Lê Dung
Hiện trạng, xã hội Việt Nam bị phân hóa ghê gớm chưa từng có. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn lên đến vài chục phần trăm, khoảng cách giữa 5% số người có thu nhập cao nhất với 5% số người có thu nhập thấp nhất lên đến hàng trăm lần… Trong bối cảnh thê thiết ấy, việc một tư nhân như Công ty Xuân Trường bỏ ra hàng chục ngàn tỷ đồng để đuổi theo một hình ảnh “lớn nhất”, thay vì nhường cơm sẻ áo với đồng bào mình, đặc biệt là với tình cảnh khốn quẫn của ngư dân đang phải chịu cơn tang tóc cá chết trắng biển 4 tỉnh miền Trung, thật giống như một sự xúc phạm nặng nề đối với đồng loại và một sự sỉ nhục đối với Phật giáo lấy đức thanh tịnh làm chính.
Xã hội Việt Nam đang “tiến nhanh tiến mạnh” đến những kỷ lục của sự
sụp đổ các giá trị văn hóa, lịch sử và cả tôn giáo.
Hình Internet
Sau “Dự án tháp truyền hình cao nhất thế giới” mà Đài Truyền hình
Việt Nam (VTV) phóng ra vào tháng 2/2016, lại đến “Dự án tượng Phật
lớn nhất thế giới” của một doanh nghiệp tư nhân là Công ty Xuân
Trường vào tháng 6/2016. Công ty này dự tính sẽ bỏ ra đến 10,000 tỷ
đồng để “chùa Tháp tại tỉnh Thái Nguyên sẽ là một trong những tháp
Phật giáo lớn nhất thế giới”.
Về dự án của VTV, Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường
xây dựng Việt Nam, cho rằng xây tháp truyền hình như thế tại thời
điểm này là bất hợp lý. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc tập
trung nguồn vốn cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng,
phát triển đô thị phải được ưu tiên hàng đầu chứ không phải chạy
theo các kỷ lục như trên. Ông Phạm Ngọc Đăng còn cho rằng dự án của
VTV “đi ngược xu thế chung của thế giới”. Hiện nay cũng không có
nước nào mặn mòi với tháp truyền hình cao nữa. Nhật Bản xây tháp
truyền hình để phục vụ truyền hình chứ không có mục đích kinh doanh
dịch vụ hay kinh doanh bất động sản như VTV.
Còn về “tượng Phật lớn nhất thế giới”, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi ở Hà
Nội trả lời BBC: “Tôi thấy những kỷ lục cao nhất, to nhất như thế
này không đúng với tinh thần Phật giáo và phản lại quan niệm thẩm
mỹ của các công trình tôn giáo xưa ở Việt Nam”.
“Các đền chùa ở miền Bắc ngày trước đẹp nhờ vẻ đơn sơ, thanh cảnh,
phản ánh tâm hồn người Việt giản dị, muốn tìm chốn thanh vắng để
tĩnh tâm”.
“Còn bây giờ, tôi thấy lo khi diện mạo chùa chiền miền Bắc đang
thay đổi quá nhiều, sau các đợt trùng tu, xây mới”.
“Tôi hơi gờn gợn khi chứng kiến việc hành đạo, lễ chùa ngày nay có
phần chú trọng vật chất hơn tinh thần”.
Về thực chất, những gì đã diễn ra trong điều được coi là “đời sống
tâm linh Việt Nam” còn tệ hơn nhiều so với nhận xét có phần tế nhị
của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Một trong những “gương người tốt việc tốt” mà người dân phải chứng
kiến từ nhiều năm qua là chùa Bái Đính ở tỉnh Ninh Bình. Chùa này
được cho là do một số tư nhân và quan chức bỏ tiền ra xây trên một
diện tích rất lớn, rất “hoành tráng”, khói hương nghi ngút và nhiều
lần trong năm, xe công và quan chức nườm nượp đổ về đây khấn bái xì
sụp mà theo Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ
Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển (CECODES): “Xu hướng xây khu du
lịch tâm linh hàng trăm triệu đôla sẽ còn tiếp diễn tại Việt Nam
trong thời gian tới một khi vẫn còn những người mê tín đến xin xỏ
thánh thần, doanh nghiệp tìm được lợi nhuận và chính quyền muốn
tăng trưởng du lịch, chưa kể những khoản hối lộ sau dự án”.
Hiện trạng, xã hội Việt Nam bị phân hóa ghê gớm chưa từng có. Tỷ lệ
hộ nghèo vẫn lên đến vài chục phần trăm, khoảng cách giữa 5% số
người có thu nhập cao nhất với 5% số người có thu nhập thấp nhất
lên đến hàng trăm lần… Trong bối cảnh thê thiết ấy, việc một tư
nhân như Công ty Xuân Trường bỏ ra hàng chục ngàn tỷ đồng để đuổi
theo một hình ảnh “lớn nhất”, thay vì nhường cơm sẻ áo với đồng bào
mình, đặc biệt là với tình cảnh khốn quẫn của ngư dân đang phải
chịu cơn tang tóc cá chết trắng biển 4 tỉnh miền Trung, thật giống
như một sự xúc phạm nặng nề đối với đồng loại và một sự sỉ nhục đối
với Phật giáo lấy đức thanh tịnh làm chính.
Trong quan điểm một số Thiền sư Phật giáo, dự án “tượng Phật lớn
nhất thế giới” đã tiếp thêm một bằng chứng khốn khổ về thực trạng
mạt pháp của xã hội đương đại Việt Nam.
L.D.
__._,_.___
Posted by: Sanh Le <sanhvanlephaobinh@yahoo.com>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen