Mittwoch, 6. April 2016

Vì sao người Nhật ghét người Việt


Xuất khẩu lao động Nhật Bản – Trong những năm gần đây người Việt đi lao động xuất khẩu sang Nhật Bản khá ồ ạt (Xuất khẩu Lao động Nhật Bản) cả dưới hình thức đi lao động tu nghiệp sinh và đi du học Nhật Bản tự túc vừa học vừa làm. Người Việt ở Nhật phát sinh nhiều vấn đề như: thực tập sinh bỏ trốn, ăn cắp hàng tại siêu thị, ý thức chưa tốt, đánh nhau….
2015-09-10_080708
Còn nhớ cách đây không lâu, người Việt có dịp “mừng hụt” vì tưởng được miễn visa khi đi Nhật. Nhưng đợt đó, chỉ có người Malaysia và người Thái là được miễn thị thực khi vào Nhật (trong 15 ngày) còn người Việt thì vẫn phải xin thị thực như bình thường dù có một vài sự nới lỏng nhẹ. Vì sao chính phủ Nhật là thận trọng với người Việt Nam như vậy?

Trong khoảng 5 năm gần đây, số lượng người Việt Nam ở Nhật đã tăng lên rất nhanh, hơn gấp đôi, từ hơn 40 ngàn người trong năm 2010 lên hơn 88 ngàn người trong năm 2014 (tính đến tháng 6/2014). Đây là tỉ lệ tăng cao nhất trong top 5 nước có số lượng người sinh sống nhiều nhất ở Nhật (Việt Nam hiện xếp thứ 5 sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Phillipines và Đài Loan). Trong số này, có đến hơn 60% là Lưu học sinh (28,061 người) và Tu nghiệp sinh các loại (26,577 người). (Theo báo cáo ca B Pháp V Nht Bn 6/2014)
 Năm20102011201220132014/6so với 2008
Trung Quốc678,391668,644652,595649,078721,097+6%
Hàn Quốc560,799542,182530,048519,740537,105-4%
Philippine200,208203,294202,985209,183223,154+11%
Việt Nam41,35444,44452,367  72,25688,312+114%
Đáng tiếc là cùng với sự gia tăng này, tỉ lệ phạm tội của người Việt ở Nhật cũng tăng lên chóng mặt! Bảng dưới đây là số vụ phạm tội và số tội phạm người Việt Nam bị bắt ở Nhật từ 2008-2013 (chỉ tính riêng tội hình sự, chưa bao gồm các tội danh đặc biệt khác):
Người Việt NamNăm2010201120122013Tăng/GiảmTỉ lệ +/-2014/6
Tổng sốSố vụ hình sự1,5071,5521,2251,197-28-2.30%842
Số người bị bắt608582510839+329+64.50%521
Trộm cắpSố vụ hình sự1,3911,4271,1181,018-100-8.90% –
Số người bị bắt488451408652+244+59.80% –
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát Nhật Bản về tình hình phạm tội của người nước ngoài ở Nhật trong năm 2013, số lượng tội phạm là người Việt Nam tăng đột biến, từ 510 người trong năm 2012 lên 839 người trong năm 2013, tăng 64.5%. Con số này vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện trong báo cáo mới đây nhất của Cục này. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014 đã có 691 người Việt Nam bị bắt (trong đó 521 tội hình sự, 170 tội đặc biệt khác), gần gấp đôi người Hàn Quốc, gần gấp đôi người Philippines, và đứng thứ 2 chỉ sau người Trung Quốc. Còn nếu so sánh tỉ lệ số tội phạm trên số người đang định cư ở Nhật thì người Việt Nam thậm chí còn bỏ xa người Trung Quốc!
Điều đáng chú ý trong báo cáo này là số lượng tội phạm là Tu nghiệp sinh Việt Nam đã tăng gần gấp đôi và số lượng tội phạm là Lưu học sinh Việt Nam đã tăng gần bốn lần!
Năm20122013 (%) +/-
Tổng cộng51083965%
Lưu học sinh88343290%
Nghiên cứu sinh6157-7%
Tu nghiệp sinh7314193%
Vĩnh trú10999-9%
Vợ/chồng người Nhật2113-38%
Khác9010820%
Lưu trú bất hợp pháp687815%
Trong báo cáo về tình trạng phạm tội của người nước ngoài tại Nhật năm 2013 (hiện tại chỉ mới có báo cáo tổng kết năm 2013 và nửa năm 2014, chưa có báo cáo tổng kết năm 2014), Cục Cảnh sát Nhật Bản có dành một phần mô tả chi tiết về tội phạm theo quốc gia, trong đó, Việt Nam cũng được dành hẳn một chương riêng, xếp thứ tự thứ hai sau Trung Quốc. Theo đó, trong số các vụ phạm tội của người Việt Nam thì có đến 68% là trộm cắp. Cả số vụ phạm tội và số người phạm tội của Việt Nam đều vượt qua mức thống kê trung bình trong 10 năm trở lại đây của Cục này. Báo cáo còn chỉ ra đặc trưng của tội phạm Việt Nam ở Nhật là hoạt động theo nhóm, 2-3-4 người, chủ yếu nhắm vào các siêu thị và drug store (là kiểu cửa hàng chuyên bán mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa, tả cho em bé…). Những hàng hóa mà tội phạm người Việt nhắm đến bao gồm gạo, bia rượu, thực phẩm các loại, thực phẩm chức năng (các loại thuốc bổ, làm đẹp..), mỹ phẩm, tả, sữa bột cho trẻ em, và nhiều hàng hóa khác tùy theo nhu cầu đặt hàng!
Vậy đấy! Dù không phải là câu trả lời trọn vẹn, nhưng những con số thống kê trên đây cũng giúp chúng ta hiểu được phần nào!

Ân Vit
Xem thêm bài:

Posted by: Missaigon <th51bis@gmail.com>

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen