11/03/2017
SÀI GÒN (CTM Media) – Trong thập niên vừa qua, bất kể các chuyên
gia thuộc nhiều lĩnh vực tại Việt Nam liên tục nhắc nhở rằng, cát
không chỉ là khoáng sản hay vật liệu xây dựng mà còn là nền móng
lãnh thổ, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn làm ngơ, để mặc cho giới
hữu trách từ trung ương đến địa phương thi nhau cấp giấy phép hoặc
“thỏa thuận miệng” cho một số doanh nghiệp thi nhau khai thác cát.
Ngoài việc móc cát từ lòng sông, suối, giới hữu trách tại Việt Nam
tiến thêm một bước, cho phép móc cát ở khu vực ven biển để xuất
cảng dưới chiêu bài “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát
nhiễm mặn.”
Hậu quả đến ngay lập tức, sạt lở ở sông, suối, bờ biển xảy ra khắp
nơi, không thể ngăn chặn. Trong vài năm gần đây, mỗi năm, riêng khu
vực đồng bằng sông Cửu Long đã mất năm cây số vuông mặt đất do sạt
lở tại sông rạch và bờ biển. Với tốc độ sạt lở như hiện nay, sau
vài thập niên nữa, Cà Mau sẽ biến mất.
Nếu có thống kê toàn diện về diện tích mặt đất bị sạt lở trên toàn
Việt Nam, chắc chắn con số đó sẽ làm nhiều người biến sắc.
Khai thác cát không chỉ khiến lãnh thổ bị thu hẹp mà còn hủy hoại
tài sản và hủy diệt sinh kế của dân chúng ở những khu vực bị giới
hữu trách gật đầu cho một số doanh nghiệp móc cát.
Theo các số liệu do Tổng Cục Hải Quan Việt Nam thống kê, từ 2007
đến 2016, Việt Nam đã xuất cảng 67 triệu mét khối cát.
Do bị các chuyên gia và dân chúng phản ứng kịch liệt, cuối năm
2009, chính phủ Việt Nam cấm xuất cảng cát. Ðến năm 2013, Bộ Xây
Dựng Việt Nam tìm ra một con đường mới để tiếp tục móc cát mang đi
bán: Giao cho một số doanh nghiệp tự bỏ tiền “khai thông, nạo vét
luồng lạch” rồi được “tận thu, xuất cảng” cái gọi là “cát nhiễm
mặn” để trang trải chi phí. Bộ Xây Dựng Việt Nam gọi con đường mới
này là “xã hội hóa hoạt động bảo đảm hàng hải”!
Dẫn đầu “xã hội hóa hoạt động bảo đảm hàng hải” là Bộ Quốc Phòng
Việt Nam. Kế đó là chính quyền 11 tỉnh ven biển: Kiên Giang, Bình
Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Ðịnh, Quảng Nam, Thừa
Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh. Các chủ đầu tư bao gồm
Bộ Quốc Phòng và chính quyền 11 tỉnh đã trình 40 dự án, nhằm móc
khoảng 250 triệu khối cát từ lòng biển để xuất cảng.
Theo điều tra của tờ Tuổi Trẻ, trên các hợp đồng xuất cảng, giá bán
cát chỉ từ 80 cents đến 1,3 Mỹ kim/khối. Trong khi giá bán trên
thực tế là hơn 4 Mỹ kim/khối. Nói cách khác, Việt Nam không chỉ mất
tài nguyên, lãnh thổ rỗng ruột mà chẳng thu được bao nhiêu từ thuế
xuất cảng cát bởi trên giấy tờ, giá bán cát xuất cảng quá thấp.
Ðiểm đáng chú ý là các dự án “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận
thu cát nhiễm mặn” để xuất cảng sang Singapore với khối lượng lớn
đều thuộc về Bộ Quốc Phòng Việt Nam bởi bộ này đang làm chủ nhiều
quân cảng.
Ngoài ra, cũng có dư luận cho rằng, khi toàn bộ hệ thống công quyền
Việt Nam không kiểm soát được chuyện hết sức đơn giản là giá xuất
cảng cát, khiến công quỹ mất ít nhất 75% thuế xuất cảng/tổng lượng
cát xuất cảng thì lấy gì bảo đảm không có khối cát nào được móc từ
lòng bờ biển Việt Nam để trao cho Trung Quốc bồi đắp hàng chục đảo
nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, nhằm hỗ trợ yêu sách của Trung Quốc
về chủ quyền tại Biển Ðông (?).
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen