Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok. 2015-09-03
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cover-up-instability-09032015062331.html32015-cover-up-instability.mp3
Những người dân oan có mặt tại Hà Nội bắt đầu xuống
đường diễu hành biểu tình lớn, kéo vào trung tâm TP Hà Nội với sự tham
gia của gần 1000 người phản đối bản án của bà Cấn Thị Thêu.(tháng 11,
2014). File photo
Chính quyền Hà Nội luôn cho rằng xã hội Việt Nam hiện đang rất ổn định, đặc biệt mỗi khi xảy ra những bất ổn ở những nước trong khu vực như đánh bom, biểu tình quần chúng… Thực chất có đúng thế không hay đang có rất nhiều mầm mống bất ổn trong nước?
Những vụ ‘chém giết’
Vào mấy tháng gần đây truyền thông trong nước loan tin một số vụ thảm sát được mô tà là ‘kinh hoàng’ như vụ giết chết 6 người trong một gia đình tại Bình Phước; rồi vụ cả 4 người trong một nhà bị giết giữa rừng ở Nghệ An, chuyện thảm sát ở Khe Sanh, Quảng Trị; rồi ở huyện Chư Prong tỉnh Gia Lai mới hôm ngày 23 tháng 8, hung thủ dùng dao chém chết 4 người và làm bị thương 3 người…
Dân tiếp tục kêu oan
Hiện nay tại Hà Nội nhiều người dân từ các địa phương khắp nơi trên cả nước thường xuyên tập trung với những biểu ngữ kêu oan về những hành xử của chính quyền địa phương đối với họ trong nhiều năm qua.
Một cựu tù nhân bị bắt và bỏ tù khi quay lại cảnh cưỡng chế trái luật của cơ quan chức năng, bà Cấn Thị Thêu, cho biết lý do vì sao họ phải liên tục đến các cơ quan công quyền trung ương tại Hà Nội để khiếu kiện:
“ Họ cướp hết đất của chúng tôi, chúng tôi đi kiếu kiện 7 năm trời theo đúng chính sách, pháp luật của nhà nước; nhưng họ cứ ‘dưới đùn lên, trên đùn xuống’ không giải quyết cho chúng tôi. Chúng tôi không còn cách nào nữa: đòi một ngày không được, chúng tôi phải đòi hai ngày, 1 tháng không được, phải đòi 2 tháng… Chúng tôi sẽ tiếp tục đi đòi cho đến khi nào họ trả lại quyền lợi cho chúng tôi, chúng tôi mới dừng đấu tranh.
Chúng tôi mong muốn những bà con trong và ngoài nước cùng chúng tôi lên án những hành vi, hành động phi pháp của nhà nước Việt Nam gây ra tội ác, đẩy chúng tôi đến cảnh phải khổ thế này: bị tù oan sai, bị đánh đập, bị mất hết tư liệu sản xuất. Chúng tôi mong muốn tất cả bà con giúp đỡ nhân dân chúng tôi.”
Nhiều lần cơ quan chức năng các địa phương đã đến tại thủ đô đưa người dân về lại quê quán của họ. Cơ quan chức năng cho rằng người dân đi khiếu kiện là gây mất vẻ mỹ quan của thành phố, gây bất ổn xã hội. Tuy nhiên ngày càng có nhiều người vì bị đối xử bất công, vụ việc của họ không được giải quyết theo đúng pháp luật của chính quyền Hà Nội đưa ra nên họ cho rằng chính hành xử của cơ quan công quyền mới là nguyên nhân dẫn đến những bất ổn trong xã hội.
Nhận định thực tế
Ông Vũ Văn Luân, tổng thư ký Liên chi hội Nuôi trồng thủy sàn Nước lợ huyện Tiên Lãng, người được cựu tù nhân Đoàn Văn Vươn ủy quyền đứng đơn một số vụ kiện khi ông này đang ở trong tù, đưa ra nhận định về nguyên nhân dẫn đến những bất ổn tại Việt Nam như sau:
“Theo như Mác nói, một xã hội phát triển phải có những yếu tố: dân chủ và phân chia quyền lực. Dân chủ để phản biện và phân chia quyền lực để giám sát. Nhưng xã hội Việt Nam không học theo Mác nên sự độc quyền cực lớn: độc quyền nhà nước và tham nhũng. Việt Nam đang rơi vào 2 cái ‘bẫy’ này.
Tôi khẳng định nếu không có báo chí tư nhân thì không có tiếng nói phản biện của người dân trong xã hội này. Nếu không có tiếng nói phản biện thì không thể nào tìm được một hình ảnh và một gương lãnh đạo tốt cho xã hội.”
Còn theo cựu tù nhân lương tâm, mục sư Nguyễn Trung Tôn ở Thanh Hóa, thì sự ổn định hiện nay ở Việt Nam chỉ là giả tạo:
Đó là sự bất ổn xã hội trầm trọng, nó như một khối ung thư, một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Không phải là nổ bom chỗ này, bắn giết người chỗ kia mà cho là bất ổn mà khi ý thức của người dân đầy đủ thì họ khắc phục được những hậu quả đó, xã hội vẫn phát triển và người dân vẫn bảo đảm được những quyền lợi chính đáng của họ.
Còn ở Việt Nam, tuy rằng họ dùng tất cả mọi biện pháp để trấn áp không để những vụ việc xảy ra trên mặt bề nổi, nhưng lại âm thầm cho phép sự ra tay của xã hội đen làm cho bất ổn xảy ra âm thầm, ngấm ngầm và triệt tiêu đi tinh thần, ý chí của người dân; làm cho người dân trở nên những người luôn mang trong mình sự sợ hãi. Thậm chí triệt tiêu đi ý thức tranh đấu làm cho người ta trở nên nhu nhược.
Đó là sự bất ổn có thể giết chết cả một thế hệ, một dân tộc trong tương lai.”
Một người từ Quảng Nam, mục sư Lưu Văn Kiều, cũng có nhận định về tình hình hiện nay ở Việt Nam:
“ Thực ra đây là sự im lặng trước cơn bão. Khi gặp những người nông dân ‘dốt chữ’ mới nghe họ nói, nghe họ phản ứng như thế nào về chính quyền, về đảng cộng sản, về cuộc sống hiện tại thì mới thấu được tình hình. Nên như tôi nói đây là sự yên lặng trước cơn bão. Chắc chắn sẽ bùng phát. Đã là một lò thuốc súng rồi thì vấn đề chỉ cần có một ngòi nổ. Theo tôi nghĩ phải có một phong trào, bắt đầu từ tự phát. Sự tự phát không làm được gì nhưng nó khích lệ tinh thần của một số con người, một số sự kiện mà khi có sự kiện xãy ra rồi thì với ‘điểm nóng’ đó vô tình những sự kiện trước đó khích lệ cho họ và sẽ có một ngòi nổ lớn.”
Nhiều người trong nước thừa nhận họ rất bất an trong tình hình hiện nay. Tất cả mọi thành phần đều là đối tượng của những mối đe dọa hiện diện tại nhiều nơi; trong khi đó chính quyền luôn nhắc rằng ‘đa nguyên, đa đảng’ và dân chủ như những quốc gia khác là ‘quá trớn’; như thế sẽ dẫn đến những vụ đánh bom, phá hoại chứ không ‘bình lặng’ như ở Việt Nam.
Chính quyền Hà Nội luôn cho rằng xã hội Việt Nam hiện đang rất ổn định, đặc biệt mỗi khi xảy ra những bất ổn ở những nước trong khu vực như đánh bom, biểu tình quần chúng… Thực chất có đúng thế không hay đang có rất nhiều mầm mống bất ổn trong nước?
Những vụ ‘chém giết’
Vào mấy tháng gần đây truyền thông trong nước loan tin một số vụ thảm sát được mô tà là ‘kinh hoàng’ như vụ giết chết 6 người trong một gia đình tại Bình Phước; rồi vụ cả 4 người trong một nhà bị giết giữa rừng ở Nghệ An, chuyện thảm sát ở Khe Sanh, Quảng Trị; rồi ở huyện Chư Prong tỉnh Gia Lai mới hôm ngày 23 tháng 8, hung thủ dùng dao chém chết 4 người và làm bị thương 3 người…
Dân tiếp tục kêu oan
Hiện nay tại Hà Nội nhiều người dân từ các địa phương khắp nơi trên cả nước thường xuyên tập trung với những biểu ngữ kêu oan về những hành xử của chính quyền địa phương đối với họ trong nhiều năm qua.
Một cựu tù nhân bị bắt và bỏ tù khi quay lại cảnh cưỡng chế trái luật của cơ quan chức năng, bà Cấn Thị Thêu, cho biết lý do vì sao họ phải liên tục đến các cơ quan công quyền trung ương tại Hà Nội để khiếu kiện:
“ Họ cướp hết đất của chúng tôi, chúng tôi đi kiếu kiện 7 năm trời theo đúng chính sách, pháp luật của nhà nước; nhưng họ cứ ‘dưới đùn lên, trên đùn xuống’ không giải quyết cho chúng tôi. Chúng tôi không còn cách nào nữa: đòi một ngày không được, chúng tôi phải đòi hai ngày, 1 tháng không được, phải đòi 2 tháng… Chúng tôi sẽ tiếp tục đi đòi cho đến khi nào họ trả lại quyền lợi cho chúng tôi, chúng tôi mới dừng đấu tranh.
Họ cướp hết đất của chúng tôi, chúng tôi đi kiếu kiện 7 năm trời theo đúng chính sách, pháp luật của nhà nước; nhưng họ cứ ‘dưới đùn lên, trên đùn xuống’ không giải quyết cho chúng tôiChúng tôi nghĩ họ thể hiện bản chất ăn cướp của họ: cướp hết đất của chúng tôi, đẩy chúng tôi vào cảnh nghèo đói, cùng quẩn; này họ cho rằng chúng tôi đi như thế là mất cảnh quan đô thị, mất vệ sinh. Điều đó theo tôi cho thấy họ không suy nghĩ gì đến người dân chúng tôi cả, họ chĩ lo vơ vét cho đầy túi tham của họ, bỏ mặc người dân sống đói nghèo, lay lắt! Đó là điều mà chúng tôi căm thù, lên án họ.
bà Cấn Thị Thêu
Chúng tôi mong muốn những bà con trong và ngoài nước cùng chúng tôi lên án những hành vi, hành động phi pháp của nhà nước Việt Nam gây ra tội ác, đẩy chúng tôi đến cảnh phải khổ thế này: bị tù oan sai, bị đánh đập, bị mất hết tư liệu sản xuất. Chúng tôi mong muốn tất cả bà con giúp đỡ nhân dân chúng tôi.”
Nhiều lần cơ quan chức năng các địa phương đã đến tại thủ đô đưa người dân về lại quê quán của họ. Cơ quan chức năng cho rằng người dân đi khiếu kiện là gây mất vẻ mỹ quan của thành phố, gây bất ổn xã hội. Tuy nhiên ngày càng có nhiều người vì bị đối xử bất công, vụ việc của họ không được giải quyết theo đúng pháp luật của chính quyền Hà Nội đưa ra nên họ cho rằng chính hành xử của cơ quan công quyền mới là nguyên nhân dẫn đến những bất ổn trong xã hội.
Nhận định thực tế
Ông Vũ Văn Luân, tổng thư ký Liên chi hội Nuôi trồng thủy sàn Nước lợ huyện Tiên Lãng, người được cựu tù nhân Đoàn Văn Vươn ủy quyền đứng đơn một số vụ kiện khi ông này đang ở trong tù, đưa ra nhận định về nguyên nhân dẫn đến những bất ổn tại Việt Nam như sau:
“Theo như Mác nói, một xã hội phát triển phải có những yếu tố: dân chủ và phân chia quyền lực. Dân chủ để phản biện và phân chia quyền lực để giám sát. Nhưng xã hội Việt Nam không học theo Mác nên sự độc quyền cực lớn: độc quyền nhà nước và tham nhũng. Việt Nam đang rơi vào 2 cái ‘bẫy’ này.
Tôi khẳng định nếu không có báo chí tư nhân thì không có tiếng nói phản biện của người dân trong xã hội này. Nếu không có tiếng nói phản biện thì không thể nào tìm được một hình ảnh và một gương lãnh đạo tốt cho xã hội.”
Còn theo cựu tù nhân lương tâm, mục sư Nguyễn Trung Tôn ở Thanh Hóa, thì sự ổn định hiện nay ở Việt Nam chỉ là giả tạo:
Khi nói đến bất ổn xã hội có thể bằng cách đánh giá này, đánh giá kia; nó không chỉ thể hiện trên bề nổi mà có thể là những tảng băng ngầm, như những khối ung thư tiềm ẩn trong lòng xã hội“ Khi nói đến bất ổn xã hội có thể bằng cách đánh giá này, đánh giá kia; nó không chỉ thể hiện trên bề nổi mà có thể là những tảng băng ngầm, như những khối ung thư tiềm ẩn trong lòng xã hội. Ví dụ như khi người dân đến ủy ban nhân dân xã, công an xã để làm việc, trong tâm thức, suy nghĩ của họ luôn ẩn chứa sự sợ hãi vì công quyền Việt Nam nhiều khi làm việc không căn cứ trên cơ sở pháp luật. Vừa dùng luật pháp vừa dùng luật rừng; khi nào không dùng được luật pháp, họ sử dụng đầu gấu, luật rừng để ép người dân phải đồng thuận, chấp nhận vào một số điều họ không đồng ý.
mục sư Nguyễn Trung Tôn
Đó là sự bất ổn xã hội trầm trọng, nó như một khối ung thư, một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Không phải là nổ bom chỗ này, bắn giết người chỗ kia mà cho là bất ổn mà khi ý thức của người dân đầy đủ thì họ khắc phục được những hậu quả đó, xã hội vẫn phát triển và người dân vẫn bảo đảm được những quyền lợi chính đáng của họ.
Còn ở Việt Nam, tuy rằng họ dùng tất cả mọi biện pháp để trấn áp không để những vụ việc xảy ra trên mặt bề nổi, nhưng lại âm thầm cho phép sự ra tay của xã hội đen làm cho bất ổn xảy ra âm thầm, ngấm ngầm và triệt tiêu đi tinh thần, ý chí của người dân; làm cho người dân trở nên những người luôn mang trong mình sự sợ hãi. Thậm chí triệt tiêu đi ý thức tranh đấu làm cho người ta trở nên nhu nhược.
Đó là sự bất ổn có thể giết chết cả một thế hệ, một dân tộc trong tương lai.”
Một người từ Quảng Nam, mục sư Lưu Văn Kiều, cũng có nhận định về tình hình hiện nay ở Việt Nam:
“ Thực ra đây là sự im lặng trước cơn bão. Khi gặp những người nông dân ‘dốt chữ’ mới nghe họ nói, nghe họ phản ứng như thế nào về chính quyền, về đảng cộng sản, về cuộc sống hiện tại thì mới thấu được tình hình. Nên như tôi nói đây là sự yên lặng trước cơn bão. Chắc chắn sẽ bùng phát. Đã là một lò thuốc súng rồi thì vấn đề chỉ cần có một ngòi nổ. Theo tôi nghĩ phải có một phong trào, bắt đầu từ tự phát. Sự tự phát không làm được gì nhưng nó khích lệ tinh thần của một số con người, một số sự kiện mà khi có sự kiện xãy ra rồi thì với ‘điểm nóng’ đó vô tình những sự kiện trước đó khích lệ cho họ và sẽ có một ngòi nổ lớn.”
Nhiều người trong nước thừa nhận họ rất bất an trong tình hình hiện nay. Tất cả mọi thành phần đều là đối tượng của những mối đe dọa hiện diện tại nhiều nơi; trong khi đó chính quyền luôn nhắc rằng ‘đa nguyên, đa đảng’ và dân chủ như những quốc gia khác là ‘quá trớn’; như thế sẽ dẫn đến những vụ đánh bom, phá hoại chứ không ‘bình lặng’ như ở Việt Nam.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen