Đăng ngày 17.05.2015 - 5:17pm
GNsP
(17.05.2015) – Sài Gòn – Đây là kết luận tự rút ra của nhà báo
Đoan Trang với GNsP vào trưa Chúa nhật 17.05, tại Sài Gòn.
Sau cuộc thảo luận định kỳ về nhân
quyền với Việt Nam, tại Hà Nội, ông Tom Malinowski – Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ,
trưởng đoàn đàm phán phía Hoa Kỳ đã có cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền cho ký
giả tự do Đoan Trang.
Ký giả Đoan Trang cho biết, ông
Tom Malinowski sẵn sang trả lời bất cứ câu hỏi nào, tuy nhiên cuộc phỏng vấn đã
được thực hiện trong hoàn cảnh “bập bênh” (theo nghĩa đen, vì cô đang trên xe
lửa), nên những câu trả lời qua điện thoại không được rõ như mong
muốn.
Thông điệp rõ rang nhất theo nhà
báo này, Mỹ muốn các cá nhân và tổ chức đối lập ở Việt Nam ủng hộ Nhà Trăng
trong việc đưa Hà Nội vào Hiệp ước thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tại
sao lại như vậy? Cũng theo nhà báo được thực hiện cuộc phỏng vấn độc quyền cho
biết hiện Quốc Hội Hoa Kỳ đang rất do dự việc thông qua việc đồng ý cho Việt Nam
tham gia TPP.
Trong khi đó, tại thủ đô Hoa Kỳ,
hôm thứ năm, 14.05 vừa qua, Thượng Viện đã biểu quyết với số phiếu 65/33 cho
phép Nhà Trắng thương lựọng TPP theo thủ tục nhanh, Lập Pháp có thể thuận hay
bác nhưng không đuợc tu chính. Tuy nhiên quyết định này còn phải chờ Hạ Viện
thông qua. Nguồn thạo tin cho biết, tại Hạ Viện, nếu không có những vận dộng đặc
biệt thì không chắc dự luật cho phép chính phủ đàm phán nhanh được thông
qua.
Theo nhà báo này, ông Tom chia sẻ
rằng ông đã yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam ngưng lại việc bắt những công dân
mình và kết án họ theo các điều 79, 88 và 258 của Bộ luật hình sự VN, vì đây là
các điều luật đang bị nhiều nghị sĩ và dân biểu tại Hoa Kỳ kêu gọi xóa khỏi luật
pháp của Việt Nam, vì nó xâm phạm nghiêm trong quyền con người.
Việc ông Nguyễn Hữu Vinh
(Anhbasam) chưa được đưa ra xét xử, và việc phải bắt Nguyễn Viết Dũng theo điều
khoản về “gây rối trật tự công cộng” chứ không phải điều 79, mặc dù tạm giam đã
lâu, có thể vì yêu cầu của phía Mỹ mà ông Tom vừa nhắc đến.
Việc yêu cầu phải có công đoàn độc
lập để bảo vệ quyền lợi của công nhân tuy đã được đặt ra và phía Việt Nam tỏ ra
có những nhượng bộ, tuy nhiên từ nay đến lúc chính thức được gia nhập TPP mà
không có luật nào được ban hành để minh định việc đó thì việc chỉ dựa vào thái
độ nhượng bộ, mà chấp nhận cho Việt Nam tham gia TPP là một việc làm không học
được gì từ kinh nghiệm đưa VN tham gia WTO trước đây.
Nhà báo Đoan Trang cho rằng CSVN
hay lừa dối, hứa lèo, Mỹ sẽ phản ứng ra sao, thì ông Tom Malinowski
nói:
“…Nếu
Việt Nam được chấp thuận vào TPP thì sẽ có một hiệp định, với những cam kết cụ
thể, đặc biệt về vấn đề quyền lao động và quyền lập hội. Tôi nghĩ, nhờ đó, người
dân Việt Nam và xã hội dân sự ở Việt Nam sẽ có thể nhìn vào từng cam kết cụ thể
và tuyên bố rõ rằng họ muốn chính quyền phải tuân thủ cam kết nào.
Tôi có thể khẳng định là Hoa Kỳ sẽ
tiếp tục tham vấn rất chặt chẽ khối xã hội dân sự Việt Nam trong quá trình chúng
tôi giám sát việc Việt Nam thực thi các cam kết sau khi vào TPP, nếu hiệp định
kia được ký kết. Do đó, tiếng nói của những người đang đấu tranh vì nhân quyền
và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một tiếng nói vô cùng mạnh mẽ. Nó đã vươn
xa ra ngoài Việt Nam, được cả thế giới lắng nghe, và sẽ tiếp tục được lắng nghe”
(đoạn trích từ trang BoxitVN).
Đứng về mặt khách quan, nếu Việt
Nam được gia nhập TPP thì nền kinh tế đang suy sụp của VN có thể được cứu, tuy
nhiên những người được hưởng lợi chính từ việc phục hồi nền kinh tế không phải
90 triệu dân, mà chủ yếu là 3 triệu đảng viên và những người trực tiếp liên hệ
với hệ thống cầm quyền. Điều này cho phép đảng CSVN củng cố tư thế độc quyền cai
trị ở Việt Nam, và sẽ trở lại xiết chặc đời sống dân chúng với những tu chính
luật sau đó để tiếp tục xâm hại quyền con người mà Mỹ và các nước khác không thể
“can thiệp vào chuyện nội bộ” của VN.
Việc tham gia TPP là cơ hội lớn
cho VN thoát khỏi Hoa Lục tạm thời, nhưng khi những lợi thế TPP không còn là
nguồn lợi cho đảng CSVN cầm quyền thì việc trở lại với “16 chữ vàng” cùng “4
tốt” chỉ bằng một chuyến thăm “nhà bên cạnh” là đâu sẽ trở lại đó.
Vấn đề đặt ra là Hoa Kỳ được lợi
gì khi Việt Nam tham gia TPP khiến Nhà Trắng phải vận động ở mọi cánh cửa để đạt
được?
GNsP
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen