏ… VN lại là một quốc gia thuộc vùng trung tâm của phát triển kinh tế thế giới. Con người VN vừa cần cù siêng năng, vừa thông minh, ham học.
Nhưng VN là một quốc gia ngoại lệ không chịu phát triển. Nói trắng ra VN là một quốc gia không thể làm giàu.
Nếu so sánh với một đời người, quốc gia gọi là cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN đã đi sắp hết cuộc đời mà vẫn nghèo.
Đến bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng mới nhận thức rằng VN “chưa giàu đã già”, mặc dầu là lời thú tội ra vẻ chân thành, nhưng đã quá trễ.
(Dầu vậy lời thú tội này cũng rất hữu dụng để trả lời cho những tên bồi bút nâng bi vô liêm sỉ kiểu : đất nước thay da đổi thịt, ngày một tốt hơn.)
Thiên nhiên đã không còn ưu đãi. Đồng bằng sông Cửu Long, kho lương thực của cả nước (và thế giới) đe dọa bị ngập mặn. Kế hoạch “sống chung với lũ” của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mới đề ra hồi tháng rồi được áp dụng. Thực tế đó là sự “buông tay” của nhà nước, bỏ mặc người dân “sống chết mặc bây” trước đe dọa của thiên nhiên. Từ nay đảng và nhà nước không có “kế hoạch”, không có ban bệ tư vấn nào nữa cho ĐBSCL để chống lại với thiên nhiên.
Rõ ràng đảng và nhà nước (thấy không còn ăn được nữa) nên bỏ cuộc.
Nhưng không chừng lại là một điều may. Họa trung hữu phúc. Nhờ thiên thiên đe dọa mà dân miền Nam thoát khỏi cái ách “tư vấn của đảng” và “ban bệ nhà nước”. Vì thiên nhiên không phải lúc nào cũng tàn bạo và bóc lột (như đảng và nhà nước).
Trong khi rừng đã hết, vì đảng đã “ăn” vào nhiên nhiên không để lại một thứ gì. Những mỏ than, mỏ dầu khí… cái nào khai thác được thì đã khai thác cạn kiệt. Những mỏ dầu xa bờ thì bị TC tranh giành. Còn “biển đã chết” từ lâu vì ô nhiễm.
Nhưng điều tôi cho là tai họa của dân tộc này là giải pháp về “nhân số” của ông Trọng.
Sắp tới đảng có thể cho phép dân VN mỗi gia đình có thể có ba hoặc bốn đứa con. Mục đích là “trẻ hóa” dân số.
Nhưng “trẻ hóa” để làm gì, nếu không có một chính sách phát triển đúng đắn?
Loại trừ vài triệu người giàu có chiếm hữu tất cả tiện ích của xã hội, một khối dân chúng 90 triệu người nghèo hèn còn lại chen chúc trên một dãi đất eo hẹp. VN đã bước vào khổ nạn “dân mãn”. Người càng đông, càng sống chụp giựt ở các thành phố lớn.
Đảng và nhà nước luôn xem lao động rẻ như là một “điểm mạnh” của VN để thu hút tư bản nước ngoài đầu tư.
Với tư duy như vậy thì có đẻ ra thêm vài chục triệu lao động nữa, đất nước này vẫn không thể giàu.
Nhưng đảng và nhà nước có chính sách xuất khẩu lao động để lấy ngoại tệ. Lao động miền Bắc thì ưu tiên được đi các nước Châu Âu (như Đức) hay Nhật, Nam Hàn… Miền Trung (Thanh, Nghệ, Tĩnh) thì ưu tiên làm lao động ở Nhật, Nam Hàn, Đài loan… Bởi vì lao động này có “tay nghề”.
Còn miền Nam?
Về Sài gòn ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy một lượng đông đảo thanh niên, tráng niên làm nghề “bảo vệ”, mặc áo xanh đứng ngồi ở các vỉa hè, bên ngoài các cơ sở, công ty. Đây dĩ nhiên không phải là một “nghề”, mà là “ăn không ngồi rồi”.
Về miền Nam, có làng hầu hết con gái đều đi lấy “chồng ngoại”, phần lớn là Đài loan. Trong khi đỉ điếm đứng đường ở các vỉa hè Mã Lai, Indonesia, Thái Lan, thậm chí Cam Bốt… là gái miền Nam.
Đây là một thảm trạng của dân miền Nam mà ít ai thấy. Dân miền Nam vừa ít học vì nhà nước không đầu tư vào giáo dục. Đây cũng là vùng đất bị bỏ quên, từ hạ tầng cơ sở đường xá, điện nước cho tới những vấn đề xã hội, con người. Mà không có cơ sở hạ tầng thì không có công kỹ nghệ đầu tư. Đàn ông ở đây, không làm ruộng thì đi làm công. Phụ nữ, nếu không tìm chồng nước ngoài thì làm đĩ. Ngoài các thứ đó còn có gì làm để sống?
Theo tôi VN không “quá già” để không thể làm giàu được nữa. Có những quốc gia như Nhật, Thụy Sĩ… không được thiên nhiên ưu đãi như VN, nhưng đây là các quốc gia “già” nhưng rất giàu. Càng già họ càng giàu. Không chỉ giàu về vật chất mà còn cực kỳ giàu về văn hóa.
Chủ trương tăng nhân số, “trẻ hóa nhân số” không phải là một giải pháp để VN “làm giàu”. Có thể việc này sẽ giúp cho đảng hốt thêm một mớ ngoại tệ (nhờ vào xuất khẩu lao động). Nhưng nhà nghèo đông con, thêm miệng ăn, thì gánh nặng càng thêm nặng.
Cho con đi ở đợ, làm đĩ, không phải là phương pháp làm giàu.
Mô hình chính trị là nguyên nhân khiến cho VN là một nước không chịu phát triển. Nhân sự đảng CSVN là một gánh nặng, như con đỉa hút máu, “ăn của dân không từ một thứ gì”. Thử đưa đảng này sang Nhật, Mỹ, Đức… lãnh đạo. Tôi chắc chắn là 10 năm sau các quốc gia này sẽ phá sản, sau đó xuống hàng chó ngựa không khác VN.
“Chưa giàu”, không thể giàu là tại đảng chớ không phải chớ không phải tại dân số “già”.
Trương Nhân TuấnĐây là một điều hết sức phi lý. VN được thiên nhiên ưu đãi mưa thuận gió hòa, có ruộng đất phì nhiêu, có biển, có rừng, có đủ thứ tài nguyên, quặng mỏ… VN lại là một quốc gia thuộc vùng trung tâm của phát triển kinh tế thế giới. Con người VN vừa cần cù siêng năng, vừa thông minh, ham học.
Nhưng VN là một quốc gia ngoại lệ không chịu phát triển. Nói trắng ra VN là một quốc gia không thể làm giàu.
Nếu so sánh với một đời người, quốc gia gọi là cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN đã đi sắp hết cuộc đời mà vẫn nghèo.
Đến bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng mới nhận thức rằng VN “chưa giàu đã già”, mặc dầu là lời thú tội ra vẻ chân thành, nhưng đã quá trễ.
(Dầu vậy lời thú tội này cũng rất hữu dụng để trả lời cho những tên bồi bút nâng bi vô liêm sỉ kiểu : đất nước thay da đổi thịt, ngày một tốt hơn.)
Thiên nhiên đã không còn ưu đãi. Đồng bằng sông Cửu Long, kho lương thực của cả nước (và thế giới) đe dọa bị ngập mặn. Kế hoạch “sống chung với lũ” của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mới đề ra hồi tháng rồi được áp dụng. Thực tế đó là sự “buông tay” của nhà nước, bỏ mặc người dân “sống chết mặc bây” trước đe dọa của thiên nhiên. Từ nay đảng và nhà nước không có “kế hoạch”, không có ban bệ tư vấn nào nữa cho ĐBSCL để chống lại với thiên nhiên.
Rõ ràng đảng và nhà nước (thấy không còn ăn được nữa) nên bỏ cuộc.
Nhưng không chừng lại là một điều may. Họa trung hữu phúc. Nhờ thiên thiên đe dọa mà dân miền Nam thoát khỏi cái ách “tư vấn của đảng” và “ban bệ nhà nước”. Vì thiên nhiên không phải lúc nào cũng tàn bạo và bóc lột (như đảng và nhà nước).
Trong khi rừng đã hết, vì đảng đã “ăn” vào nhiên nhiên không để lại một thứ gì. Những mỏ than, mỏ dầu khí… cái nào khai thác được thì đã khai thác cạn kiệt. Những mỏ dầu xa bờ thì bị TC tranh giành. Còn “biển đã chết” từ lâu vì ô nhiễm.
Nhưng điều tôi cho là tai họa của dân tộc này là giải pháp về “nhân số” của ông Trọng.
Sắp tới đảng có thể cho phép dân VN mỗi gia đình có thể có ba hoặc bốn đứa con. Mục đích là “trẻ hóa” dân số.
Nhưng “trẻ hóa” để làm gì, nếu không có một chính sách phát triển đúng đắn?
Loại trừ vài triệu người giàu có chiếm hữu tất cả tiện ích của xã hội, một khối dân chúng 90 triệu người nghèo hèn còn lại chen chúc trên một dãi đất eo hẹp. VN đã bước vào khổ nạn “dân mãn”. Người càng đông, càng sống chụp giựt ở các thành phố lớn.
Đảng và nhà nước luôn xem lao động rẻ như là một “điểm mạnh” của VN để thu hút tư bản nước ngoài đầu tư.
Với tư duy như vậy thì có đẻ ra thêm vài chục triệu lao động nữa, đất nước này vẫn không thể giàu.
Nhưng đảng và nhà nước có chính sách xuất khẩu lao động để lấy ngoại tệ. Lao động miền Bắc thì ưu tiên được đi các nước Châu Âu (như Đức) hay Nhật, Nam Hàn… Miền Trung (Thanh, Nghệ, Tĩnh) thì ưu tiên làm lao động ở Nhật, Nam Hàn, Đài loan… Bởi vì lao động này có “tay nghề”.
Còn miền Nam?
Về Sài gòn ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy một lượng đông đảo thanh niên, tráng niên làm nghề “bảo vệ”, mặc áo xanh đứng ngồi ở các vỉa hè, bên ngoài các cơ sở, công ty. Đây dĩ nhiên không phải là một “nghề”, mà là “ăn không ngồi rồi”.
Về miền Nam, có làng hầu hết con gái đều đi lấy “chồng ngoại”, phần lớn là Đài loan. Trong khi đỉ điếm đứng đường ở các vỉa hè Mã Lai, Indonesia, Thái Lan, thậm chí Cam Bốt… là gái miền Nam.
Đây là một thảm trạng của dân miền Nam mà ít ai thấy. Dân miền Nam vừa ít học vì nhà nước không đầu tư vào giáo dục. Đây cũng là vùng đất bị bỏ quên, từ hạ tầng cơ sở đường xá, điện nước cho tới những vấn đề xã hội, con người. Mà không có cơ sở hạ tầng thì không có công kỹ nghệ đầu tư. Đàn ông ở đây, không làm ruộng thì đi làm công. Phụ nữ, nếu không tìm chồng nước ngoài thì làm đĩ. Ngoài các thứ đó còn có gì làm để sống?
Theo tôi VN không “quá già” để không thể làm giàu được nữa. Có những quốc gia như Nhật, Thụy Sĩ… không được thiên nhiên ưu đãi như VN, nhưng đây là các quốc gia “già” nhưng rất giàu. Càng già họ càng giàu. Không chỉ giàu về vật chất mà còn cực kỳ giàu về văn hóa.
Chủ trương tăng nhân số, “trẻ hóa nhân số” không phải là một giải pháp để VN “làm giàu”. Có thể việc này sẽ giúp cho đảng hốt thêm một mớ ngoại tệ (nhờ vào xuất khẩu lao động). Nhưng nhà nghèo đông con, thêm miệng ăn, thì gánh nặng càng thêm nặng.
Cho con đi ở đợ, làm đĩ, không phải là phương pháp làm giàu.
Mô hình chính trị là nguyên nhân khiến cho VN là một nước không chịu phát triển. Nhân sự đảng CSVN là một gánh nặng, như con đỉa hút máu, “ăn của dân không từ một thứ gì”. Thử đưa đảng này sang Nhật, Mỹ, Đức… lãnh đạo. Tôi chắc chắn là 10 năm sau các quốc gia này sẽ phá sản, sau đó xuống hàng chó ngựa không khác VN.
“Chưa giàu”, không thể giàu là tại đảng chớ không phải chớ không phải tại dân số “già”.
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen