Sonntag, 15. Oktober 2017

Lãnh đạo mới UNESCO.

UNESCO lần đầu tiên có Lãnh đạo gốc Do Thái, một ngày sau khi Mỹ và Israel tuyên bố rút.
Một ngày sau khi Mỹ và Israel tuyên bố rút, Tổ chức Văn hóa-Khoa học-Giáo dục LHQ (UNESCO) quyết định bầu một người gốc Do Thái vào vị trí Tổng Giám đốc tổ chức này.

Bà Audrey Azoulay, cựu Bộ trưởng Văn hóa Pháp, đã vượt qua ứng viên hàng đầu Hamad bin Abdoulaziz Al-Kawari của Qatar, trong phiên bỏ phiếu ngày 13-10. Bà Azoulay sinh ra tại Pháp, trong một gia đình Morocco, gốc Do Thái.
Bà Azoulay được chọn là chiến thắng bất ngờ khi sau vòng bỏ phiếu thứ 3 ngày 12-10, bà còn xếp xa ứng viên Qatar. Ứng viên Qatar đã không huy động đủ sự ủng hộ từ các nước Ả Rập vùng Vịnh, khi cuộc khủng hoảng ngoại giao hai bên từ tháng 6 tới nay vẫn còn.
Bà Audrey Azoulay gốc Do Thái vừa đắc cử Tổng Giám đốc UNESCO, sau khi Mỹ, Israel tuyên bố rút. Ảnh: CULTURE
Ứng viên Ai Cập Moushira Khattab cũng không thành công dù có được sự ủng hộ của TC. Tên Đường Kiền, ứng viên TC rút tranh cử, chuyển sang ủng hộ bà Khattab sau khi Mỹ, Israel tuyên bố rút khỏi UNESCO. Tất cả có 9 ứng viên tham gia tranh cử vị trí Tổng Giám đốc UNESCO.
Đây sẽ là lần đầu tiên UNESCO có Tổng Giám đốc gốc Do Thái. Bà Azouley nhận cương vị Tổng Giám đốc UNESCO trong bối cảnh tổ chức này đang trong cảnh khó khăn, vừa thiếu tiền do Mỹ đã ngưng đóng góp từ năm 2011, đấu đá về chính trị, lại vừa mất đi 2 thành viên là Mỹ và Israel nữa.
Mỹ ngày 12-10-2017 tuyên bố: Sẽ chính thức rút khỏi UNESCO vào cuối năm 2018, phản đối UNESCO thành kiến với Israel. Ngay sau tuyên bố của Mỹ, Israel cũng ra tuyên bố tương tự.
Nói về quyết định của Mỹ, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley ngày 12-10 gay gắt rằng: Tình trạng chính trị hóa ở UNESCO đã trở thành nỗi xấu hổ. Bà Haley liệt kê các “hành động điên rồ” của UNESCO mà Mỹ bất mãn: Công nhận thành cổ Hebron nằm tại khu vực Israel kiểm soát ở Bờ Tây là di sản thế giới của Palestine, giữ Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong Ủy ban Nhân quyền UNESCO.
“Tiền thuế người dân Mỹ sẽ không còn phải trả cho các chính sách đi ngược lại các giá trị của chúng tôi” - theo bà Haley.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn Foreign Policy ngày 13-10, Tổng Giám đốc UNESCO sắp mãn nhiệm, bà Irina Bokova nói: Không có chuyện UNESCO có thành kiến với Israel.
Tổng Giám đốc sắp mãn nhiệm của UNESCO: Irina Bokova. Ảnh: YOUTUBE.
“Trách nhiệm của tôi là luôn tìm kiếm sự cân bằng và công bằng. Không thể nói UNESCO là một nỗi xấu hổ” – theo bà Bokova.
Bà Bokova cho biết: UNESCO luôn hợp tác chặt với chính phủ Mỹ về ưu tiên chính sách đối ngoại: Chống khủng bố, cực đoan. UNESCO cũng thực hiện các chương trình chống mua bán đồ cổ của IS, thực hiện các chương trình giáo dục ở Afghanistan, Iraq nhằm giảm mầm mống cực đoan.
ĐĂNG KHOA.   ./.



__._,_.___

Posted by: van tran <vantran4444@me.com>

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen