Anh Quốc : Các tổ chức từ thiện muốn chặn đứng nạn buôn người ngay từ Việt Nam
Các tổ chức từ thiện chống nạn bóc lột nô lệ ở Anh, hôm qua
20/10/2017, cho rằng, công tác đẩy mạnh việc gây quỹ nhằm ngăn chặn
nạn buôn người từ Việt Nam sang Anh làm nô lệ trong các nhà thổ,
tiệm sửa móng và các trại trồng cần sa, cần phải ưu tiên những
người dễ bị rơi vào tay những kẻ buôn người nhất.
Bà Mimi Vu, giám đốc khối vận động chính sách của Quỹ Vòng Tay Thái
Bình (Pacific Links Foundation) tại Việt Nam, khẳng định rằng, « ngăn chặn thực sự là cách duy nhất để tạo nên điều khác biệt ». Theo bà, nhiều nạn nhân bị vướng vào các mạng lưới buôn người
bởi họ mơ ước được ra nước ngoài làm việc và mang theo niềm hy vọng
của gia đình.
Chính phủ Anh tuần này đã thông qua một khoản tiền trị giá 3 triệu bảng để truy bắt những kẻ buôn người, giúp đỡ các nạn nhân, cũng như giúp những người khác tránh được những cạm bẫy của những mạng lưới buôn người. Đây là một phần trong chiến dịch chống tội phạm của chính phủ Anh đối với những quốc gia thường xuyên có nạn nhân bị đưa sang Anh làm nô lệ, từ Nepal đến Nigeria.
Theo ông Justine Curell, giám đốc điều hành của tổ chức chống nạn bóc lột nô lệ Unseen, chính phủ Anh cần có cách tiếp xúc dài hạn đối với những sáng kiến này, và làm việc chặt chẽ với chính quyền và các nhà hoạt động ở các nước sở tại.
Khoản tài trợ này góp phần hiện thực hóa cam kết hồi tháng trước của London về việc tăng khoản tiền hỗ trợ cho các dự án chống nạn bóc lột nô lệ lên 150 triệu bảng, với 33,5 triệu sẽ được dành cho các nước « có nguy cơ cao », trong đó có Việt Nam. Theo ước lượng của chính phủ Anh, có khoảng 13 000 người bị cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục và lao động như nô lệ tại gia đình. Tuy nhiên, cảnh sát Anh cho rằng, đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Thành viên Ủy ban độc lập chống nạn nô lệ, ông Kevin Hyland, tháng trước đã hối thúc chính phủ Anh phát triển chương trình chống nạn buôn người ở Việt Nam, đồng thời thắt chặt việc kiểm soát các tiệm làm móng, vốn nổi tiếng là bóc lột các nạn nhân chủ yếu đến từ Việt Nam.
Việt Nam nằm trong nhóm 3 quốc gia có số lượng nhiều nhất các nạn nhân của nạn bóc lột nô lệ thời hiện đại ở Anh. Phần lớn các nạn nhân trong số đó là phụ nữ và trẻ em. Cách đây không lâu, hơn 150 thiếu niên người Việt, từng được giải cứu khỏi tay những kẻ buôn người, đã mất tích hẳn khỏi các nơi tạm trú. Rất nhiều em có thể đã bị bắt trở lại làm nô lệ.
Chính phủ Anh tuần này đã thông qua một khoản tiền trị giá 3 triệu bảng để truy bắt những kẻ buôn người, giúp đỡ các nạn nhân, cũng như giúp những người khác tránh được những cạm bẫy của những mạng lưới buôn người. Đây là một phần trong chiến dịch chống tội phạm của chính phủ Anh đối với những quốc gia thường xuyên có nạn nhân bị đưa sang Anh làm nô lệ, từ Nepal đến Nigeria.
Theo ông Justine Curell, giám đốc điều hành của tổ chức chống nạn bóc lột nô lệ Unseen, chính phủ Anh cần có cách tiếp xúc dài hạn đối với những sáng kiến này, và làm việc chặt chẽ với chính quyền và các nhà hoạt động ở các nước sở tại.
Khoản tài trợ này góp phần hiện thực hóa cam kết hồi tháng trước của London về việc tăng khoản tiền hỗ trợ cho các dự án chống nạn bóc lột nô lệ lên 150 triệu bảng, với 33,5 triệu sẽ được dành cho các nước « có nguy cơ cao », trong đó có Việt Nam. Theo ước lượng của chính phủ Anh, có khoảng 13 000 người bị cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục và lao động như nô lệ tại gia đình. Tuy nhiên, cảnh sát Anh cho rằng, đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Thành viên Ủy ban độc lập chống nạn nô lệ, ông Kevin Hyland, tháng trước đã hối thúc chính phủ Anh phát triển chương trình chống nạn buôn người ở Việt Nam, đồng thời thắt chặt việc kiểm soát các tiệm làm móng, vốn nổi tiếng là bóc lột các nạn nhân chủ yếu đến từ Việt Nam.
Việt Nam nằm trong nhóm 3 quốc gia có số lượng nhiều nhất các nạn nhân của nạn bóc lột nô lệ thời hiện đại ở Anh. Phần lớn các nạn nhân trong số đó là phụ nữ và trẻ em. Cách đây không lâu, hơn 150 thiếu niên người Việt, từng được giải cứu khỏi tay những kẻ buôn người, đã mất tích hẳn khỏi các nơi tạm trú. Rất nhiều em có thể đã bị bắt trở lại làm nô lệ.
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen