Dienstag, 5. Juli 2016

28 bức ảnh cực hiếm về căn cứ Cam Ranh năm 1968.

(An Ninh Quốc Phòng- Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ tại căn cứ Cam Ranh năm 1968, cựu nhân viên quân sự Mỹ Alfred Eisenstaedt đã ghi lại nhiều hình ảnh hiếm có ở căn cứ có vai trò hết sức quan trọng đối với quân đội Mỹ này.


Ấp Trường Đông, một khu dân cư gần căn cứ Cam Ranh năm 1968.


Những ngôi nhà ở ấp Trường Tây.


 
Một góc căn cứ Hải quân Mỹ trên bãi Hòn Lương, Cam Ranh.


Căn cứ Không quân Mỹ ở Cam Ranh.

Toàn cảnh khu căn cứ Không quân.

Máy bay F-4 Phantoms của Mỹ tại căn cứ Cam Ranh.

Khí tài của máy bay F-4 Phantoms.


Trực thăng Kaman H-43 Huskie của Mỹ tại căn cứ Cam Ranh.


Máy bay vận tải quân sự Lockheed C-130 Herculeses của Mỹ tại Cam Ranh.

Hỏa tiễn phòng thủ bờ biển của Mỹ ở Cam Ranh.

Kho bãi của Mỹ ở Cam Ranh.

Các căn cứ của quân đội Mỹ nằm trải dài nhiều km dọc bờ vịnh Cam Ranh.

Các trại lính trong căn cứ.

Các khu vực của căn cứ Cam Ranh được kết nối bằng hệ thống đường nhựa.

Tàu vận tải Mỹ neo đậu trên bãi Đỏ, Cam Ranh.

Tàu đổ bộ của Mỹ ở bãi Đỏ, Cam Ranh.

Một góc nhìn toàn cảnh khu căn cứ của Mỹ ở bãi Đỏ, Cam Ranh.


Khu cảng hàng hóa.

Cận cảnh một khu vực đóng quân của lính Mỹ ở Cam Ranh.

Cồn Xứng – một doi đất hẹp đâm ra vịnh Cam Ranh.

Bãi container của Mỹ ở căn cứ Cam Ranh.

Cửa Bé ở Cam Ranh.


Hải đăng đổ nát trên mũi Hòn Lương, vịnh Cam Ranh.




Điểm đóng chốt của quân Mỹ ở Hòn Lương.


 
Khu căn cứ Mỹ trên bãi Đỏ, Cam Ranh.




Sân bay Cam Ranh Tây.


 
Toàn cảnh vùng vịnh Cam Ranh.

  “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa TC”.

Thứ bảy, 14/03/2015
(An Ninh Quốc Phòng) - Có lẽ khó có nơi nào có được cảng nước sâu tự nhiên với vị trí địa lý tưởng như cảng Cam Ranh. Tạp chí ‘Tuần tin tức’ của TC từng cho rằng: cả châu Á cũng không thể tìm kiếm được quân cảng nào độc đáo, và nguy hiểm như quân cảng Cam Ranh của Việt Nam.


 
Vịnh Cam ranh nhìn từ trên cao.

Còn Chuyên gia bình luận chính trị Hiroyuki Noguchi của Nhật Bản thì cho rằng: Cam Ranh là khắc tinh của “đường lưỡi bò”. Với địa thế độc đáo trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” TC.
Thành phố Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, nơi đây có bán đảo Cam Ranh chạy từ Bắc xuống Nam được bao bọc bởi rất nhiều các đảo to nhỏ khác nhau, lợi thế lớn ấy đã biến Cam Ranh thành một cảng nước sâu tránh gió tuyệt vời.


 
Tàu Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) tại quân cảng Cam Ranh. (Ảnh nld).
Quân cảng nơi đây có diện tích 60km2, nước sâu 16 – 25m, có nơi sâu 32m, cửa nước sâu hơn 30m, cửa vịnh rộng 4.000m. Cảng Cam Ranh nằm lọt thỏm dưới những ngọn núi cao 400 m nên kín gió, vũ khí đặt ở những điểm cao trên núi có thể khống chế được tất cả khu vực xung quanh quân cảng. Nước sâu, vịnh rộng, nơi lý tưởng có thể tập trung 100 chiến hạm cỡ lớn (10.000 tấn).

Vị trí thuận lợi cho phép cảng Cam Ranh trở thành pháo đài khó công, dễ thủ. Nếu đặt hỏa tiễn đối không trên núi, thì toàn bộ vùng trời ở eo biển Malacca, và eo biển Singapore đều nằm trong tầm bắn của hỏa tiễn.
Hệ thống radar, và giám sát điện tử nơi đây có thể kiểm soát được khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persia, biển Hoa Đông và Biển Đông (gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa). Nơi đây cũng gần đường vận tải biển quốc tế, nên cũng trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần quan trọng. Từ Cam Ranh, có thể kiểm soát tuyến đường vận tải biển quan trọng bậc nhất thế giới, kết nối giữa Ấn Độ Dương, và Thái Bình Dương.
Năm 1966 cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson ghé thăm cảng Cam Ranh, Trong chuyến thăm đó, báo chí Mỹ đã ca ngợi Cam Ranh rằng:

“Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa TC, có thể kiểm soát được tuyến đường vận tải biển huyết mạch Á – Âu”./.
.

__._,_.___

Posted by: van tran <vantran4444@me.com>

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen