benguyen
"Hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-400 Nga đưa đến Syria có tầm
bắn gây bất ngờ cho bất kỳ mục tiêu không xác định trên không nào",
người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov
nói.
"Các binh sĩ vận hành hệ thống phòng không Nga không có thời gian
để xác minh nguồn gốc của đợt không kích và sẽ phản ứng ngay lập
tức. Mọi mục tiêu "tàng hình" sẽ bị nghiền nát trên thực tế".
Chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumbar mới đây đã đưa ra
nhận định trên National Interest, dựa trên đánh giá về năng lực
phòng không của tên lửa Nga và các máy bay tàng hình thế hệ 5 của
Mỹ.
Tác giả Majumbar cho rằng, "rồng lửa" S-400 hay S-300 phiên bản
nâng cấp thứ 4 của Nga có thể phát hiện và theo dõi máy bay tàng
hình Mỹ từ xa nhờ vào radar dải tần thấp.
Nhưng để khóa mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa, hệ thống phòng
không Nga vẫn phải sử dụng radar dải tần cao. Chiến đấu cơ F-22 và
F-35 lại được thiết kế tối ưu hóa khả năng vô hiệu hóa radar như
vậy.
Do đó, hệ thống phòng không S-400 và S-300V4 chỉ có thể phóng tên
lửa nhằm vào máy bay Mỹ ở khoảng cách rất gần. Ngoài ra, tác giả
Majumbar lưu ý rằng, máy bay tàng hình chưa bao giờ thực sự tàng
hình theo đúng nghĩa, chúng chỉ có thể làm giảm năng lực tấn công
của đối phương đến mức độ có thể tiêu diệt mục tiêu trước và rời
khỏi khu vực một cách an toàn.
Hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga ở Syria.
Tác giả Majumbar giải thích, máy bay F-22 và F-35 không được chế
tạo để đối phó với radar dải tần thấp bởi thiết kế khí động học.
Chỉ có những thiết kế đặc biệt dạng như máy bay ném bom chiến lược
tầm xa như B-2 Spirit và tương lai là B-21 Raider mới có thể loại
bỏ được các chi tiết gây ra hiện tượng cộng hưởng sóng radar dải
tần thấp và trở nên "vô hình" gần như hoàn toàn trước đối phương.
Với tiềm lực công nghệ quân sự Mỹ và Nga hiện nay, radar dải tần
thấp có thể phát hiện được mục tiêu nhưng chưa thể có khả năng giúp
tên lửa phóng đi bám theo mục tiêu. Có nhiều biện pháp kỹ thuật đề
xuất sử dụng các radar tần thấp cho mục đích này nhưng vẫn chỉ là
lý thuyết và cần thêm thời gian nghiên cứu.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn gần đây trên trang Scout Warrior, phi
công lái máy bay F-35 Mỹ tự tin đối mặt với bất cứ mối đe dọa nào
của đối phương bởi phi công cho rằng, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ
5 của Mỹ sở hữu tính năng vượt trội hơn các quốc gia khác trong
nhiều năm.
"Tàng hình là việc giảm thời gian máy bay bị đối phương phát hiện
và khoảng thời gian này đang ngày càng thu ngắn lại. Các hệ thống
tên lửa đối không Nga đang dần chuyển sang vận hành ở tần số thấp,
làm giảm ưu thế tàng hình của máy bay Mỹ", Mark Gammon, giám đốc
quản lý chương trình F/A-18 E/F và EA-18G của Boeing cảnh báo.
Trên chiến trường thực tế, việc phát hiện sớm máy bay tàng hình đối
phương dù chưa thể ngắm bắn là yếu tố quan trọng, để phe phòng thủ
có thời gian chuẩn bị đội hình chiến đấu cũng như tung các tiêm
kích chuyên diệt máy bay đối phương lên bầu trời đánh chặn.
Có thể nói. tiêm kích F-22 hay F-35 có đủ khả năng vô hiệu hóa các
hệ thống phòng Nga đang trực chiến ở Syria. Nhưng có lẽ tốt nhất là
Mỹ không nên thử sức dự án nghìn tỷ USD của mình bởi Nga có thể vẫn
còn những quân bài bí mật. Một cuộc đụng độ giữa Nga-Mỹ ở Syria
cũng sẽ khiến cho tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát, tác giả
Majumbar kết luận.
Vì sao "rồng lửa" S-400 Nga không đánh chặn Tomahawk Mỹ?
Các hệ thống phòng không S-400 hiện đang đóng vai trò bảo vệ căn cứ Hmeymim của Nga ở tỉnh Latakia.
Theo Pravda, một số ý kiến cho rằng, 59 quả tên lửa Tomahawk trị
giá khoảng 100 triệu USD, phóng ồ ạt vào căn cứ Syria là một cách
để Mỹ chứng minh vị thế vượt trội so với Nga.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự lý giải, hệ thống phòng không Nga
đặt ở Syria chỉ nhằm bảo vệ các cơ sở quân sự Nga. Trong quá khứ,
Nga chuyển giao cho Syria một số tổ hợp phòng không nhưng chúng
hoàn toàn vận hành bởi binh sĩ Syria, vốn thường xảy ra trục trặc.
US Navy Tomahawk Missile
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov nói,
chỉ có 23 quả tên lửa Tomahawk trong tổng số 59 tên lửa đến được
căn cứ Syria.
“Nếu hệ thống phòng không Nga đáp trả tên lửa Mỹ, dẫn đến khả năng
xảy ra chiến tranh hạt nhân. Trong khi đó, Nga đang muốn làm mọi
cách có thể để né tránh một cuộc xung đột hạt nhân”, Sergei
Sudakov, hiện đang công tác tại Học viện Khoa học Quân sự Nga nói.
“Nói cách khác, nếu Nga phóng tên lửa đánh chặn thì chúng ta không
được ngủ yên vào sáng ngày hôm sau. Phản ứng của Nga sẽ chỉ khiến
hai nước bị cuốn vào một cuộc xung đột hạt nhân, ở lãnh thổ của một
nước thứ ba”, chuyên gia Nga nói thêm.
Nga khẳng định các hệ thống S-400, Pantsir luôn hoạt động 24/7 ở Syria.
Chuyên gia quân sự Nga Vladislav Shurygin nhận định, Israel và Thổ
Nhĩ Kỳ từng nhiều lần ném bom lãnh thổ Syria trong quá khứ nhưng
chính quyền Nga dùng quyết định chính trị để không ngăn chặn tên
lửa Mỹ. “Xung đột nổ ra giữa Nga và Mỹ vì hệ thống phòng không là
điều mà Nga không mong muốn”.
Giả thuyết khác được nhiều người ủng hộ là việc tổ hợp S-400 Nga
đặt tại cứ Hmeymim ở tỉnh Latakia, cách địa điểm bị Mỹ không kích
khoảng 220km, không có đạn tên lửa phù hợp đánh chặn tên lửa
Tomahawk Mỹ.
59 quả tên lửa Tomahawk oanh tạc Syria có giá tổng cộng khoảng 100 triệu USD.
Cuối cùng, chuyên gia Shurygin kết luận, Mỹ cảnh báo Nga về vụ tấn
công, Nga thông báo lại cho Syria. Syria đưa các vũ khí và binh sĩ
rời khỏi khu vực,bảo đảm thiệt hại ở mức tối thiểu. “Đây được coi
là bước đi thông minh và Nga đã hành động đúng đắn”.
Cũng cần phải lưu ý rằng, trong số các tên lửa Tomahawk mà Bộ Quốc
phòng Nga nói không đến được mục tiêu, Nga không hề đánh chặn bất
kỳ tên lửa nào trong số này.
__._,_.___
Posted by: Truong Vu <vuhtruong@yahoo.com>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen