Toàn trị hay không toàn trị?
Trong
tuần qua các bloggers quan tâm nhiều đến đảng cộng sản Việt nam nhân
ngày kỷ niệm 85 năm thành lập của đảng này. Câu nói nổi tiếng cách đây
không lâu của người đứng đầu đảng là ông Nguyễn Phú Trọng lại được nêu
ra, khi ông này cho rằng đảng của ông sẽ thay đổi chính trị chứ không
đổi thể chế. Nhà kinh tế Lê Đăng Doanh nói rằng ông không hiểu ông Trọng
muốn nói gì, còn cây bút Thiện Tùng thì viết trên blog Bauxite Vietnam
rằng
Việc thay đổi cơ chế chính trị mà
hội nghị 10 nêu ra chẳng qua là hình thức, nhằm trang trí bộ mặt cho
sáng sủa một chút, chớ thực chất là “bình mới rượu cũ”, vẫn là Đảng Cộng
sản Việt Nam cầm quyền tối hậu, lãnh đạo nhà nước và xã hội một cách
trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối theo điều 4 Hiến pháp hiện hành.
Sự
cai trị “toàn diện” mà Thiện Tùng đề cập thường được những người có ý
kiến kiến khác biệt với đảng cộng sản gọi là toàn trị, một từ có ý nghĩa
không tốt, nhưng cũng chưa thấy đảng cộng sản hay những cơ quan truyền
thông của đảng đính chính về chuyện này. Blogger Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ
Huy suy nghĩ về sự toàn trị hay không toàn trị của thể chế chính trị xã
hội hiện nay ở Việt nam, bà thấy rằng ngay cả trong những khu vực tưởng
chừng như không có bóng dáng của đảngnhư các công ty tư nhân, các
coongty có vốn nước ngoài, đảng cũng cố gắng vươn cách tay mình vào đó,
và bà nêu ra những nhận xét sau đây
Trong
mọi phạm vi xã hội: nông thôn, thành thị, miền núi… đảng nhất định
thiết lập sự kiểm soát và khẳng định tham vọng củng cố quyền lực tuyệt
đối của đảng. Không có một lĩnh vực nào được phép phi chính trị, bằng
chứng hùng hồn là những ai đòi quân đội phải phi chính trị để bảo vệ Tổ
quốc sẽ bị xếp vào « thế lực thù địch ». Nhưng « phi chính trị » ở đây
phải được hiểu theo cách của đảng, nghĩa là không một lĩnh vực nào được
phép nằm ngoài sự kiểm soát của đảng, và mọi lĩnh vực đều phải phục vụ
đảng
Sự
độc tôn quyền lực này dẫn đến việc quyền lực của đảng cộng sản và các
đảng viên của nó không được kiểm soát trong mấy chục năm qua. Trong một
lần phát biểu mới đây, ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng ban tuyên giáo
trung ương, cơ quan phụ trách tuyên truyền của đảng cộng sản và của chế
độ nói rằng phải kiểm soát quyền lực, và rằng đó là kinh nghiệm quý báu
của nhân loại, nhưng bằng cách cụ thể nào thì không thấy ông nói tới, và
lại càng không nói tới nguyên nhân của mọi vấn đề chính là quyền lực
tối thượng của đảng.
Phản biện bài phát biểu của ông Vũ Ngọc Hoàng, trang Bauxite Việt nam bình luận
“Kinh nghiệm quý báu”
của nhân loại là gì? Là: Tam quyền phải được phân lập chứ không phải
được phân công từ một ông chủ, từ một đầu mối duy nhất của một đảng. Tay
trái có thể chống lại tay phải hay không nếu vẫn từ sự chỉ huy của một
cái đầu? Muốn kiềm chế lẫn nhau cần có đa đảng thật sự chứ không phải đa
đảng giả hiệu, huống chi độc đảng?
Quyền
lực chính trị của đảng lại càng lớn hơn sau khi kết duyên cùng nên kinh
tế thị trường mà đảng gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy mối tình
này có nhiều trắc trở nhưng lại đem đến nhiều lợi ích cho đảng và các
thành viên của mình. Và đây là một trong những nguyên nhân mà theo Giáo
sư Nguyễn Hưng Quốc, làm cho nền độc tài đảng trị, hay độc tài tập thể,
khó biến mất hơn là độc tài cá nhân. Nhận xét này của Giáo sư Quốc trùng
với một bạn đọc trang blog của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, độc giả này
viết rằng
Không
phải họ không biết tự do tốt hơn cho xã hội nhưng vì lợi ích nhóm đã
chi phối và là nguyên nhân lớn nhất kìm hãm tự do ở Việt Nam.
Một
ví dụ nhãn tiền cho sự cấu kết của quyền lực toàn trị và kinh tế thị
trường làm xôn xao dư luận trong tuần qua là một câu chuyện, nhìn qua
tưởng như chẳng có gì liên quan đến chính trị. Đó là chuyện Con ruồi Tân
Hiệp Phát.
Câu
chuyện bắt đầu bằng sự dàn xếp nhau giữa hai chủ thể dân sự là một
người bán lẻ và công ty sản xuất nước giải khát Tân Hiệp Phát về chuyện
có một con ruồi trong chai nước còn đóng nút của công ty này. Cơ quan
công quyền đã can thiệp bằng cách truy tội cho người bán lẻ, và Tân Hiệp
Phát biến thành kẻ bị hãm hại. Hơn nữa, các quan chức công quyền còn
cho là người bán lẻ phải biết ơn công ty nọ. Blogger Cánh Cò so sánh
cách diễn đạt này không khác gì cái cách mà người ta cho rằng nhân dân
phải biết ơn đảng chứ không phải là ngược lại:
Tân
Hiệp Phát phải mang ơn những con người nhỏ bé được gọi là bán lẻ như
anh Minh mới đúng, vì nếu không có những con người nhỏ bé ấy chắc chắn
là không có Tân Hiệp Phát. Giống như đảng, không có nhân dân cùng khổ
kia thì làm gì có đảng để mà ban ơn ảo?
Đứng trước một hiện trạng xã hội nhiều nhiễu nhương, Tiến sĩ Tô Văn Trường viết rằng
Con
người và thể chế cũng như kinh tế và chính trị là quan hệ nhân quả và
là huyết mạch của vấn đề Việt Nam hiện nay. Thực trạng đất nước hôm nay
nhiều chuyện buồn hơn vui bởi vì càng ngày càng phát hiện thêm nhiều ngõ
ngách buồn.
Ông
nói rằng phải thay đổi, vì cái gọi là chủ nghĩa xã hội là một điều cao
cả, nhưng không hiện thực, nó chỉ nên được coi là một đức tin, như vô
vàn niềm tin, tôn giáo ở nhiều cộng đồng khác nhau. Ông viết tiếp:
Thay
đổi là xu hướng tất yếu của thời đại hiện nay trong một thế giới hội
nhập đối với bất kỳ quốc gia nào nếu muốn tồn tại và phát triển. Một xã
hội “trước sau như nhất” là xã hội xơ cứng, bảo thủ mang trong đó mầm
mống của sự già nua, ốm yếu, không theo kịp thời đại thì ắt dẫn đến hậu
quả khôn lường.
Cách
quản lý nhà nước của ta hiện nay đang thúc đẩy cho sự phân hóa giai
cấp, phân hóa tư tưởng trong cái nền “tiểu nông”! Việt Nam theo xu hướng
không phải tư bản chủ nghĩa mà là manh mún, dối trá, rất vô thường mà
nếu không tái cấu trúc thể chế và tổ chức nhân sự thì sẽ là vô phương
cứu chữa!
Nhưng
trong diễn từ mới đây nhất của người đứng đầu đảng là Nguyễn Phú Trọng
thì đảng cầm quyền vẫn kiên trì chủ nghĩa Mác Lê Nin. Tiến sĩ Nguyễn
Đình Cống gửi thư cho đảng cộng sản Việt nam
Trong khi mọi người đã từ bỏ mà vẫn kiên trì Mác Lê là lầm lẫn tai hại
Tôi
nghĩ, chỉ có việc Đảng quyết tâm từ bỏ sự toàn trị, xây dựng một thể
chế chính trị thật sự dân chủ với tam quyền phân lập, với các tổ chức xã
hội dân sự thì mới mong có đủ sức mạnh để chống lại nạn tham nhũng
(nguyên nhân gần, trực tiếp gây ra nhiều tệ nạn khác của xã hội), để
phát triển đất nước đúng hướng.
Không thay đổi được Quá khứ nhưng còn tương lai?
Ông
Nguyễn Đình Cống viết tiếp về những quan hệ trong quá khứ của đảng cộng
sản với Hoa Kỳ, kẻ thù cũ, và là một đối tác ngày càng quan trọng của
Việt nam hiện nay
Việc
Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán là không thật mà chỉ rút
vào hoạt động bí mật. Đó là một nước cờ, tưởng là cao nhưng hóa ra quá
thấp vì không đánh lừa được tình báo Mỹ. Nếu hồi ấy không làm việc đánh
lừa, vẫn giữ nguyên tổ chức mà đổi tên đảng, chỉ tập trung vào mục tiêu
độc lập dân tộc, từ bỏ đường lối cộng sản, thì chưa biết lịch sử sẽ như
thế nào.
Ông
cho rằng câu chuyện theo cộng sản của đảng cộng sản Việt nam là vô cùng
có lợi cho Trung quốc, quốc gia có nhiều bi kịch với Việt nam trong
lịch sử hàng ngàn năm quan hệ, và nay không khéo thì sự kiên trì Mác Lê
của đảng cộng sản Việt nam lại một lần nữa làm lợi cho lân bang phương
Bắc.
Nhiều
người cho rằng Việt nam đang thi hành một chính sách ngoại giao đu giây
giữa một bên là Hoa Kỳ và bên kia là Trung quốc, một mối quan hệ nhiều
phức tạp, như nhà báo Bùi Văn Phú nhận xét, nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình
thường hóa bang giao Việt Mỹ
Hai
mươi năm tới quan hệ sẽ tốt hơn đến mức nào? Hoa Kỳ có giúp quốc gia
cựu thù trở thành rồng như mơ ước, khi mà vị trí địa chính trị của Việt
Nam nằm trong khu vực với những con rồng, những quốc gia tự do dân chủ,
nhưng ngay sát cạnh là Trung Quốc khổng lồ với cùng ý thức hệ cộng sản?
Trong
bài viết Tại sao độc tài đảng trị khó bị xóa bỏ, Giáo sư Nguyễn Hưng
quốc có nêu lên một nguyên nhân gọi là chủ nghĩa thực tiễn, theo đó các
cường quốc dân chủ phương Tây không đụng chạm đến các chế độ độc tài,
thậm chí còn liên minh với nó nếu có lợi. Nhưng điều đó không có ích gì
cho một dân tộc dưới chế độ độc tài trong dài hạn vì nó thực tế không
thể có đồng minh, không thể có một người bạn tốt, vì nó không có sự tin
cậy
Tuy
nhiên, sự tin cậy chỉ có thể đạt được khi người ta chia sẻ một bảng giá
trị chung; trong bảng giá trị ấy, nhân quyền lại là một trung tâm. Do
đó, mặc dù bị chìm phía dưới, nhân quyền vẫn là một yếu tố quan trọng
trong bất cứ một liên minh nào với Tây phương. Yếu tố trung tâm này chỉ
bị gạt qua một bên trong trường hợp sự liên minh trở thành thiết yếu,
không thể không có.
Và Giáo sư Quốc có một xét khá bi quan về sự thay đổi gốc rễ của xã hội Việt nam hiện nay
Chỉ
cần theo dõi dân tình tại Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy ngay vấn đề
chính của đại đa số quần chúng không phải là sự sợ hãi mà chủ yếu là
người ta không thực sự quan tâm đến xu hướng dân chủ hoá. Họ không đoái
hoài đến chính trị. Họ vô cảm trước hoạ độc tài. Với họ, Việt Nam do ai
cai trị và cai trị thế nào không quan trọng. Điều quan trọng nhất, với
họ, là họ có thể làm ăn, mua sắm xe cộ và nhà cửa. Bởi vậy, điều họ cần
nhất là sự ổn định về chính trị và những cơ hội để làm giàu hoặc ít
nhất, kiếm sống.
Nhưng cây bút Nguyễn Duy Vinh lại thấy rằng vẫn còn có đường đi tới đó là niềm hy vọng ở thế hệ trẻ Việt nam
Một
thế hệ trẻ hạnh phúc không còn sợ hãi, với tâm hồn trong sáng và đầy
niềm tin nơi tương lai là một cuộc đầu tư vĩ đại nhất cho tương lai nước
Việt.
Và
cuối cùng cũng phải nhắc đến trang Chân dung quyền lực, trong suốt một
tuần lễ qua không có bài viết nào mới, thế là mọi người cho rằng vai trò
phục vụ cho phe nào đấy trong đảng đang kết thúc. Và nhân đó cũng xin
nhắc lại là nhà báo Phạm chí Dũng cũng hy vọng rằng sự tồn tại của trang
blog đặc biệt này trong thời gian qua là một bước đi nữa của Việt nam
trên con đường tự do hóa thông tin.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen