By admin
Cali Today News – Ngày 12/12/2016, một ngày ở tỉnh Hà Tĩnh đã nổ ra ít nhất 3 vụ biểu tình rầm rộ với số lượng lên đến hàng nhiều ngàn người.
Từ sáng 8h sáng, người dân huyện Nghi Xuân đã tập trung hàng trăm chiếc xe hơi ở phía Nam cầu Bến Thủy 1 để chuẩn bị cho đợt biểu tình phản đối thu phí bất hợp lý. Đến 9h, những chiếc xe này di chuyển đến trạm thu phía Bến Thủy 1 để phản đối khiến giao thông tại đây bị tê liệt.
Đây là ngày thứ 9 liên tiếp người dân ở huyện Nghi Xuân kéo đến trạm thu phí để biểu tình. Lần này, họ nhận được sự ủng hộ, tham gia của cả những người sống ở thành phố Vinh.
Khẩu hiệu, biểu ngữ của những người này là họ không đồng ý với việc thu phí bất hợp lý của Tổng công ty Công trình Xây dựng 4 (Cienco 4) trong việc thu phí cầu Bến Thủy 1. Cienco 4 không hề bỏ ra một đồng để xây dựng cầu Bến Thủy 1, cùng với đó người dân không hề đi 1 mét đường nào của Cienco 4 nhưng họ vẫn phải đóng tiền qua trạm.
Đây là lần biểu tình rầm rộ nhất trong những ngày vừa qua.
Trước tình hình trở nên căng thẳng khi một số người đã không còn giữ được bình tĩnh, lãnh đạo trạm thu phí đã phải nhờ công an, cảnh sát đến hỗ trợ. Trước sự uy hiếp, đe dọa của công an, những người biểu tình đã diễu hành qua những đường phố lớn ở thành phố Vinh để phản đối.
Cuộc biểu tình của người dân Nghi Xuân chắc chắn sẽ không dừng ở đây, vì mỗi ngày họ nhận được sự ủng hộ càng nhiều. Trong khi đó, chủ đầu tư Cienco 4 được sự hậu thuẫn của chính quyền vẫn bỏ mắc quyền lợi của người dân và chơi trò “im lặng”.
Cũng trong sáng ngày 12/12, khoảng 2,000 giáo dân, ngư dân xã Thạch Trì (huyện Thạch Hà) đã kéo lên trụ sở hành chính xã để phản đối. Những người này cho biết, đã nhiều tháng qua kể từ khi Tập đoàn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa thừa nhận sai phạm, hủy hoại môi trường biển, người dân ở đây vẫn chưa nhận được tiền đền bù. Trong khi, Tập đoàn Formosa đã chuyển tiền đền bù cho chính quyền CSVN.
Cùng với đó, những người biểu tình còn tố cáo cán bộ địa phương đã tự ý điều chỉnh thiệt hại mà không có sự đồng ý của người dân, khiến phần thiệt thuộc về người dân.
Ban đầu, chỉ có khoảng 300 người dưới sự hướng dẫn của linh mục Trần Phúc Cai kéo đến trụ sở hành chính xã Thạch Trì để biểu tình. Nhưng sau khi nghe được tin tức, người dân kéo đến càng đông, số lượng lên đến 2,000 người. Đến khoảng hơn 3h chiều, cán bộ địa phương vẫn chưa thể về nhà được vì bị người dân bao vây.
Một cuộc rầm rộ khác cũng đã nổ ra ở ngay thị xã Kỳ Anh. Họ là những người dân bị thiệt hại nặng nề nhất do thảm họa môi trường gây ra kể từ 4/2016. Đó là những ngư dân thuộc xã Kỳ Hà, Kỳ Vân và Kỳ Tân (thị xã Kỳ Anh). Những người này đã quy tụ tại đoạn đường vào thị xã Kỳ Anh, Quốc lộ 1A để biểu tình phản đối Formosa, yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải bồi thường thỏa đáng cho ngư dân.
Những người biểu tình cho biết, từ khi thảm họa Formosa xảy ra, người dân đã lâm vào cảnh túng quẫn. Rất nhiều gia đình trở nên cơ cực, không kiếm được việc làm. Trẻ em rơi vào cảnh bỏ học, không thể đến lớp vì không tìm đâu ra tiền để trang trải chi phí học tập.
Đoạn Quốc lộ đi ngang qua thị xã Kỳ Anh bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Từng chiếc xe chỉ có thể nhích từng chút để đi.
Ngay khi cuộc biểu tình nổ ra, nhà cầm quyền liền huy động lực lượng công an, cảnh sát cơ động và những lãnh đạo ngồi trong những chiếc xe hơi có biển số xanh để theo dõi.
Bất chấp chủ tịch thị xã Kỳ Anh có mặt để khuyên người dân giải tán, họ vẫn bám trụ và yêu cầu chính quyền CSVN phải giải quyết thỏa đáng những quyền lợi cho họ.
Việc biểu tình rầm rộ, diễn ra nhiều nơi trên đất Hà Tĩnh là hệ lụy tất yếu từ thói tham lam của nhà cầm quyền CSVN. Đã 8 tháng qua, kể từ ngày thảm họa cá chết xảy ra, đa phần người dân vẫn chưa nhận được tiền đền bù. Số tiền ấy đi đâu?
Cùng với đó, ngay sau thảm họa cá chết, người dân Hà Tĩnh và cả miền Trung liên tiếp nhận phải sự thịnh nộ của thiên nhiên. Hai đợt mưa lũ kinh hoàng đã khiến cho đời sống người dân cơ cực trở nên túng quẫn, không có lối thoát. Cứu cánh của người dân chỉ còn biết trông mong vào số tiền đền bù từ Formosa, nhưng đến nay chính quyền vẫn im lặng, không chuyển đến tay cho người dân.
Nguoi Quan Sat
Từ sáng 8h sáng, người dân huyện Nghi Xuân đã tập trung hàng trăm chiếc xe hơi ở phía Nam cầu Bến Thủy 1 để chuẩn bị cho đợt biểu tình phản đối thu phí bất hợp lý. Đến 9h, những chiếc xe này di chuyển đến trạm thu phía Bến Thủy 1 để phản đối khiến giao thông tại đây bị tê liệt.
Đây là ngày thứ 9 liên tiếp người dân ở huyện Nghi Xuân kéo đến trạm thu phí để biểu tình. Lần này, họ nhận được sự ủng hộ, tham gia của cả những người sống ở thành phố Vinh.
Khẩu hiệu, biểu ngữ của những người này là họ không đồng ý với việc thu phí bất hợp lý của Tổng công ty Công trình Xây dựng 4 (Cienco 4) trong việc thu phí cầu Bến Thủy 1. Cienco 4 không hề bỏ ra một đồng để xây dựng cầu Bến Thủy 1, cùng với đó người dân không hề đi 1 mét đường nào của Cienco 4 nhưng họ vẫn phải đóng tiền qua trạm.
Đây là lần biểu tình rầm rộ nhất trong những ngày vừa qua.
Trước tình hình trở nên căng thẳng khi một số người đã không còn giữ được bình tĩnh, lãnh đạo trạm thu phí đã phải nhờ công an, cảnh sát đến hỗ trợ. Trước sự uy hiếp, đe dọa của công an, những người biểu tình đã diễu hành qua những đường phố lớn ở thành phố Vinh để phản đối.
Cuộc biểu tình của người dân Nghi Xuân chắc chắn sẽ không dừng ở đây, vì mỗi ngày họ nhận được sự ủng hộ càng nhiều. Trong khi đó, chủ đầu tư Cienco 4 được sự hậu thuẫn của chính quyền vẫn bỏ mắc quyền lợi của người dân và chơi trò “im lặng”.
Cũng trong sáng ngày 12/12, khoảng 2,000 giáo dân, ngư dân xã Thạch Trì (huyện Thạch Hà) đã kéo lên trụ sở hành chính xã để phản đối. Những người này cho biết, đã nhiều tháng qua kể từ khi Tập đoàn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa thừa nhận sai phạm, hủy hoại môi trường biển, người dân ở đây vẫn chưa nhận được tiền đền bù. Trong khi, Tập đoàn Formosa đã chuyển tiền đền bù cho chính quyền CSVN.
Cùng với đó, những người biểu tình còn tố cáo cán bộ địa phương đã tự ý điều chỉnh thiệt hại mà không có sự đồng ý của người dân, khiến phần thiệt thuộc về người dân.
Ban đầu, chỉ có khoảng 300 người dưới sự hướng dẫn của linh mục Trần Phúc Cai kéo đến trụ sở hành chính xã Thạch Trì để biểu tình. Nhưng sau khi nghe được tin tức, người dân kéo đến càng đông, số lượng lên đến 2,000 người. Đến khoảng hơn 3h chiều, cán bộ địa phương vẫn chưa thể về nhà được vì bị người dân bao vây.
Một cuộc rầm rộ khác cũng đã nổ ra ở ngay thị xã Kỳ Anh. Họ là những người dân bị thiệt hại nặng nề nhất do thảm họa môi trường gây ra kể từ 4/2016. Đó là những ngư dân thuộc xã Kỳ Hà, Kỳ Vân và Kỳ Tân (thị xã Kỳ Anh). Những người này đã quy tụ tại đoạn đường vào thị xã Kỳ Anh, Quốc lộ 1A để biểu tình phản đối Formosa, yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải bồi thường thỏa đáng cho ngư dân.
Những người biểu tình cho biết, từ khi thảm họa Formosa xảy ra, người dân đã lâm vào cảnh túng quẫn. Rất nhiều gia đình trở nên cơ cực, không kiếm được việc làm. Trẻ em rơi vào cảnh bỏ học, không thể đến lớp vì không tìm đâu ra tiền để trang trải chi phí học tập.
Đoạn Quốc lộ đi ngang qua thị xã Kỳ Anh bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Từng chiếc xe chỉ có thể nhích từng chút để đi.
Ngay khi cuộc biểu tình nổ ra, nhà cầm quyền liền huy động lực lượng công an, cảnh sát cơ động và những lãnh đạo ngồi trong những chiếc xe hơi có biển số xanh để theo dõi.
Bất chấp chủ tịch thị xã Kỳ Anh có mặt để khuyên người dân giải tán, họ vẫn bám trụ và yêu cầu chính quyền CSVN phải giải quyết thỏa đáng những quyền lợi cho họ.
Việc biểu tình rầm rộ, diễn ra nhiều nơi trên đất Hà Tĩnh là hệ lụy tất yếu từ thói tham lam của nhà cầm quyền CSVN. Đã 8 tháng qua, kể từ ngày thảm họa cá chết xảy ra, đa phần người dân vẫn chưa nhận được tiền đền bù. Số tiền ấy đi đâu?
Cùng với đó, ngay sau thảm họa cá chết, người dân Hà Tĩnh và cả miền Trung liên tiếp nhận phải sự thịnh nộ của thiên nhiên. Hai đợt mưa lũ kinh hoàng đã khiến cho đời sống người dân cơ cực trở nên túng quẫn, không có lối thoát. Cứu cánh của người dân chỉ còn biết trông mong vào số tiền đền bù từ Formosa, nhưng đến nay chính quyền vẫn im lặng, không chuyển đến tay cho người dân.
Nguoi Quan Sat
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen