Dân Biểu Rob Bonta (Dân Chủ-Alameda), người đưa ra dự luật AB22,
theo đó
bỏ luật đòi công chức tiểu bang California không là đảng viên cộng sản.
SACRAMENTO, California (NV) – Theo một dự luật vừa được Hạ Viện tiểu bang California thông qua
hôm Thứ Hai thì sự việc đảng viên đảng Cộng Sản không còn là lý do
khiến một công chức tiểu bang có thể bị cho nghỉ việc.
Với tỉ số khít khao, các dân biểu Hạ Viện California thông qua dự
luật AB22, hủy bỏ một phần của luật đưa ra vào thập niên 1940 và
1950, thời gian có sự lo sợ rằng các quốc gia Cộng Sản trên thế
giới tìm cách xâm nhập và lật đổ chính quyền Mỹ. Dự luật này hiện
được gửi lên Thượng Viện California.
Dự luật mới sẽ cho phép chính quyền tiểu bang làm ngơ cho công chức
là thành viên đảng Cộng Sản.
Dân Biểu Rob Bonta (Dân Chủ-Alameda), người đưa ra dự luật này, nói
rằng luật cũ đã lỗi thời và cần được cập nhật.
Tuy nhiên, có nhiều dân biểu phía Cộng Hòa không đồng ý.
Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn (Cộng Hòa-Garden Grove), đại diện Ðịa
Hạt 34, bày tỏ sự chống đối dự luật này.
Bà nói: “Dự Luật AB 22 là một sự xúc phạm đáng kinh ngạc đối với
hơn 500,000 người Mỹ gốc Việt gọi California là quê hương thứ hai
của họ và đối với các chiến binh VNCH và Hoa Kỳ đã chiến đấu và tử
trận chống lại chế độ Cộng Sản tại Việt Nam, một chế độ đã giết
hàng triệu người Việt Nam, như gia đình tôi.”
Bà tiếp: “Cộng đồng người Mỹ gốc Việt không thể ngồi yên trong khi
chính quyền California dự định cho phép Cộng Sản làm việc trong
chính quyền tiểu bang. AB 22 là một hình thức nối bước theo sau sự
áp bức, buộc tôi phải rời khỏi Thượng Viện khi tôi lên tiếng chống
lại người ủng hộ Cộng Sản Tom Hayden. Ðây là một sự tấn công vào
giá trị tự do và nền tảng dân chủ của Hoa Kỳ.”
Bà kêu gọi: “Cộng đồng người Mỹ gốc Việt phải đoàn kết và ngăn chặn
những nỗ lực của Cộng Sản muốn xâm chiếm vào cuộc sống hàng ngày
của chúng ta.”
Dân Biểu Travis Allen (Cộng Hòa-Huntington Beach), đại diện Ðịa Hạt
72, cũng nói rằng: “AB 22 là một sự xúc phạm đối với tất cả người
dân California. Không thể để Cộng Sản có mặt trong chính quyền của
chúng ta. Chủ nghĩa Cộng Sản chống lại tự do, công bằng và dân chủ,
chống lại Hoa Kỳ và thể chế mà nước Mỹ hằng tự hào.”
Ông thêm: “Sự xúc phạm này còn to tát hơn đối với người gốc Việt.
Họ đã bỏ lại tất cả sau lưng chỉ để trốn chạy Cộng Sản, tìm tự do
trên đất Mỹ. Không ai biết rõ Cộng Sản bằng họ.”
Ông Allen khuyến cáo mọi người hãy liên lạc với dân biểu của mình
để nhắc nhở và yêu cầu họ phải chống lại Dự Luật AB 22 bằng mọi
giá.
“Chúng ta không thể để đảng Dân Chủ thân Cộng dung túng cho Cộng
Sản len lỏi vào guồng máy chính phủ California,” ông nói.
Cả hai địa hạt của bà Janet Nguyễn và ông Travis Allen đều bao gồm
vùng Little Saigon, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất hải ngoại.
Trong buổi họp sáng Thứ Ba, sau khi biết được Hạ Viện California,
qua đề nghị của Giám Sát Viên Michelle Steel, chủ tịch Hội Ðồng
Giám Sát Orange, cả năm thành viên hội đồng đã bỏ phiếu phản đối dự
luật này.
“Là một di dân sinh ra tại Nam Hàn, có cha mẹ bỏ trốn Cộng Sản Bắc
Hàn, tôi cảm thấy sốc khi Hạ Viện California thông qua dự luật cho
phép Cộng Sản hiện hữu trong chính quyền,” bà Steel nói.
“California là nơi cư ngụ của nhiều người tị nạn chạy trốn Cộng Sản
khắp thế giới, và Orange County là nơi có nhiều người Việt và người
Triều Tiên sinh sống. Họ là nạn nhân của chủ nghĩa Cộng Sản.”
Ông Phát Bùi, phó thị trưởng Garden Grove, kiêm chủ tịch Cộng Ðồng
Người Việt Quốc Gia Nam California, có phản ứng hết sức cương quyết
trước sự việc này.
Ông nói: “Tôi cực lực chống đối dự luật này. Ðây là sự mở đầu cho
Cộng Sản sang đây, thâm nhập vào guồng máy hành chánh tiểu bang.
Cộng đồng người Việt chúng ta không thể chấp nhận chuyện này.”
Ông dứt khoát: “Chúng ta không thể cho phép chuyện này xảy ra tại
đây, nơi cộng đồng người Việt đã dày công lập thành một pháo đài
chống Cộng từ bấy lâu nay. Cộng Sản không thể ngang nhiên xâm nhập
vào nhà chúng ta.”
Ông Phát tin rằng với tiếng nói của 80,000 ngàn cư dân gốc Việt tại
Garden Grove, sự đồng lòng của toàn thành phố sẽ gây tác động tích
cực tại Quốc Hội Tiểu Bang.
Bà Stephanie Klopfenstein, nghị viên Garden Grove, nói: “Tôi cũng
hoàn toàn chống đối dự luật này. Nghị quyết này đi ngược lại với
những gì nước Mỹ tin tưởng và bảo vệ.”
Bà thêm: “Ðối với tôi, đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Tôi vừa
gọi điện thoại cho Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn và sẽ cùng Phó Thị
Trưởng Phát Bùi nói lên quan điểm của mình trong phiên họp thành
phố tối Thứ Ba. Cả hai vị đều đồng ý với tôi là không thể coi
thường việc này.”
Ông Phát cho biết sẽ cùng Nghị Viên Stephanie Klopfenstein đưa kiến
nghị lên phiên họp Hội Ðồng Thành Phố tối Thứ Ba để bắt đầu chuẩn
bị cùng thành phố chính thức gởi văn bản phản đối AB 22 lên tiểu
bang.
Bà Klopfenstein nói với sự tin tưởng: “Hy vọng hai tuần nữa, trong
phiên họp lần tới, Garden Grove sẽ đồng lòng nói lên lập trường dứt
khoát chống Cộng của chúng tôi là phản đối dự luật này.”
Dự luật này hiện được gửi lên Thượng Viện California chờ thảo luận
và biểu quyết.
Mặc dù dự luật bỏ điều khoản cấm người Cộng Sản làm việc trong
chính quyền, các công chức tiểu bang vẫn có thể bị cho nghỉ việc
nếu tham dự vào các tổ chức mà họ biết rằng khuyến khích việc lật
đổ chính quyền bằng võ lực hay bạo động.
“Dự Luật AB 22 là sự tiếp tục của một sự đàn áp lập đi lập lại
nhiều lần, bắt đầu với chuyện tôi bị buộc phải rời khỏi phiên họp
khoáng đại Thượng Viện, chỉ vì Tôi đã công khai lên
tiếng chống lại một người thân Cộng Sản như Ông Tom Hayden, và
bây giờ, sự việc lại được tiếp tục với Dự Luật AB
22.
Đây là một sự tấn công vào những giá trị tự do và dân chủ, những
điều làm cho đất nước Hoa Kỳ vững mạnh,” Thượng Nghị Sĩ
Janet Nguyễn phát biểu. “Cộng đồng người Mỹ gốc Việt phải đoàn kết
và ngăn chặn những hành động đưa chủ nghĩa Cộng Sản vào cuộc sống
thường ngày của chúng ta. Tôi kêu gọi cộng đồng tham gia cùng Tôi
trong cuộc tranh đấu chống Dự Luật AB 22, bằng cách ký
tên vào thỉnh nguyện thư này.”
Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn nói thêm rằng: “Tiếng nói của cộng đồng
người Việt phải được lắng nghe,” và kêu gọi cộng đồng tham gia cùng
bà phản đối Dự Luật AB 22 bằng cách bấm để mở bản kiến nghị và ký
khiếu nại dưới đây:
~~~~~~~~~~~~~~~~
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen