Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Nói đến VNCH thì phải nói đó là một chế độ nhân bản, quyền con
người được thể hiện rõ nét. Chẳng thế mà những người chế độ này
biết rõ là phục vụ cho CS như Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫn, Nguyễn
Thành Trung vẫn ung dung tự tại sống dưới chế độ này cho tới ngày
30/04/1975 hay sao.
Thời đó chế độ VNCH còn non nớt mới thành lập quốc gia, còn nhiều
trở ngại cần dẹp bỏ và chống như thời tổng thống Ngô Đình Diệm đã
tuyên chiến với 3 loại giặc.
- 1- Giặc dốt.
- 2- Giặc đói.
Ngoài ra còn một loại giặc nội xâm là loại giặc lợi dụng quyền tự
do biểu tình, lợi dụng sự tôn trọng nhân quyền của chế độ VNCH xách
động gây rối trong miền Nam thời đó.
Khi QLVNCH đánh chiếm chỗ nào hay tấn công vào hang ổ của VC,
QLVNCH tránh oanh tạc hoặc pháo vào khu vực đó nếu có dân cư sinh
sống đông đúc, trừ ra đám dân bà con với VC tập kết cho chúng ẩn
núp trong nhà để tấn công QLVNCH mỗi khi có cuộc hành quân tảo
thanh đám du kích hay lực lượng địa phương của MTDTGPMNVN gọi chung
là VC.
Bằng chứng hiển nhiên là khi đụng trận người dân thường kéo nhau
chạy về phía QLVNCH để được giúp đỡ tản cư khi chạy loạn và được
bảo vệ mạng sống an toàn trước khi quay về làng cũ.
Những người lính VNCH đã dùng thân thể, lấy tính mạng của mình để
che chở cho những người dân nằm trong vùng kiểm soát của họ, đôi
khi nhường phần lương khô, lương tươi của mình chia sớt với những
người dân bên cạnh họ.
Lính CSVN thì sao?
Họ bất chấp tính mạng của người dân ở các làng mạc hay trong thành
phố, thích pháo chỗ nào là pháo vào chỗ nấy bất chấp khu vực trường
học hay chợ búa.
Họ nhẫn tâm đặt mìn, quăng lựu đạn bất cứ chỗ nào họ muốn thí dụ
như nhà hàng nổi Mỹ Cảnh ngày xưa, khách sạn Caravelle, khu vực nơi
đông người đang biểu tình,
Ngày 2 tháng Hai 1960: VC phá và đốt chùa Phật giáo ở làng Phước
Thành tỉnh Tây Ninh, đâm chết thiếu niên 17 tuổi tên Phan Văn Ngọc
do em này kháng cự.
Ngày 22 tháng Tư 1960: Khoảng 30 cán bộ võ trang VC ruồng bố làng
Thới Long tỉnh An Xuyên định bắt Cao văn Nành 45 tuổi. Dân làng tụ
lại phản đối. Việt Cộng nổ súng giết chết một thiếu niên 16
tuổi.
Ngày 23 tháng Tám 1960: Việt Cộng đang đêm bắt hai giáo viên Nguyễn
Khoa Ngôn và Nguyễn Thị Thiệt đến trường Rau Ran tỉnh Phong Dinh để
chứng kiến cảnh chúng xử tử hai người đàn ông tên Cảnh và Văn để
răn đe và gây khiếp đảm.
Ngày 24 tháng Chín 1960: Một toán VC lục phá và đốt cháy tiêu
trường An Lạc tỉnh An Giang.
Ngày 28 tháng Chín 1960: VC chận xe của Cha xứ Hoàng Ngọc Minh,
giáo phận Kontum, dùng súng máy bắn ông chết, xong còn cắm cọc tre
vào người ông. Tài xế Huỳnh Hữu, cháu cha Minh, bị thương
nặng.
Ngày 30 tháng Chín 1960: Một toán VC bắt nông dân Trương văn Đáng
67 tuổi ra trước một phiên “tòa án nhân dân”, cáo buộc tội ông mua
hai mẫu ruộng mà trái lệnh chúng không giao cho người khác. Ông bị
VC bắn chết trên mảnh ruộng của ông sau phiên xử.
Ngày 6 tháng Mười Hai 1960: VC đặt chất nổ nhà bếp Sân Cù Sài Gòn
làm chết một phụ bếp và làm bị thương hai đầu bếp.
Báo cáo tổng kết các vụ VC khủng bố năm 1960 của chính phủ VNCH nạp
trình cho Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến gồm có 284 chiếc cầu
bị phá hoại, 60 trạm y tế bị đốt. Và do hậu quả của những trường
học bị VC phá hủy, việc học của 25,000 học sinh bị ảnh hưởng.
Ngày 22 tháng Ba 1961: 20 nữ sinh đi xe đò trên đường từ Sài Gòn về
Vũng Tàu sau khi tham dự Lễ Hai Bà Trung bị VC giật mìn và xả súng
bắn làm thiệt mạng hai nữ sinh và làm bị thương 10 em khác.
Ngày 15 tháng Ba 1961: 12 sơ nữ tu dòng Chúa Quan Phòng đi xe đò từ
Tây Ninh đi Sài Gòn bị VC phục kích chận lục soát hành lý. Sơ
Theophile phản đối nên bị chúng bắn chết tại chỗ và sơ Phan thị Nở
bị thương.
Ngày 26 tháng Bảy 1961: Hai dân biểu gốc người Thượng tên Rmah Pok
and Yet Nic Bounrit bị VC phục kích bắn chết gần Đà Lạt cùng với
một giáo viên cùng đi thăm viếng một làng định cư.
Ngày 20 tháng Chín 1961: Một lực lượng hàng ngàn VC tràn ngập thị
xã Phước Vinh tỉnh Phước Thành, đốt phá mọi cơ sở hành chánh, chặt
đầu hầu hết công chức trong thị xã, chiếm giữ trọn ngày trước khi
rút lui.
Tháng Mười 1961: Nghiên cứu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ước đoán số
lượng dân chúng VNCH bị VC giết mỗi tháng là một ngàn năm trăm
người.
Ngày 13 tháng Mười Hai 1961: Cha Bonnet người Pháp thuộc giáo phận
Kontum bị quân khủng bố VC ám sát trong lúc ông viếng thăm giáo dân
ở Ngok Rongei.
Ngày 20 tháng Mười Hai 1961: kỹ sư S. Fuka người Nhật làm việc cho
dự án đập thủy điện Đa Nhim bị VC chận đường bắt cóc. Số phận của
ông ra sao không bao giờ được rõ.
Ngày 1 tháng Giêng 1962: VC chém chết ông Lê văn Thiều 63 tuổi, thủ
lãnh lao công tại đòn điền cao su nơi ông làm việc.
Ngày 2 tháng Giêng 1962: VC giết chết hai nhân viên tên Pham văn
Hải và Nguyễn văn Thạch trong đoàn diệt trừ sốt rét đang làm việc ở
địa điểm cách khoảng 20km về phía nam Sài Gòn.
Ngày 20 tháng Hai 1962: VC ném 4 quả lựu đạn vào một đám dân làng
đang xem hát ở Cần Thơ, giết chết 24 phụ nữ và trẻ con và làm cho
84 người khác bị thương.
Ngày 8 tháng Tư 1962: VC xử tử hai tù thương binh Hoa Kỳ gần làng
An Châu Trung phần Việt Nam. Hai thương binh Mỹ này bị trói và bị
bắn vào mặt vì họ không đi theo kịp toán VC đang rút lui.
Ngày 19 tháng Năm 1962: Khủng bố VC ném lựu đạn vào nhà hàng
Aterbea ở Sài Gòn làm bị thương viên quản lý đoàn xiệc đến từ Bá
Linh và tham vụ văn hóa Tòa Đại Sứ Tây Đức ở Sài Gòn.
Ngày 20 tháng Năm 1962: VC đánh bom trước khách sạn Hưng Đạo Sài
Gòn, nơi cư ngụ của quân nhân Hoa Kỳ, làm bị thương 8 người Việt và
3 quân nhân Mỹ đang đứng bên ngoài khách sạn.
Ngày 12 tháng Sáu 1962: VC phục kích xe đò hành khách gần Lệ Tri
tỉnh An Giang giết chết tất cả người trên xe gồm tài xế, người phụ
lơ và hành khách.
Ngày 4 tháng Ba 1963: VC chận xe trên đường Sài Gòn Đà Lạt, bắn
chết 2 nhà truyền giáo Tin Lành là Elwood Forreston, người Mỹ, và
Gaspart Makil, người Phi Luật Tân. Hai đứa con song sinh của Makil
bị bắn và bị thương.
Ngày 16 tháng Ba 1963: VC ném lựu đạn vào một ngôi nhà của một gia
đình người Mỹ đang tiếp khách ăn tối ở Sài Gòn, giết chết một
thương gia người Pháp và làm bị thương 4 người khác.
Ngày 3 tháng Tư 1963: Khủng bố VC tung hai quả lựu đạn vào một
trường học ở Long Xuyên, giết chết một giáo viên và hai người lớn
đang xem học sinh trình diễn ca nhạc hàng năm.
Ngày 4 tháng Tư 1963: VC ném lựu đạn vào khán giả đang xem chiếu
bóng ở một làng quê quận Cao Lãnh tỉnh Định Tường, giết chết 4
người và làm bị thương 11 người khác.
Ngày 23 tháng Năm 1963: VC đánh bom bằng hai chiếc xe đạp có gài
chất nổ trên đường phố Sài Gòn giết chết hai người và làm bị thương
10 người khác.
Ngày 12 tháng Chín 1963: Cô giáo Võ Thị Lộ 26 tuổi ở An Phước tỉnh
Kiến Hòa sau 3 ngày bị VC bắt cóc, đã bị VC cắt cổ chết và vứt thây
ở rìa làng.
Ngày 16 tháng Mười 1963: Hai chiếc xe đò ở Kiến Hòa và Quảng Tín bị
trúng mìn VC khiến cho 18 hành khách tử vong và 23 người khác bị
thương.
Ngày 9 tháng Mười Một 1963: Trong một ngày 3 vụ ném lựu đạn xảy ra
tại 3 địa điểm khác nhau tại Sài Gòn làm bị thương 16 người.
Ngày 9 tháng Hai 1964: VC kích nổ bom tại một sân vận động thể thao
nơi người Mỹ chơi banh làm cho 2 chết và 41 bị thương trong đó có 4
phụ nữ và 5 trẻ em. Một phần bom khác không nổ, nếu không, số người
tử thương sẽ cao hơn nhiều.
Ngày 16 tháng Hai 1964: Khủng bố VC kích nổ bom tại rạp chiếu bóng
Kinh Đô ờ Sài Gòn gây tử thương 3 người Mỹ và làm bị thương 32
người khác.
Ngày 14 tháng Bảy 1964: Phạm Thảo, chủ tịch ủy ban hành động Công
giáo tỉnh Quảng Ngãi bị VC xử tử khi ông về thăm sinh quán làng Phổ
Lợi Quảng Ngãi.
Tháng Mười 1964: Giới chức Hoa Kỳ tại Sài Gòn cho biết từ đầu năm
đến tháng Mười 1964 VC đã giết chết 429 viên chức địa phương của
VNCH và bắt cóc 482 người khác.
Ngày 4 tháng Mười, 1965: Sân vận động Cộng Hòa bị đặt bom làm 11
người thiệt mạng, 42 thường dân khác bị thương.
Ngày 5 tháng Mười, 1965: Bom nổ trên một chiếc taxi trên đường phó
chính ở Sài Gòn, có thể do bom phát nổ sớm hơn giờ ấn định, làm hai
người chết và 10 bị thương.
Ngày 4 tháng 12, 1965: Bom khủng bố nổ trước một biu đing cư xá
quân nhân ngoại quốc ở Saigon làm 137 người bị thương gồm 72 người
Mỹ, 3 người Tân Tây Lan và 62 người Việt.
Ngày 12 tháng 12, 1965: Hai trung đội khủng bố VC giết 23 công nhân
đào kinh trong một ngôi chùa Phật giáo ở Tân Hưng tỉnh Định Tường
và 7 người bị thương.
Ngày 30 tháng 12, 1965: Ký giả Từ Chung của nhật báo Chính Luận bị
VC kê súng bắn vào đầu khi ông từ tòa soạn về nhà để ăn trưa vì
trước đó ông đã cho đăng lên báo lời hăm dọa mà ông nhận được của
cộng sản.
Ngày 7 tháng 1, 1966: Cộng sản gài và giật nổ một quả mìn Claymore
tại cổng vào phi trường Tân Sơn Nhất, làm 2 người chết và 12 bị
thương.
Ngày 17 tháng 1,1966: Cộng sản giật mìn xe đò trên công lộ tỉnh
Kiến Tường làm chết 26 thường dân, trong đó có 7 trẻ em, và 8 người
bị thương.
Ngày 29 tháng 1, 1966: VC giết chết cha xứ Phan Khắc Dậu 74 tuổi ở
Thạnh Trị tỉnh Kiến Tường cùng với 5 giáo dân. Đám khủng bố xúc
phạm và hủy hoại thánh kinh và tượng chúa cùng các vật dụng
khác.
Ngày 2 tháng Hai, 1966: Một toán du kích VC phục kích bắn xả vào
một chiếc xe Jeep chở nhân viên ty thông tin tỉnh Hậu Nghĩa, làm 6
chết và một bị thương.
Ngày 14 tháng Hai, 1966: VC gài nổ hai quả mìn dưới xe đò gần Tuy
Hòa giết chết 48 nông dân và làm bị thương 7 người khác.
Ngày 18 tháng Ba, 1966: Thêm 15 hành khách xe đò chết và 4 bị
thương vì trúng mìn VC 8km phía tây Tuy Hòa tỉnh Phú Yên.
Ngày 22 tháng Năm, 1966: Quân khủng bố VC đang đêm tấn công một khu
nhà trú ngụ của nhân công đào kinh tỉnh An Giang, giết chết 18 đàn
ông, 1 phụ nữ và 4 trẻ em.
Ngày 10 tháng Chín, 1966: Trong đêm trước ngày bầu cử Quốc Hội miền
Nam, Việt Cộng tung ra 166 cuộc tấn công trên toàn quốc, phá hoại
địa điểm đặt thùng phiếu, bắt cóc và ám sát.
Ngày 11tháng Chín, 1966: Trong ngày bầu cử, khủng bố VC giết chết
19 cử tri, làm bị thương 120 người, đốt phá phòng phiếu, đặt mìn vệ
đường và ám sát.
Ngày 24 tháng Chín, 1966: Quân đội Hoa Kỳ giải cứu 11 tù nhân tại
một trại giam của VC ở tỉnh Phú Yên. Có 70 tù nhân bị VC bỏ đói đến
chết và 20 người khác chết vì tra tấn.
Ngày 11 tháng Mười, 1966: Theo sự chỉ dẫn của một thiếu niên 14
tuổi, lực lượng Đồng Minh tìm thấy một nhà tù VC ở tỉnh Bình Định
với 12 tử thi tù nhân đã bị VC bắn và ném lựu đạn chết trước khi
chúng tẩu thoát.
Ngày 22 tháng Mười, 1966: Một cán bộ nông thôn nửa đêm bị VC vào
nhà bắn chết ở Bình Chánh tỉnh Gia Định.
Ngày 24 tháng Mười, 1966: Một chiếc xe đò chạy tuyến đường Huế –
Quảng Trị trúng mìn VC tại Phong Điền khiến 15 hành khách bị
thương.
Ngày 27 tháng Mười, 1966: VC tung lựu đạn vào nhà dân ở Ban Mê
Thuột giết chết 2 người và làm bị thương 7 người gồm trẻ em và phụ
nữ.
Ngày 28 tháng Mười, 1966: Cảnh sát kịp thời bắt giữ một nữ du kích
VC định đặt bom dưới khán đài lễ hội ở Khánh Hưng tỉnh Ba
Xuyên.
Ngày 1 tháng 11, 1966: VC pháo kích Sài Gòn trong Ngày Cách Mạng
giết chết và làm bị thương 51 người.
Ngày 2 tháng 11, 1966: VC ném lựu đạn vào trường đua Phú Thọ Sài
Gòn làm 2 người chết và 8 người bị thương. Cùng ngày một toán khủng
bố VC tấn công quận châu thành tỉnh Phong Dinh, đặt chất nổ gây hư
hại cầu sắt Đầu Sấu.
Ngày 3 tháng 11, 1966: Khủng bố VC xâm nhập ngoại ô Sài Gòn và pháo
kích 24 phát vào trung tâm thủ đô. Các nơi bị trúng đạn là Chợ Bến
Thành, nhà thương Grall, nhà thờ Đức Bà và một số nhà dân cư; có 8
người chết và 37 người bị thương nặng.
Ngày 4 tháng 11, 1966: VC bắn súng cối vào một làng tỉnh Hậu Nghĩa,
làm một người chết và 8 người bị thương. Cùng ngày VC tấn công một
làng ở Tây Ninh làm 6 người chết và một số bị thương.
Ngày 7 tháng 11, 1966: VC bắt cóc hai viên chức hành chánh trên
tỉnh lộ 8 tỉnh Quảng Đức.
Ngày 16 tháng 11, 1966: Một chiếc xe đạp chứa chất nổ do khủng bố
VC gài phát nổ trên đường Nguyễn Văn Thoại Sài Gòn khiến hai quân
nhân và một thường dân bị thương.
Ngày 19 tháng 11, 1966: VC pháo kích tổng cộng 28 phát đạn súng cối
ở Cần Giộc và Cần Đước tỉnh Long An gây cho 2 trẻ em chết và 17
người bị thương.
Ngày 20 tháng 11, 1966: Hai cảnh sát viên bị thương khi gỡ băng rôn
VC có gài chất nổ.
Ngày 23 tháng 11, 1966: VC mặc quân phục giả dạng binh sĩ VNCH giết
chết cảnh sát gác cầu ở Khánh Hưng tình Ba Xuyên và ném 2 quả lựu
đạn làm 2 binh sĩ và 7 thường dân bị thương.
Ngày 26 tháng 11, 1966: VC gài mìn Claymore ở sân chơi trường tiểu
học Trịnh Hoài Đức ở An Thạnh tỉnh Bình Dương cạnh một địa điểm
huấn luyện của một đơn vị Đại Hàn. Mìn nổ giết chết 3 binh sĩ Đại
Hàn và làm bị thương một học viên người Việt.
Ngày 30 tháng 11, 1966: VC pháo kích chợ Tân Uyên tỉnh Biên Hòa
giết chết 3 thường dân và làm bị thương 7 người khác.
Ngày 4 tháng 12, 1966: Một đơn vị đặc công VC phá thủng chu vi
phòng thủ 20,8 cây số xung quanh Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt và
pháo kích khu vực trong 4 giờ. Lực lượng bảo vệ Mỹ và VNCH sau đó
đã đẩy lui toán đặc công này, giết chết 18 người. Một máy bay trinh
sát 101 của Mỹ bị thiệt hại nặng. Quân du kích quay lại trong đêm
cùng ngày, nhưng lực lượng phòng thủ một lần nữa đã đẩy lui, giết
thêm 11 đặc công Việt Cộng.
Ngày 7 tháng 12, 1966: Du kích Việt Cộng dùng súng lục Đông Đức ám
sát dân biểu Trần Văn Văn khi ông đang trên đường đi đến trụ sở
Quốc Hội. Hai tên du kích bị bắt.
Ngày 10 tháng 12, 1966: Du kích Việt Cộng ném lựu đạn vào sân chơi
của ty Chiêu Hồi tỉnh Bình Dương làm cho 3 trẻ em bị thương nặng.
Cùng ngày, một xe đò trúng mìn Việt Cộng ở Phong Dinh khiến 5 hành
khách toàn phụ nữ thiệt mạng và làm tài xế bị thương nặng.
Ngày 27 tháng 12, 1966: Dân biểu bác sĩ Phan Quang Đán may mắn
thoát chết khi xe ông phát nổ ở Gia Định. Bánh chất nổ gắn dưới
lườn xe của ông kích nổ khi ông mở cửa xe bước ra. Bác sĩ Đán bị
thương nhưng một phụ nữ đi đường tử thương và 5 người bộ hành khác
bị thương.
Ngày 6 tháng 1, 1967: Một cảnh sát viên ở quận Tân Châu tỉnh Kiến
Phong bị Việt Cộng hành quyết trước sự chứng kiến của gia
đình.
Ngày 7 tháng 1, 1967: Việt Cộng đặt chất nổ phá sập một lớp học và
một trạm y tế quận Hồng Ngự tỉnh Kiến Phong.
Ngày 8 tháng 1, 1967: Việt Cộng ném lựu đạn vào nhà một xã trưởng
tỉnh An Xuyên làm một đứa con của ông ta chết và làm bị thương 3
thành viên khác trong gia đình.
Ngày 12 tháng 1, 1967: VC phục kích xe đò trên Quốc lộ 14 ở Tân
Cảnh giết chết 3 thường dân và làm bị thương 3 quân nhân.
Ngày 21 tháng 1, 1967: VC đột nhập làng Buôn Hô tỉnh Darlac gom dân
tuyên truyền và bắt đi 6 thanh thiếu niên.
Ngày 6 tháng 2, 1967: VC bố ráp Liêu Trì tỉnh Quảng Tín bắt cóc
giáo viên và viên chức . Giáo viên bị giết sau đó. Cùng ngày VC ném
lựu đạn một buổi tiếp tân của Phó Tỉnh trưởng Kontum, giết chết
Trưởng Ty Giáo Dục và 2 viên chức khác cùng 8 người bị thương
nặng.
Ngày 4 tháng 3, 1967: Biết tin một đơn vị VNCH hành quân giải cứu,
toán canh tù VC trói 12 tù nhân VNCH xong bắn, đâm và cắt cổ. Chỉ
có hai người được cứu sống.
Ngày 5 tháng 3, 1976: VC mở 2 vụ đột kích ban đêm giết hai cán bộ
xây dựng nông thôn ở Vĩnh Phú tỉnh Phú Yên. Trong một vụ khác, thêm
7 người khác bị giết và 4 người bị thương.
Ngày 30 tháng 3, 1967: VC pháo kích trại gia binh tỉnh lỵ Bạc Liêu,
phá hủy 200 căn nhà, giết chết 32 người.
Ngày 13 tháng 4, 1967: VC nhắm mục tiêu khủng bố ban đêm vào một
đoàn văn nghệ trình diễn ở Lữ Sơn gần Đà Nẵng. Trưởng và phó đoàn
đều bị giết, 2 đoàn viên bị thương.
Ngày 14 tháng 4, 1967: Du kích VC bắt cóc Nguyễn Văn Sơn, người ra
ứng cử hội đồng làng thuộc quận Bình Chánh tỉnh Gia Định.
Ngày 16 tháng 4, 1967: VC ám sát một ứng cử viên hội đồng làng Cẩm
Hà tỉnh Quảng Nam. Thân nhân trong gia đình cũng bị vạ lây gồm 1 em
bé chết và 3 người lớn bị thương.
Ngày 18 tháng 4, 1967: VC tấn công vào ấp Suối Chồn thuộc tỉnh Long
Khánh đông bắc Sài Gòn, giết chết 5 cán bộ xây dựng nông thôn, làm
bị thương 3 người và bắt cóc 7 người. Trong số 5 người bị giết có 3
cô gái trẻ bị trói và bắn vào đầu. Một phần ba nhà cửa trong ấp bị
VC đốt cháy rụi.
Ngày 26 tháng 4, 1967: Nguyễn Cầm, trưởng ấp Ba Đàn tỉnh Quảng Nam
bị VC giết.
Ngày 10 tháng 5, 1967: Một chiếc xe đò cán trúng mìn VC ở tỉnh Phú
Bổn làm một hành khách chết, tài xế và 5 hành khách khác bị
thương.
Ngày 11 tháng 5, 1967: Bác sĩ Trần Văn Lữ Y, bộ trưởng Y Tế tường
trình trước Tổ Chức Y Tế Thế Giới ở Geneva rằng trong 10 năm qua có
hơn 200 nhân viên y tế bị VC giết hại. Con số chính xác là 211
người gồm bác sĩ và y tá đã bị VC giết hoặc bắt cóc; 174 bệnh xá,
bệnh viện và nhà bảo sanh bị phá hủy, 40 xe cứu thương bị trúng mìn
hoặc bị bắn bằng súng máy.
Ngày 16 tháng 5, 1967: VC mở hai vụ khủng bố ở hai tỉnh Quảng Tín
và Quảng Trị giết chết 8 cán bộ xây dựng nông thôn và làm 5 người
bị thương.
Ngày 24 tháng 5, 1967: VC tung lựu đạn vào nhà trưởng ban thông tin
Phú Thạnh tỉnh Biên Hòa giết chết ông cùng với hai đứa con lúc 3
giờ sáng.
Ngày 29 tháng 5, 1967: Đặc công người nhái VC từ dưới Sông Hương ở
Huế làm nổ một khách sạn nơi các thành viên của Ủy Hội Quốc Tế Kiểm
Soát Đình Chiến thường trú ngụ. Không có thành viên nào của 3 nước
hội viên là Ấn Độ, Gia Nã Đại và Ba Lan bị nguy hại; Vụ tấn công
của VC làm cho 5 thường dân người Việt tử thương và 15 bị thương.
80% khách sạn bị hư hại.
Ngày 2 tháng 6, 1967: Hai trung đội VC có trang bị súng máy giữa
khuya tấn công Trung Tâm Chiêu Hồi tỉnh Long An làm 5 binh sĩ và 5
thường dân bị thương.
Ngày 27 tháng 6, 1967: Một xe đò đầy hành khách cán phải mìn VC ở
đông nam Lai Khê tỉnh Bình Dương khiến 23 người trên xe đều
chết.
Ngày 6 tháng 7, 1967: 7 trẻ em đi bộ trên đường lộ để đến chùa tại
xã Cẩm Phổ tỉnh Quảng Nam nhằm lúc một xe hàng chạy ngang làm nổ
một quả mìn chống tăng do VC gài khiến một em chết vầ em bị
thương.
Ngày 13 tháng 7, 1967: Một nhà hàng ở Huế bị VC gài bom nổ làm chết
2 thực khách người Việt, làm bị thương 12 người Việt, 7 người Mỹ và
1 người Phi Luật Tân.
Ngày 14 tháng 7, 1967: VC giả dạng binh lính VNCH tấn công một trại
tù tỉnh Quảng Nam, giải thoát cho 1,000 trên tổng số 1,200 tù nhân,
xử tử 30 người tại sân trại. 10 thường dân bị giết và 29 thường dân
khác bị thương khi VC mở đường rút lui.
Ngày 25 tháng 7, 1967: VC vào nhà dân ở Bình Triệu tỉnh Long An bắt
đi 4 đàn ông, 1 phụ nữ và đứa con trai 16 tuổi của bà. Sáng hôm sau
trên tỉnh lộ 13, người ta tìm thấy thi thể 6 người này với hai tay
bị trói sau lưng và mỗi người có một vết đạn bắn vào đầu.
Ngày 5 tháng 8, 1967: Khủng bố VC bắt một bé gái học sinh cầm một
quả lựu đạn đã rút chốt sẵn dặn em đưa cho thầy cô giáo của em. Em
học sinh này đi đến trường em thuộc tỉnh An Xuyên đang có chương
trình đặc biệt cổ động cho chiến dịch Rủ Nhau Đi Bầu Tháng Chín.
Vừa tới cửa lớp học, em học sinh buông tay thả lựu đạn khiến cho em
chết và làm 9 em học sinh ngồi trong lớp bị thương.
Ngày 24 tháng 8, 1967: VC ném bom vào nhà một cảnh sát viên ở Cần
Thơ làm một người chết và 4 người bị thương.
Ngày 26 tháng 8, 1967: Xe đò chở hành khách cán trúng mìn trong
tỉnh Kiến Hòa làm cho 22 người chết và 6 người bị thương.
Ngày 27 tháng 8, 1967: VC gia tăng các vụ khủng bố bằng pháo kích
một tuần trước ngày bầu cử tổng thống và thượng nghị viên. 46 chết
và 227 bị thương ở Cần Thơ. 10 chết và 10 bị thương trong tỉnh
Phước Long. 9 thường dân và 5 trẻ em bị thương ở Ban Mê Thuột. 2
chết và 1 bị thương ở Bình Long. 6 người bị bắt cóc ở làng Phước
Hưng tỉnh Thừa Thiên.
Ngày 29 tháng 8, 1967: VC xâm nhập 4 xã thuộc quận Thăng Bình tỉnh
Quảng Nam, giết chết 2 và bắt đi 6 người.
Ngày 1 tháng 9, 1967: VC phá quốc lộ 4 trong tỉnh Định Tường với 6
hố bom khiến mọi lưu thông tắt nghẽn ngoại trừ một xe cứu thương
quân đội cán trúng mìn áp suất khiến 13 hành khách chết và 23 bị
thương.
Ngày 3 tháng 9, 1967: Trong ngày bầu cử, vụ khủng bố VC đầu tiên
xảy ra tại một địa điểm bỏ phiếu ở Tuy Hòa Phú Yên khiến 3 chết và
42 bị thương. Tính chung trong buổi sáng ngày bầu cử. có tổng cộng
48 cử tri bị VC sát hại.
Ngày 8 tháng 11, 1967: Trung tâm tị nạn Kỳ Chánh tỉnh Quảng Tín bị
VC xâm nhập giết chết 4, làm bị thương 9 và bắt đi 9 người khác,
lớp học bị đốt.
Ngày 5 tháng 12, 1967: Một trong những vụ VC khủng bố tồi tệ nhất
gây tiếng vang lớn là cuộc thảm sát ở Dak Son tỉnh Phước Long.
Người Mỹ ví nó như vụ thảm sát làng Lidice ở Tiệp Khắc dưới thời
nước này bị Đức Quốc Xã chiếm đóng. Dak Son là một làng người
Thượng với khoảng 2,000 dân. Vì ngôi làng này gần một căn cứ quân
đội Mỹ và được dân làng có thiện cảm, VC căm thù muốn tiêu diệt.
Hơn 300 VC trang bị 60 súng phun lửa đang đêm tấn công định thiêu
sống tất cả: người già trẻ lớn bé, gia súc, thực phẩm, nhà cửa…
Sáng hôm sau, một cảnh hoang tàn với từng đống thây người chết cháy
thành than cùng với mọi vật. Tổng cộng có 252 người chết, hai phần
ba là phụ nữ và trẻ em. 200 người bị bắt đi và không bao giờ trở
lại. Số người còn sống sót là vì cư trú trong các dãy nhà khác và
vì VC đã dùng hết nhiên liệu phun lửa.
Một số hình ảnh và tổng hợp những vụ khủng bố dã man đã cho thấy
một chế độ tàn ác, bất chấp sinh mạng của người dân, ác độc đến nỗi
trẻ em cũng là nạn nhân khi họ pháo kích vào trường học Cai Lậy.
Thế mà đám DLV cứ leo lẻo ngậm máu phun người đổ thừa cho chế độ
VNCH là tàn ác. chúng cứ nhai đi nhai lại cái vụ Mỹ Lai khi quân
đội Mỹ tấn công vào sào huyệt của VC thì bị phục kích từ trong
những ngôi nhà bắn ra, rõ ràng là đám dân đó chứa chấp VC và nuôi
giấu trong nhà nên khi Mỹ bị thương và chết mấy mạng họ mới nổi
điên lên huỷ diệt làng VC này, trong chiến tranh chuyện này xảy ra
là lẽ đương nhiên.
Hình ảnh và những tổng hợp vẫn còn rất nhiều thiếu sót chưa đầy đủ
nhưng cũng có thể kết luận chế độ nào ác, chế độ nào dã man, chế độ
nào bất chấp mạng sống của người dân chỉ để đạt được mục đích mà
mình theo đuổi. Quý vị DLV hãy tự suy nghĩ đừng để bị chế độ CSVN
lừa dối và bịp bợm nữa.(NPH tô đậm và tô mầu)
Ngày 12/10/2017
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen