Sáng
nay, 10/3/2011, tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang đã xét xử phúc thẩm vụ án
“môi giới mại dâm” với 3 bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thúy Hằng
và Sầm Đức Xương. Hai em Hằng và Thúy từ nạn nhân bị hiệu trưởng Sầm
Đức Xương dụ dỗ, cưỡng bức bán dâm đã dính vào chuyện ‘môi giới’ những
em nhỏ khác cho Xương và nhiều quan chức trong tỉnh Hà Giang trong đó có
cả chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô. Tuy vậy, tên ông Tô và các quan chức
kia không được nhắc tới trong phiên xử hôm nay dù trước đó một bản danh
sách đen những khách hàng của 2 em đã được nhiều trang mạng công bố.
Xử kín
Bị cáo Xương cùng hai học trò tại phiên xử ngày 10/3
Theo
tường thuật của báo chí trong nước, đây là một phiên xử kín. Dù, theo ý
kiến luật sư Trần Đình Triển, 2 em đã đủ tuổi (trên 18) và đây không
phải là vụ án xâm phạm an ninh quốc gia nên việc áp dụng xử kín là trái
luật.
Vụ xét xử bắt đầu lúc 8 giờ. Bên ngoài phòng xử, rất nhiều phóng viên của các cơ quan báo chí không được vào tham dự phiên tòa dù đã xuất trình thẻ nhà báo. Hàng ngàn người dân tụ tập cũng đành theo dõi phiên tòa qua cánh cửa khép kín, giống như phiên sơ thẩm trước đây.
Mặc dù 2 em Hằng và Thúy đã có đơn chính thức từ chối luật sư nhưng từ sáng sớm, luật sư Trần Đình Triển – Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân (người từng bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Thúy tại phiên tòa phúc thẩm đã diễn ra vào tháng 2/2010) đã lặn lội từ Hà Nội tới Hà Giang để xin vào dự phiên tòa. Yêu cầu của luật sư Triển đã không được chấp nhận.
Trước đó, nhiều tháng 2 em đã không được gặp gia đình. Trong lần gặp gần nhất hồi tháng 11/2010, hai em đã khóc lóc với mẹ và cho biết 2 em được khuyên không mới luật sư “cho khỏi rắc rối”.
Khác với phiên tòa diễn ra hồi năm ngoái, lần này ngay cả mẹ của Thúy và Hằng cũng không được phép vào tham dự mà chỉ theo dõi từ phía bên ngoài phiên Tòa. Trong khi 2 em Hằng và Thúy không có luật sư bào chữa thì cựu hiệu trưởng Sầm Đức Xương có mời luật sư.
Diễn biến vụ việc
Vụ án “Hiệu trưởng mua dâm” được công an huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang tiến hành điều tra và khởi tố vào đầu tháng 9/2009. Sự việc được phát giác khi một em nhỏ chưa đầy 13 tuổi đi học về, bị đau và chảy máu ‘vùng kín’. Sự tra hỏi của gia đình sau đó đã hé lộ ra chuyện em bị chính hiệu trưởng Sầm Đức Xương cưỡng dâm. Và em không phải nạn nhân duy nhất mà con số nạn nhân có thể tới hàng chục.
Mở rộng điều tra người ta tìm ra 2 ‘tú bà’ Hằng và Thúy. Hai em cũng từng là nạn nhân của chính tên Xương. Ngày 8/9/2009, cơ quan điều tra tiếp tục ra quyết định khởi tố 2 bị can Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy về tội môi giới mại dâm.
Ngày 06/11/2009, Tòa án nhân dân huyện Vị Xuyên đã mở phiên xử kín xét xử các bị cáo Sầm Đức Xương, Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy. Tại bản án sơ thẩm số 27/HSST, TAND huyện Vị Xuyên tuyên án bị cáo Sầm Đức Xương 10 năm 6 tháng tù giam; bị cáo Nguyễn Thị Hằng 06 năm tù, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy 05 năm tù.
Tuy nhiên, bản án bị dư luận, đặc biệt là giới luật sư cho rằng cơ quan điều tra đã bỏ lọt tội phạm, vi phạm thủ tục, trình tự tố tụng, có dấu hiệu ép cung. Cả ba bị can đều làm đơn kháng án.
Ngày 01/02/2010, tòa phúc thẩm TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để tiến hành điều tra lại từ đầu.
Ngày 13/11/2010, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã hoàn thành bản kết luận điều tra số 57/KLĐT (PC44).
Ngày 16/12/2010, VKS ND tỉnh Hà Giang đã có QĐ số 83/KSĐT truy tố ra trước TAND tỉnh Hà Giang để xét xử các bị can Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy về tội môi giới mại dâm; bị can Sầm Đức Xương tội mua dâm trẻ vị thành niên.
Ngày 03/11/2010, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Giang hoàn thành Kết luận điều tra vụ án (lần 2) và Cáo trạng số 83/KSĐT của VKS ND tỉnh Hà Giang. Không có thêm bất kỳ một nhân vật nào có tên trong bản “danh sách đen” bị truy tố.
Ngày 10/3/2011, TAND tỉnh Hà Giang mở phiên xử kín truy tố các bị cáo Sầm Đức Xương, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy với các tội danh ‘’môi giới mại dâm và mua dâm người chưa thành niên”.
Công lý được thực thi
Sau chừng 4 giờ xét xử ‘kín’. Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang đã đưa ra phán quyết: Hai bị cáo Nguyễn Thanh Thúy, Nguyễn Thúy Hằng được hưởng án treo với mức án 30 và 36 tháng. Căn cứ vào thời gian giam giữ để điều tra, Tòa tuyên bố 2 em được trả tự do ngay tại tòa. Trong khi đó, hiệu trưởng Sầm Đức Xương vẫn nhận 9 năm tù giam về tội “mua dâm người chưa thành niên”.
Ngoài ra, ông Xương còn bị mức phạt tiền là 5 triệu đồng.
Hiện chưa có những tường tuật chi tiết từ phiên xử mà ngay cả thân nhân của bị cáo và cánh báo chí đều bị gạt ra ngoài nhưng nhiều nhận định rằng kết quả bản án đã được quyết định từ trước phiên xử.
Trong suốt hơn một năm qua, dư luận báo chí cả lề phải lẫn lề trái đã lên tiếng bênh vực và đòi công lý cho 2 em. Các em đã bị chính thầy hiệu trưởng cưỡng ép khi còn ở tuổi vị thành niên và sau đó do tiếp tục bị đe dọa nên đã lấn sâu vào vũng bùn tội lỗi. Qua đó, dư luận đòi hỏi phải xem xét Hằng và Thúy dưới góc độ nạn nhân thay vì phạm nhân trong vụ án này.
Vụ xét xử bắt đầu lúc 8 giờ. Bên ngoài phòng xử, rất nhiều phóng viên của các cơ quan báo chí không được vào tham dự phiên tòa dù đã xuất trình thẻ nhà báo. Hàng ngàn người dân tụ tập cũng đành theo dõi phiên tòa qua cánh cửa khép kín, giống như phiên sơ thẩm trước đây.
Mặc dù 2 em Hằng và Thúy đã có đơn chính thức từ chối luật sư nhưng từ sáng sớm, luật sư Trần Đình Triển – Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân (người từng bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Thúy tại phiên tòa phúc thẩm đã diễn ra vào tháng 2/2010) đã lặn lội từ Hà Nội tới Hà Giang để xin vào dự phiên tòa. Yêu cầu của luật sư Triển đã không được chấp nhận.
Trước đó, nhiều tháng 2 em đã không được gặp gia đình. Trong lần gặp gần nhất hồi tháng 11/2010, hai em đã khóc lóc với mẹ và cho biết 2 em được khuyên không mới luật sư “cho khỏi rắc rối”.
Khác với phiên tòa diễn ra hồi năm ngoái, lần này ngay cả mẹ của Thúy và Hằng cũng không được phép vào tham dự mà chỉ theo dõi từ phía bên ngoài phiên Tòa. Trong khi 2 em Hằng và Thúy không có luật sư bào chữa thì cựu hiệu trưởng Sầm Đức Xương có mời luật sư.
Diễn biến vụ việc
Vụ án “Hiệu trưởng mua dâm” được công an huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang tiến hành điều tra và khởi tố vào đầu tháng 9/2009. Sự việc được phát giác khi một em nhỏ chưa đầy 13 tuổi đi học về, bị đau và chảy máu ‘vùng kín’. Sự tra hỏi của gia đình sau đó đã hé lộ ra chuyện em bị chính hiệu trưởng Sầm Đức Xương cưỡng dâm. Và em không phải nạn nhân duy nhất mà con số nạn nhân có thể tới hàng chục.
Mở rộng điều tra người ta tìm ra 2 ‘tú bà’ Hằng và Thúy. Hai em cũng từng là nạn nhân của chính tên Xương. Ngày 8/9/2009, cơ quan điều tra tiếp tục ra quyết định khởi tố 2 bị can Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy về tội môi giới mại dâm.
Ngày 06/11/2009, Tòa án nhân dân huyện Vị Xuyên đã mở phiên xử kín xét xử các bị cáo Sầm Đức Xương, Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy. Tại bản án sơ thẩm số 27/HSST, TAND huyện Vị Xuyên tuyên án bị cáo Sầm Đức Xương 10 năm 6 tháng tù giam; bị cáo Nguyễn Thị Hằng 06 năm tù, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy 05 năm tù.
Tuy nhiên, bản án bị dư luận, đặc biệt là giới luật sư cho rằng cơ quan điều tra đã bỏ lọt tội phạm, vi phạm thủ tục, trình tự tố tụng, có dấu hiệu ép cung. Cả ba bị can đều làm đơn kháng án.
Ngày 01/02/2010, tòa phúc thẩm TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để tiến hành điều tra lại từ đầu.
Ngày 13/11/2010, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã hoàn thành bản kết luận điều tra số 57/KLĐT (PC44).
Ngày 16/12/2010, VKS ND tỉnh Hà Giang đã có QĐ số 83/KSĐT truy tố ra trước TAND tỉnh Hà Giang để xét xử các bị can Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy về tội môi giới mại dâm; bị can Sầm Đức Xương tội mua dâm trẻ vị thành niên.
Ngày 03/11/2010, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Giang hoàn thành Kết luận điều tra vụ án (lần 2) và Cáo trạng số 83/KSĐT của VKS ND tỉnh Hà Giang. Không có thêm bất kỳ một nhân vật nào có tên trong bản “danh sách đen” bị truy tố.
Ngày 10/3/2011, TAND tỉnh Hà Giang mở phiên xử kín truy tố các bị cáo Sầm Đức Xương, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy với các tội danh ‘’môi giới mại dâm và mua dâm người chưa thành niên”.
Công lý được thực thi
Sau chừng 4 giờ xét xử ‘kín’. Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang đã đưa ra phán quyết: Hai bị cáo Nguyễn Thanh Thúy, Nguyễn Thúy Hằng được hưởng án treo với mức án 30 và 36 tháng. Căn cứ vào thời gian giam giữ để điều tra, Tòa tuyên bố 2 em được trả tự do ngay tại tòa. Trong khi đó, hiệu trưởng Sầm Đức Xương vẫn nhận 9 năm tù giam về tội “mua dâm người chưa thành niên”.
Ngoài ra, ông Xương còn bị mức phạt tiền là 5 triệu đồng.
Hiện chưa có những tường tuật chi tiết từ phiên xử mà ngay cả thân nhân của bị cáo và cánh báo chí đều bị gạt ra ngoài nhưng nhiều nhận định rằng kết quả bản án đã được quyết định từ trước phiên xử.
Trong suốt hơn một năm qua, dư luận báo chí cả lề phải lẫn lề trái đã lên tiếng bênh vực và đòi công lý cho 2 em. Các em đã bị chính thầy hiệu trưởng cưỡng ép khi còn ở tuổi vị thành niên và sau đó do tiếp tục bị đe dọa nên đã lấn sâu vào vũng bùn tội lỗi. Qua đó, dư luận đòi hỏi phải xem xét Hằng và Thúy dưới góc độ nạn nhân thay vì phạm nhân trong vụ án này.
Dù không được tham dự phiên tòa
ngày hôm nay trong vai trò luật sư bào chữa nhưng luật sư Trần Đình
Triển và văn phòng của ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc đòi hỏi
công lý cho 2 em. Luật sư Triển đã ngay từ dầu, nhận bào chữa miễn phí
cho các em. Ông cũng giúp công bố nhiều tư liệu trong đo có bản viết tay
“Danh sách đen” của 2 em dẫn tới việc thay đổi cái nhìn về vụ án.Trong
những lần trả lời phỏng vấn của báo chí trong và ngoài nước, luật sư
Triển đã nêu rõ những luận chứng bênh vực cho Hằng và Thúy. Nhiều nhà
hoạt động xã hội, nhà văn, trí thức… cũng đã góp những tiếng nói trên
công luận để ngày hôm nay công lý được thực thi. Hy vọng rằng với những
vấp ngã cay đắng đầu đời 2 em Hằng và Thúy sẽ rút ra được những bài học
cho mình để làm lại cuộc đời.
Con cá to lọt lưới?
Bất kể ai còn chút ít lương tâm hẳn sẽ vui mừng trước bản án treo ngày hôm nay của Thúy và Hằng nhưng câu hỏi còn đọng lại sau phiên xử này là những kẻ cùng phạm tội với Sầm Đức Xương thì sao. Tại sao bản “Danh sách đen” không được đề cập tới?
Một ông chủ tịch từng đưa gái mại dâm về văn trụ sở tỉnh để hành lạc, đưa gái mại dâm theo xe trong những chuyến đi công tác Hà Nội, từng tênh hênh khỏa thân sau khi hành sự để hình ảnh còn lưu giữ đầy trong máy đi dộng của gái làng chơi, từng có tên đầu trong danh sách ‘bán dâm’ của cả 2 em Thúy và Hằng đã không được đề cập tới. Hằng và Thúy, theo thông tin từ văn phòng luật sư Triển, còn nhớ rõ số điện thoại, số xe, đặc điểm văn phòng của chủ tịch… Không lẽ ông Tô hạ cánh an toàn sau những xì- căng- đan kinh thiên động địa như thế?
Ngoài ông Tô, còn góp mặt các quan chức lớn khác trong tỉnh, trong ngành ngân hàng, ngành công an. Tại sao không đưa ảnh cho các em nhận dạng, tại sao không đối chứng, đối chất trước tòa? Có phải vì muốn êm chuyện, không muốn “rách việc” nữa mà người ta từ chối sự bào chữa của luật sư Triển?
Phải chăng cả một chế độ thối nát, thác loạn, quan chức mua dâm, mua trinh đã trở nên “chuyện thường tình ở huyện” nên người ta không muốn bới ra nữa để khỏi làm tăng thêm sự căm tức của dân chúng vào lúc kinh tế bí bét, lạm phát gia tăng và cách mạng đang bùng nổ khắp nơi?
Mặc dù công lý đã được thực thi với Hằng và Thúy nhưng rõ ràng còn quá nhiều điều phải bàn trong một đất nước đầy rẫy tệ nạn va một nền pháp luật hành xử tùy tiện cảm tính.
Con cá to lọt lưới?
Bất kể ai còn chút ít lương tâm hẳn sẽ vui mừng trước bản án treo ngày hôm nay của Thúy và Hằng nhưng câu hỏi còn đọng lại sau phiên xử này là những kẻ cùng phạm tội với Sầm Đức Xương thì sao. Tại sao bản “Danh sách đen” không được đề cập tới?
Một ông chủ tịch từng đưa gái mại dâm về văn trụ sở tỉnh để hành lạc, đưa gái mại dâm theo xe trong những chuyến đi công tác Hà Nội, từng tênh hênh khỏa thân sau khi hành sự để hình ảnh còn lưu giữ đầy trong máy đi dộng của gái làng chơi, từng có tên đầu trong danh sách ‘bán dâm’ của cả 2 em Thúy và Hằng đã không được đề cập tới. Hằng và Thúy, theo thông tin từ văn phòng luật sư Triển, còn nhớ rõ số điện thoại, số xe, đặc điểm văn phòng của chủ tịch… Không lẽ ông Tô hạ cánh an toàn sau những xì- căng- đan kinh thiên động địa như thế?
Ngoài ông Tô, còn góp mặt các quan chức lớn khác trong tỉnh, trong ngành ngân hàng, ngành công an. Tại sao không đưa ảnh cho các em nhận dạng, tại sao không đối chứng, đối chất trước tòa? Có phải vì muốn êm chuyện, không muốn “rách việc” nữa mà người ta từ chối sự bào chữa của luật sư Triển?
Phải chăng cả một chế độ thối nát, thác loạn, quan chức mua dâm, mua trinh đã trở nên “chuyện thường tình ở huyện” nên người ta không muốn bới ra nữa để khỏi làm tăng thêm sự căm tức của dân chúng vào lúc kinh tế bí bét, lạm phát gia tăng và cách mạng đang bùng nổ khắp nơi?
Mặc dù công lý đã được thực thi với Hằng và Thúy nhưng rõ ràng còn quá nhiều điều phải bàn trong một đất nước đầy rẫy tệ nạn va một nền pháp luật hành xử tùy tiện cảm tính.
© Đàn Chim Việt
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen