1.- Mừng vui trên những niềm thống hận của dân tộc và nạn Kiêu binh
Sau
khi lưỡng viện Quốc Hội Canada cùng chấp thuận để biến đổi Dự luật
S-219 trở thành luật Bill S-219 ngày 23/4/2015 thì lập tức người viết
nhận được rất nhiều bài chuyễn đến mà nội dung là để ca tụng người bảo
vệ dự luật cũng như để công kích lại những người mà trước đó đã phản
kháng lại vấn đề mà dự luật đã đề ra. Ngoài việc vui mừng sự thành công
nầy của “nhóm người S-219” (tạm gọi như vậy), cộng thêm
vào sự tiếp tay lên tiếng phụ họa của những người ủng hộ họ và những bộ
hạ tay chân, mỗi người một lời xem có vẻ nặng nề, náo nhiệt.
Cả người chuyễn bài lẫn những người vuốt đuôi đều dùng những lời lẽ rất tự đắc và “kiêu binh”
với mục đích dạy đời, bôi lọ và chụp nón cối lên đầu những người Việt Quốc gia chống lại dự luật nầy, đại khái họ nói những người chống lại dự luật nầy đã sáng mắt chưa? Những người chống lại dự luật nầy đừng biện hộ loanh quanh để tỏ ra mình là người thất học. Việt cộng đã chánh thức phản kháng, chống lại dự luật nầy thì những người Việt nào chống lại dự luật nầy đều là bọn Việt cộng nằm vùng và những kẻ tiếp tay cho Việt cộng, v.v… Sau cùng là bọn họ mơ ước là ở những quốc gia khác như Mỹ, Âu Châu, Úc Châu sẽ có những đạo luật giống như thế.
2.- Sự trùng hợp kỳ lạ
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi chiếm được Miền Nam thì bọn khỉ lên làm người,
và nắm chánh quyền thì ngay lập tức, chúng ta thấy từ cấp lãnh đạo tối
cao của chúng ở Trung Ương cho đến “bọn Việt cộng nằm vùng” và “bọn 30
tháng Tư” đều có những lời lẽ kiêu binh và tự đắc để dạy đời và nhục mạ,
chụp mũ người Việt Quốc gia đủ mọi chuyện. Hồi đó thì Việt cộng gọi
Người Quốc gia là làm tay sai cho Mỹ-Ngụy thì ngày nay “nhóm người S-219”
gọi những Người Việt Quốc gia chống lại dự luật nầy là những kẻ tiếp
tay cho Việt cộng. Câu chuyện dạy đời và chụp mũ sao giống y như vậy mặc
dầu sự thành công của họ về Dự luật S-219 chẳng có gì đáng kễ vì đó là
chuyện nội bộ của quốc gia Canada, điều đáng nói ở đây là tinh thần quốc gia của những người xây dựng lên hiện trạng nầy.
3.- Đồng lõa và âm mưu với nhau để âm thầm lên kế hoạch xoá tên Ngày Quốc Hận 30/4
Chúng ta thấy, từ khi tên Thứ
trưởng Ngoại Giao, Việt cộng Nguyễn Thanh Sơn sang Mỹ tiếp xúc với một
số người Việt Quốc Gia thì sau đó có nhiều hiện tượng nổi lên, xôn xao
nhứt là hiện tượng phê phán qua lại trên các diễn đàn và hiện tượng
tranh luận về Dự luật S-219 giữa kẻ binh người chống, tạo nên một hình
thức chia rẽ trầm trọng về mặt Cộng đồng.
Nguyễn
Thanh Sơn đi Mỹ lần đó đâu phải để đi chơi rồi cao hứng đi tiếp xúc với
người Việt Quốc gia để bàn chuyện phím mà mục đích của chuyến đi với
những cuộc tiếp xúc như vậy của hắn ta chắc chắn phải là sứ
mạng để bày mưu, sắp xếp công việc ở hải ngoại, thâu tóm những kẻ có
quyền thế để lũng đoạn Cộng đồng hầu thực hiện những bước đi thành công
cho nghị quyết 36 của đảng Cộng sản VN. Đã là sắp xếp công việc thì tất nhiên phải có kế hoạch cụ thể để làm việc sao cho mục đích của chúng đạt được thành công.
Từ lâu, bạo quyền Việt công luôn luôn điên đầu vì Người Việt chống Cộng ở hải ngoại đã chọn ngày 30 tháng 4 là ngày Quốc Hận, ngày Tháng Tư Đen, ngày
thê lương, đen tối, oán hận và u buồn của cả dân tộc, vì từ ngày ấy
hằng bao nhiêu triệu gia đình Việt Nam tan nát, cha mất con, vợ mất
chồng, kẻ chết trên non, người chìm dưới biển, người sống ở lại thì đói
rách lang thang, không nhà không cửa vì bị bạo quyền xua đuổi và cướp
đoạt mọi phương tiện để sinh sống. Hoàn cảnh đất nước như vậy quả thật
là hoàn cảnh mà Tổ Quốc Căm Hận bọn người đã tạo ra chúng mà 30 tháng 4 là ngày đánh dấu của mốc thời gian, vì lẻ đó, có lẽ không có tên gọi nào chính xác cho bằng tên gọi 30 tháng 4 là Ngày Quốc Hận, nhưng tên gọi nầy hoàn toàn trái ngược với tên gọi Mừng Ngày Chiến Thắng,
ngày reo vui, ăn mừng của bạo quyền Việt cộng. Sự nghịch lý hiển nhiên
nầy đã khiến cho bọn chúng phải mất mặt, khó ăn khó nói với ngoại quốc
trong công tác vận động ngoại giao và xin xỏ đầu tư vì ngày tang tóc và
đau thương của đồng bào Miền Nam như vậy thì tại sao lại rầm rộ diễn
binh, ăn mừng và còn gọi là ngày chiến thắng? Sự chiến thắng của bạo
quyền Việt cộng ai cũng biết là do sự sắp đặt của các cường quốc để cho
họ tràn vào Miền Nam tàn sát không nương tay với đồng bào cùng màu da và
máu mũ với họ, gây ra những thảm cảnh tàn bạo và ghê tởm nhứt lịch sử
mà từ ngày lập quốc cho đến nay chưa bao giờ xãy ra. Lẽ ra bạo quyền
Việt cộng phải cúi đầu sĩ nhục về điều mà họ gọi là chiến thắng và những
hành động tàn bạo mà họ gây ra, thay vì tổ chức ăn mừng.
Vì gặp những trở ngại như vậy, cho
nên bằng mọi giá, bạo quyền Việt cộng phải tìm mọi cách để bôi xóa tên
Ngày Quốc Hận để thay thế một tên khác ở hải ngoại sao cho ăn khớp, đi
đôi và đồng hành với cái tên gọi của chúng để bọn chúng dễ bề ăn nói với
những quốc gia mà họ xin xỏ đầu tư và cũng để mỗi độ tháng Tư về, đồng
bào không còn thấy chữ Ngày Quốc Hận nữa và quên dần đi những tội ác tầy
trời đối với dân tộc mà bọn chúng đã gây ra. Dần dà kiêu gọi đồng bào ở
hải ngoại ồ ạt gởi tiền về nước để làm ăn qua chiêu bài lừa bịp là hòa
hợp hoà giải dân tộc.
Đã nói là sắp xếp thì dĩ nhiên bạo
quyền phải có kế hoạch chu đáo để thực hiện những sắp xếp đó chẳng hạn
như việc mua chuộc người, chuyện có nói không, chuyện không nói có, xão
quyệt, lương lẹo, trân tráo đủ trò theo phương châm bất biến muôn đời
cũa bạo quyền Việt cộng là dùng cứu cánh để biện minh cho phương tiện.
Đó là nghề nghiệp chuyên môn mà bọn Mác Lê đã dạy cho họ mà ngày nay
vẫn còn một số người nghe họ nói thì vội vàng tin ngay, cho đến nổi bị
lường gạt, bỏ của chạy lấy người mà vẫn còn tin chỉ vì lòng tham không
đáy. Vì lẻ đó mà có một số người khi vừa nghe nói bạo quyền Việt cộng
lên tiếng phản đối Canada về Dự luật S-219 thì vội tin ngay và lên tiếng
khoát lác đầy kiêu hãnh mà quên đi lời nói của Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm”
Sự phản đối Dự Luật S-210 của bạo quyền có thể nhắm vào 2 mục đích:
Thứ nhứt là đánh bóng
cá nhân có đủ điều kiện để làm được việc cho chúng qua sự sắp xếp để
còn sử dụng cá nhân đó vào nhiều công việc khác trong tương lai
. Tức là đảng Cộng sản Việt Nam,
đại diện cho một quốc gia lên tiếng chống mà việc làm của cá nhân đó vẫn
thành công, như vậy hàm ý của bạo quyền là khen cá nhân đó tài giỏi để
được nhiều người chạy theo, một hành động đánh bóng cá nhân theo chiến
thuật “Dùng địch để đánh địch” nầy quả thật có phần tinh
vi. Sự ca tụng bất tận “nhóm người S-219” trong mấy ngày vừa qua của
một số người thấy đầu mà chẳng thấy đuôi đã nói lên hàm ý đó.
Thứ
nhì là bạo quyền biết chắc chắn là khi bản Dự luật được phổ biến thì
tập thể Người Việt Quốc Gia sẽ lên tiếng phản đối, cho nên sự phản đối
theo sau của bạo quyền và tiếp theo là những tuyên truyền vuốt đuôi của
bọn tay sai, cò mồi, có thể khiến cho nhiều người tưởng lầm là những
Người Việt Quốc Gia nầy tiếp tay với bọn chúng
. Thật đáng tiếc cho những ai còn tin vào việc làm của Việt cộng cho nên mới có những ý tưởng lầm lẫn như vậy!
Cùng
là phản kháng Dự luật S-219, nhưng mục đích của Người Việt Quốc Gia là
phản kháng Dự luật để bảo vệ cái tên Ngày Quốc Hận để nuôi dưỡng ý chí
phục quốc hầu đánh đổ bạo quyền Việt cộng để xây dựng lại quê hương, còn
mục đích của bạo quyền Việt cộng là phản kháng Dự luật để xoá tên Ngày
Quốc Hận, để được ung dung ăn Mừng ngày chiến Thắng, diễn binh rầm rộ,
có ca hát, ăn mừng trên nổi niềm chua cay của dân tộc. Cùng một việc làm, nhưng trắng đen của mỗi bên đã rõ ràng, không thể nào có thể lầm lẫn được như một vài người đã lầm tưởng.
4.- Sự áp đặt phi lý có toan tính
Ngày 30/4/1975 nhứt định không phải là ngày mà Dự luật S-219 đặt tên là ngày “Hành Trình Đi Tìm Tự Do” hay bất cứ một tên nào khác ngoài cái tên Ngày Quốc Hận,
vì thực tế ngày đó, mặc dầu Tổng thống Dương Văn Minh đã hạ lịnh đầu
hàng vô điều kiện, nhưng nhiều đơn vị quân đội trong nước vẫn còn tác
chiến và tác chiến cho đến viên đạn cuối cùng, ngày đó 5 tướng lãnh anh
hùng của QL/VNCH đã tự sát, ngày đó hàng bao nhiêu binh sĩ đã tự sát tập
thể ngay cả trong thủ đô Saigon, ngày đó Trung tá cảnh sát Nguyễn Văn
Long tự sát trước tượng đài Thủy Quân Lục Chiến trước tiền đình Quốc Hội
Việt Nam Cộng Hòa, ngày đó các em Thiếu Sinh Quân ở Vũng Tàu vẫn còn
chiến đấu, ngày đó Đại tá Hồ Ngọc Cẩn vẫn còn chiến đấu ở Chương Thiện,
và cũng từ ngày đó có nhiều đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã rút
vô bưng làm kháng chiến, và còn nhiều trường hợp chiến đấu âm thầm khác
nữa, v.v…Những vị anh hùng tiêu biểu nầy đâu có chạy đi đâu trong ngày
đó mà Dự luật đặt tên là ngày Hành Trình Đi Tìm Tự Do, những người đi
trước ngày 30/4/1975 cũng không thể gọi là đi tìm tư do mà thực chất là họ chạy giặc, chạy để lánh nạn Cộng sản. Hành
trình đi tìm tự do là sau đó vài năm, những người mà trước đó không
chạy giặc được hoặc tự chọn ở lại vì hoàn cảnh gia đình hay vì tin tưởng
vào lời dối gạt của bạo quyền, nay đã có thời gian thấy rõ tận mắt chân
tướng vô nhân và độc tài tàn bạo của bạo quyền Việt cộng nên mới tìm
đường vượt biên, tìm lộ trình vượt biên để trốn độc tài Cộng sản, để tìm
tư do, đó là phong trào vượt biên rầm rộ của người Việt vào cuối thập
niên 70, đã làm xúc động lương tâm của nhân loại. Nếu chọn một ngày nào
trong phong trào vượt biên đó để đặt tên là Hành Trình Đi Tìm Tự Do thì
cò lẻ người đề nghị cho Dự luật nầy sẽ được hoan nghinh nhiệt liệt thay
vì bị chống đối như hiện nay.
5.- Lời kết
Suy cho cùng thì việc chọn tên Hành Trình Tìm Tự Do cho ngày 30/tháng 4 là một cái tên không thực tế,
đã biểu lộ sự kém hiểu biết về thời cuộc, đồng thời cũng biểu lộ người
đề nghị và bảo trợ dự luật không có mặt trong nước vào những ngày tang
tóc, đau thương nầy. Nếu là người chống Cộng có quyết tâm mà lại được ở
vào vị trí thuận lợi như vậy thì có biết bao công việc phải làm để cứu
nước thoát khỏi chế độ độc tài Cộng sản và tránh khỏi họa mất nước, diệt
vong thay vì đi làm những chuyện vu vơ để rước lấy những điều sĩ nhục.
Tinh thần dấn thân nào đã khiến một người hay một số người trong hàng ngủ Người Việt Quốc Gia
làm chuyện ấy? Người viết xin nhường câu trả lời lại cho bạn đọc.
Thanh Thủy
(28/4/2015)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen