Montag, 22. Februar 2016

Hành động bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông không được phép mang lại kết quả.


Trung Quốc đã đưa rất nhiều người ra khỏi nghèo khó và trở nên hùng mạnh thật nhanh là chuyện thần kỳ. Cũng không kém thần kỳ là cách thức Mỹ, một cường quốc đương thời, chủ yếu xem sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cơ hội hơn là mối đe dọa. Tuy nhiên, ở Biển Đông, với khoảng 30% thương mại của thế giới đi ngang qua, Trung Quốc phiêu lưu gây nguy hiểm cho sự sắp xếp tốt đẹp này. Hành vi đó của họ không đếm xỉa đến luật pháp quốc tế, đe dọa các nước láng giềng và làm tăng nguy cơ xung đột với một số nước này và với chính nước Mỹ. Nhắc lại những khẩu hiệu của chính họ về sự ổn định và hòa bình, họ cần phải lùi bước.
Lần khiêu khích mới nhất là việc lắp đặt hai bệ phóng tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm, trong quần đảo Hoàng Sa, phía nam đảo Hải Nam. Rõ ràng là Trung Quốc đã không phủ nhận sự leo thang quân sự nguy hiểm này, mà thay vào đó nói về quyền của họ đối với “các cơ sở tự vệ cần thiết và hạn chế”. Quần đảo Hoàng Sa cũng được Việt Nam và Đài Loan tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc nhấn mạnh rằng, hầu như toàn thể vùng biển thuộc về họ, viện dẫn huyền thoại lịch sử.

Họ đã xây dựng một cách điên cuồng trong quần đảo Trường Sa, ở phía nam, tạo nên đất nhân tạo trên đá và san hô, cũng được Philippines, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Việc xây dựng, giống như vụ tên lửa, coi thường tinh thần của bản tuyên bố mà Trung Quốc ký năm 2002 với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó các bên cam kết sẽ “thực hiện kiềm chế” trên biển. Trung Quốc cũng từ chối chấp nhận quyền tài phán của tòa án quốc tế tại Hague, đang xem xét vụ kiện về các tuyên bố chủ quyền của họ do Philippines đệ trình theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Nếu như, có vẻ có khả năng, vào cuối năm nay tòa án sẽ ra phán quyết có lợi cho Philippines trên một số điểm, Trung Quốc sẽ tảng lờ sự kiện. Đây không phải là “thành viên có trách nhiệm” của thế giới mà Mỹ hy vọng Trung Quốc trở thành.
Hai yếu tố có thể khiến Trung Quốc triển khai tên lửa. Tin tức về sự kiện ông Barack Obama chủ trì tại trang trại Sunnylands ở California một hội nghị thượng đỉnh chưa từng có, với các nhà lãnh đạo của mười nước thành viên ASEAN, bốn trong số  các nước này có tranh chấp về các thực thể đất trên biển với Trung Quốc. Hội nghị thượng đỉnh một phần được dự tính thể hiện tình đoàn kết của Mỹ với họ. Trung Quốc xem đây là một mưu kế giúp các nước láng giềng mạnh dạn đối phó với Trung Quốc, và vì thế, như là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc.
Yếu tố thứ hai, vào cuối năm ngoái, Mỹ đã khởi động lại hoạt động “tự do hàng hải” trong vùng Biển Đông, với hai lần gửi tàu chiến đi qua vùng biển do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Điều này dường như là một nỗ lực muộn màng để chứng tỏ rằng, bất cứ ai sở hữu các cụm đất, đá trong vùng biển, hầu hết vùng nước này, theo luật pháp quốc tế, không thuộc về bất cứ quốc gia nào và mở rộng cho lưu thông hàng hải các loại. Đáng tiếc là Mỹ đã nhập nhằng tín hiệu này, bằng cách xác nhận rằng cả hai hoạt động được tiến hành như sự “đi qua vô hại”, tức là, theo quy định của Luật Biển cho phép, ngay cả tàu chiến đi ngang qua không đe dọa vùng lãnh hải của nước khác. Trung Quốc dường như xem những hoạt động đó đủ tính khiêu khích để cố gắng ngăn chặn Mỹ tiếp tục thực hiện các hành động kế tiếp; hoặc có lẽ chúng cung cấp một cái cớ hữu ích.
Mùa tranh cử
Trung Quốc có thể tính toán rằng bây giờ là thời điểm vào những tháng cuối cùng của một nhiệm kỳ tổng thống Mỹ mà họ cho là yếu và không thích đối đầu, để tạo ra sự đã rồi trong vùng biển, mà điều này sẽ cho họ sự lấn chiếm không thể đảo ngược trên biển. Vì vậy, thay vì nhường bước trước sự đe dọa của Trung Quốc, Mỹ nên tiếp tục khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không, và làm như thế sẽ rõ ràng hơn. Các nước bạn bè của Mỹ trong khu vực có thói quen sợ làm mất lòng Trung Quốc, cũng nên để cho Mỹ sự hỗ trợ hết lòng hơn. Chắc chắn họ không muốn nhìn thấy Biển Đông, với các tuyến đường vận tải quan trọng, trở thành cái hồ của Trung Quốc. (Trần Văn Minh dịch)

*** VOA: Tin Trung Quốc triển khai hỏa tiễn gây tranh luận gay gắt
Các thông tin tiết lộ việc Trung Quốc triển khai các hỏa tiễn địa đối không trên một hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông đã khơi ra một cuộc tranh luận gay gắt về những hậu quả dài hạn đối với an ninh khu vực.
Hôm nay, Australia và New Zealand đã góp tiếng vào điệp khúc ngày càng nhiều giọng nói lên quan ngại về căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, trong khi Bắc Kinh và Washington cáo buộc lẫn nhau là người khởi xướng.
Cảnh báo cho Chủ tịch họ Tập
Phát biểu tại một cuộc họp báo với người đồng cấp New Zealand, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull nêu ra rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố một trong những thách thức lớn nhất của Trung Quốc là bị rơi vào cái gọi là Bẫy Thucydides (bẫy chiến tranh tất yếu), trong đó một cường quốc đang trỗi dậy lại gây lo ngại cho các cường quốc khác, dẫn đến xung đột.
Thủ tướng Úc nói: “Nếu Trung Quốc muốn tránh bị sập Bẫy Thucydides, như Tập Chủ tịch mô tả, thì cần phải giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua luật pháp quốc tế, thông qua mọi cơ chế hiện có dành cho chúng ta”.
Thủ tướng New Zealand John Key và ông Turnbull nói điều quan trọng đối với các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là kiềm chế việc xây đảo cũng như quân sự hóa chúng. “Bất cứ hoạt động gây náo động nào ở đó cũng rất tệ hại cho các vấn đề an ninh và kinh tế trong khu vực. Do đó theo tôi chúng ta phải tiếp tục thuyết phục các bên phải là họ phải tìm cách giải quyết tranh chấp một cách thân thiện và đúng luật”.
Các nhận định của các ông Key và Turnbull đã châm ngòi cho một phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi hôm thứ Sáu nói với các phóng viên ở Bắc Kinh rằng: “Australia và New Zealand không phải là các nước liên quan đến vấn đề Biển Đông, và chúng tôi hy vọng hai nước này có thể nhìn vào lịch sử một cách khách quan”.
Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, và tuy nước này không phải là bên đầu tiên xây đảo nhân tạo hay xây đường băng ở vùng biển có tranh chấp, song tốc độ và quy mô của việc lấn biển của Trung Quốc đã gây lo ngại cho nhiều nước trong khu vực, mặc dầu Bắc Kinh nhiều lần bảo đảm rằng họ sẽ không quân sự hóa vùng biển đó.Theo Ngũ Giác Đài, Trung Quốc đã bồi đắp hơn 1.173 hecta đất ở Biển Đông kể từ năm 2013.
Trò đổ tội lẫn nhau
Những tiết lộ liên quan đến việc Trung Quốc triển khai hỏa tiễn được đưa ra hồi đầu tuần này, đúng lúc Tổng thống Obama sắp kết thúc hội nghị thượng đỉnh lịch sử với 10 lãnh đạo Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á ở Sunnylands, California.
Hôm thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói việc lắp đặt hỏa tiễn “mới đây” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đã đi ngược lại cam kết của Trung Quốc không quân sự hóa Biển Đông.
Tại một cuộc họp báo định kỳ, ông Kirby nói: “Phía Trung Quốc đã nói một đằng rồi dường như làm một nẻo. Chúng tôi không thấy có dấu hiệu gì là nỗ lực quân sự hóa này đã dừng lại. Và việc đó không có các dụng gì để tình hình ở đó ổn định và an ninh hơn. Trên thực tế, nó đang có tác dụng ngược lại”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Washington là phía có lỗi. “(Mỹ) đã đưa khu trục hạm mang hỏa tiễn điều hướng và oanh tạc cơ chiến lược đến gần thậm chí vào sâu vùng biển và vùng trời của các đảo và bãi san hô của các đảo thuộc Nam Sa (Trường Sa) của Trung Quốc, và liên tục gây sức ép lên các nước đồng minh và đối tác thực hiện diễn tập”. Ông Hồng Lỗi nói thêm những hành động như vậy không chỉ gia tăng căng thẳng ở Biển Đông mà còn quân sự hóa vùng biển tranh chấp.
Thông điệp chính trị
Cuối ngày thứ Năm, công ty cố vấn và tình báo toàn cầu Stratfor công bố bản phân tích mới về vụ triển khai hỏa tiễn, bao gồm cả những hình ảnh vệ tinh chi tiết hơn về các hoạt động quân sự trên đảo Phú Lâm.
Tuy nhiên, Stratfor lập luận rằng vụ triển khai “không nhất thiết phản ánh một sự leo thang lớn”.
Bản phúc trình này, được soạn với sự hợp tác của hãng AllSource Analysis, không chỉ tái xác nhận vụ triển khai hỏa tiễn địa đối không, mà còn cung cấp chi tiết về các nhà chứa chiến đâu cơ phản lực trên đảo và các tòa nhà có thể là kho vũ khí. Trong phúc trình, Stratfor nêu ra rằng tuy hai khẩu đội hỏa tiễn địa đối không HQ-9 “mang lại năng lực quân sự đáng chú ý… song chúng được xếp quá gần nhau trên nền cát gần mép biển theo cách thức cho thấy chúng hoặc nằm trong khuôn khổ một hoạt động huấn luyện hoặc là một hình thức lộ liễu phô diễn sức mạnh”.
Stratfor nói thêm rằng nền cát mới được đắp, với các hình ảnh chụp hồi tháng 12 cho thấy hoạt động bơm hút cát. “Vị trí của (việc triển khai) không có tính lâu dài: nền cát đã tan rã ở một số chỗ”, công ty nói. “Việc triển khai rất dễ thấy làm tăng khả năng là việc này có chủ ý gửi đi một thông điệp chính trị”.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen