Các thương phế binh VNCH và các thành viên Ban Tổ Chức cùng hát với nhau
trên sân khấu bày tỏ lòng yêu thương, sự cảm thông trong buổi lễ tri ân. Người
đứng ngoài cùng bên trái là cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển. (Hình: Hồng Hải/Người Việt)
Vì
danh sách thương phế binh ghi danh tham dự quá đông nên hội trường của
DCCT không thể chứa hết được, vì thế ban tổ chức đã chia làm hai nhóm.
Buổi sáng dành cho 600 thương phế binh ở các khu vực xa như Phú Yên,
Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng, Dak Lak... Buổi chiều dành cho khoảng
500 thương phế binh ở khu vực Sài Gòn và các vùng lân cận như Đồng Nai,
Bình Dương, Củ Chi, Tây Ninh, Sóc Trăng...
Sau 40 năm mới gặp lại, các đồng đội một thời tay bắt mặt mừng. (Hình: Hồng Hải/Người Việt)
Không bị lãng quên
Từ
sáng sớm, hơn 600 thương phế binh đã tập hợp đông đủ. Sau khi được ban
tổ chức phát bảng tên gồm tên, tuổi, số quân nhân mọi người được mời lên
lầu 3 của hội trường DCCT tham dự buổi lễ.
Trước buổi lễ, các thương phế binh được tự do ca hát, được lên sân khẩu để kể lại những kỷ niệm chiến đấu ngày xưa.
Trước buổi lễ, các thương phế binh được tự do ca hát, được lên sân khẩu để kể lại những kỷ niệm chiến đấu ngày xưa.
Đúng 9 giờ sáng, Linh Mục Giám tỉnh DCCT Phạm Trung Thành khai mặc buổi lễ tri ân bằng những lời xúc động.
Đông đảo các thương phế binh VNCH đến tham dự buổi lễ tri ân.
(Hình: Hồng Hải/Người Việt)
Ông
nói, “Các anh em đã lớn lên trong chiến tranh và bị mất mát rất nhiều
trong thời chiến. Gần 40 năm qua không phải chúng ta quên nhau nhưng
hoàn cảnh đã không cho chúng ta có thể được gặp nhau. Hôm nay chúng tôi
muốn gặp gỡ anh em, để nói lên lời tri ân của chúng tôi đến các anh,
những người đã hi sinh vì sự tự do hòa bình cho người miền Nam. Chúng
tôi muốn chuyển đến các anh em sứ điệp yêu thương, hòa bình và bác ái.
Chúng ta không thể xóa những ký ức của mình, nhưng hôm nay chúng ta gặp
nhau trong niềm vui, hạnh phúc và bình an...”
Trong
suốt 40 năm qua, hầu hết các TPB VNCH phải sống trong sự đau khổ và
trong sự lãng quên. Dù bối cảnh xã hội này thế nào đi nữa, thì tự đáy
lòng họ rất tự hào là quân lực VNCH.
Một
thương phế binh VNCH tên Trần Thanh xúc động bày tỏ, “Bốn mươi năm
chúng tôi sống bên lề xã hội, nay được Dòng Chúa Cứu Thế và các ân nhân
giúp cho chúng tôi hội tụ nơi đây, được gặp gỡ nhau. Tôi rất cảm động vì
không ai nhớ mà quý vị lại nhớ đến chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy mình
không còn bị bỏ quên. Đừng phân biệt đối xử chúng tôi và hãy nhớ rằng
chúng tôi đã hy sinh một phần thân thể cho đất nước này. Tôi tự hào là
một người lính VNCH.”
Một thương phế binh bị mất cả 2 chân nhưng hào hứng lên sân khấu
góp vui văn nghệ. (Hình: Hồng Hải/Người Việt)
Mặc
dù cụt cả 2 chân, phải ngồi xe lăn, nhưng giọng nói của ông Bùi Văn
Mười vẫn dõng dạc và sang sảng khi được chúng tôi hỏi giới thiệu về tên,
số quân, số KBC, binh chủng, trận đánh bị thương ngày tháng năm... Chất
giọng đầy cương quyết ấy như muốn khẳng định họ đã theo đuổi một lý
tưởng đẹp phục vụ cho tổ quốc, cho người dân VNCH.
Trong
buổi lễ này, ông Hứa Phi - chánh trị sự Thánh Thất Cao Đài An Ninh Tây,
Đức Hòa-Long An nhấn mạnh đến công lao hy sinh của các TPB VNCH bằng
giọng xúc động.
Ông
nói, “Sự hy sinh của quý ông TPB sẽ còn tồn tại mãi với thời gian. Vì
đó là sự hy sinh chánh nghĩa, được đặt trên nền tảng nhân bản, công lý
và tinh thần cao thượng. Sự hy sinh của quý ông cho đất nước, cho dân
tộc sẽ được lịch sử tôn vinh, vinh danh và sẽ đặt trong một vị trí xứng
đáng trong lòng dân tộc Việt Nam.”
Trong
tâm tình đó, thương phế binh Hoàng Văn Điểm, trước đây là thiếu úy thủy
quân lục chiến, ước ao, “Sau 40 năm, tôi ước ao nhà nước đừng chia rẽ
lính VNCH và lính Cộng Sản vì chúng ta đều là công dân Việt Nam.”
Còn
thương phế binh Nguyễn Văn Phơ thì bày tỏ, “Sau thời gian bị thương ở
chiến trường tỉnh Phú Yên năm 1972, đến năm 1975 đất nước xảy ra biến cố
và cho đến ngày hôm nay đã 40 năm, nhưng đến hôm nay, anh em chúng tôi
mới được nhắc đến và được thương yêu. Ngày hôm nay, tôi hiện diện nơi
đây với một niềm kiêu hãnh và vinh dự trong buổi tri ân này.”
Những ân tình khó quên
Trong
buổi lễ này, có hơn 40 các anh chị từ các hội đoàn trong Giáo hội cũng
như xã hội đảm nhiệm việc phục vụ và giúp đỡ các thương phế binh.
Các tình nguyện viên giúp các chú thương phế binh đeo bảng tên, đẩy xe lăn,
trước khi tham dự lễ. (Hình: Hồng Hải/Người Việt)
Với
khuôn mặt vui vẻ, mồ hôi nhễ nhãi nhưng anh Phạm Tùng, một tình nguyện
viên phục vụ công tác đẩy xe lăn vui vẻ, “Tôi rất vui là tự hào khi được
tận tay phục vụ các chú thương phế binh. Khi tiếp xúc với các chú, tôi
cảm thấy mình thật may mắn khi không phải sinh ra trong hoàn cảnh chiến
tranh, bởi vậy tôi rất cảm phục những hi sinh của các chú cho tổ quốc,
cho đồng bào miền Nam. Tôi luôn cầu chúc cho các chú được bình an trong
tâm hôn lẫn thể xác và mong có nhiều dịp như vậy để được phục vụ các
chú.”
Theo
quan sát của chúng tôi, nhiều quý thương phế binh rất hớn hở vui mừng
vì họ nhận ra cùng đơn vị với nhau, ngồi cùng nhau và hàn huyên.
Kết
thúc ngày tri ân, Linh Mục Đinh Hữu Thoại - chánh văn phòng Công Lý và
Hòa Bình DCCT vui mừng bày tỏ, “Mọi sự diễn ra khá tốt đẹp. Cám ơn những
đóng góp của quý vị ân nhân ở xa cũng như ở trong đất nước Việt Nam đã
làm cho buổi gặp mặt được thành công.”
Ông
nói thêm, “Mọi người rất vui. Điều chúng tôi ghi nhận được chính là các
anh em thương phế binh được gần nhau hơn. Họ nhận ra là được yêu thương
và không bị bỏ rơi. Họ rất xúc động và muốn điều này được tiếp tục. Mặc
dầu trong buổi chiều, chúng tôi dự tính có hơn 500 thương phế binh tham
dự, nhưng thực tế chỉ được khoảng 400, chúng tôi đã ghi nhận một vài
trường hợp ở Bình Dương và Long An, họ bị An Ninh Cộng Sản ngăn cản và
không đến tham dự được. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc với họ để gửi phần quà
và nói lời tri ân đến với họ.”
Thương phế binh Bùi Văn Mười, mất cả hai chân, vui mừng
khi đến tham dự lễ tri ân. (Hình: Hồng Hải/Người Việt)
Ông Trần Quốc Tuấn số quân 63/400706 KBC 3506, lính biệt động quân, đã đại diện cho anh em thương phế binh phát biểu lời cám ơn.
Ông
nói, “Đây là dịp anh em lính VNCH chúng tôi có dịp quy tụ lại với nhau.
Chúng tôi chân thành cảm ơn DCCT và các mạnh thường quân đã cho chúng
tôi buổi gặp gỡ ý nghĩa này. Trong cuộc chiến nào cũng có thương tật dù
là lính VNCH hay lính Cộng Sản trong một thời cuộc bị chia đôi đất nước.
Mong muốn chính quyền này đừng phân biệt chúng tôi bởi vì chúng ta là
người Việt Nam.”
Một
thời binh lửa, một thời tan tác nhưng hôm nay quý thương phế binh được
gặp lại nhau trong niềm vui và an ủi. “Huynh đệ chi binh” những người
lính xem nhau như anh em ruột thịt lại được gặp nhau.
Một
phần ăn trưa, một món quà là cuốn sách Tin Mừng và kèm theo một triệu
đồng Việt Nam (khoảng $50) không lớn lắm, nhưng món quà lớn nhất mà các
thương phế binh nhận được chính là sự trân trọng, sự bình đẳng từ xã hội
dành cho mình.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen