Huy Phương
Nếu bạn đặt một câu hỏi
với đứa cháu của bạn, “Mùa này theo cháu, ở đâu lạnh nhất?” Bạn nghĩ sao, thay
vì câu trả lời là ở Oymyakon, nước Nga hay Nam Cực, thì thằng bé trả lời bạn, đó
là ở trong tủ lạnh? Một câu trả lời khá hỗn láo, không phải là câu giải đáp của
một đứa trẻ hiền lành, tử tế.
Một câu hỏi vớ vẩn khác, “Vì sao một
người rơi xuống sông mà không ướt tóc?” Trong khi bạn đang phân vân, chưa biết
trả lời sao thì thằng bé đã trả lời thay bạn, “Vì người đó trọc đầu.” Các bạn có
thể bật cười cho rằng đứa trẻ nhanh trí, thông minh, nhưng rõ ràng đây là thứ
lém lỉnh ngoài đường phố, mà không bao giờ chúng ta muốn cho con em có thứ thông
minh, nhanh trí kiểu láu cá như vậy!
Bạn sẽ gặp phải một câu hỏi khác khá
dơ bẩn, nhưng lại được in trong một cuốn sách để giáo dục trẻ em. Câu hỏi là,
“Cứt gì có thể lấy tay móc?” và sau đây là câu trả lời, “Cứt mũi, cứt mắt, cứt
tai!” Hoặc, “Trong con mắt của người đang yêu, bạn gái của họ đều là Tây Thi,
vậy trong con mắt của Tây Thi thì có gì? Đáp, “Dử mắt (ghèn)!”
Trước bàn viết chúng tôi là một bộ
sách loại bỏ túi, khổ nhỏ, gồm có bốn tập, mang nhan đề “Hỏi Đáp Nhanh Trí” do
tác giả Đức Trí sưu tầm biên soạn, nhà xuất bản Văn Hóa-Thông Tin, số 43 Lò Đúc,
Hà Nội, ấn hành, mỗi cuốn bán 14,000 đồng Việt Nam. Nội dung tập sách là một thứ
văn hóa, giáo dục lưu manh thô lỗ, được trình bày dưới dạng “hỏi-đáp” tràn đầy
trong gần 800 trang sách.
Chúng tôi xin dẫn chứng thêm những
điều tệ hại trong bộ sách này để các bạn có thể hiểu thêm loại văn hóa tồn tại
và đang phát triển mạnh mẽ trong xã hội bây giờ. Câu trả lời, trong nước bây giờ
gọi là “đáp án.”
Hỏi: Kiểm tra cuối kỳ, Tuấn bị điểm
0 liền 6 môn, điều này chứng minh cái gì?
Đáp án: Chứng minh cậu ta không hề quay cóp.
Đáp án: Chứng minh cậu ta không hề quay cóp.
Hỏi: Cái gì còn nhỏ hơn cả vi
khuẩn?
Đáp án: Con của vi khuẩn.
Đáp án: Con của vi khuẩn.
Hỏi: Tại sao cổ của hươu cao cổ lại
dài như vậy?
Đáp án: Tại vì nó thích chơi trội.
Đáp án: Tại vì nó thích chơi trội.
Hỏi: Người nào thích bóng tối
nhất?
Đáp án: Những người yêu nhau!
Đáp án: Những người yêu nhau!
Hỏi: Tại sao Cường ngủ gật trên lớp
mà không bị thầy giáo phê bình?
Đáp án: Vì thầy giáo không nhìn thấy.
Đáp án: Vì thầy giáo không nhìn thấy.
Hỏi: Loài vật nào không bị muỗi
đốt?
Đáp án: Là con muỗi!
Đáp án: Là con muỗi!
Hỏi: Khi thả chim bồ câu thì ai vui
nhất?
Đáp án: Chim bồ câu!
Đáp án: Chim bồ câu!
Hỏi: Đa số vĩ nhân đều sinh ra ở
đâu?
Đáp án: Trong nhà hộ sinh.
Đáp án: Trong nhà hộ sinh.
Hỏi: Nên làm gì khi cây kim rơi
xuống biển?
Đáp án: Đi mua cây kim khác!
Đáp án: Đi mua cây kim khác!
Hỏi: Vì sao về mùa Đông, chim én lại
bay về phương Nam.
Đáp án: Vì nó đi rất chậm!
Đáp án: Vì nó đi rất chậm!
Hỏi: Đánh cái gì vừa không tốn sức
lại rất thoải mái.
Đáp án: Đánh một giấc!
Đáp án: Đánh một giấc!
Và văn hóa “búa liềm” này luôn ẩn
náu một tâm tính ác độc:
Hỏi: Ông A bị chặt đầu lúc 40 tuổi,
vậy con cái ông A bị làm sao?
Đáp án: Bị mồ côi!
Đáp án: Bị mồ côi!
Hỏi: Một người sau khi bị chặt đầu
sẽ thế nào?
Đáp án: Biến đổi chiều cao!
Đáp án: Biến đổi chiều cao!
Hỏi: Làm thế nào khi gặp người
sống?
Đáp án: Phải luộc chín!
Đáp án: Phải luộc chín!
Trong sách còn có những câu chuyện
khó hiểu, ngu ngốc, ngớ ngẩn và vô nghĩa. Đây là một vài ví dụ:
Tại sao mũi bị
tẹt?
Một hôm, một bé trai 4 tuổi hỏi ông
nội:
– Ông ơi! Vì sao mũi của ông không giống của cháu, tại sao mũi của ông lại bẹt?
– Bởi vì khi còn nhỏ, ông không cẩn thận đã giẫm lên mũi của mình nên mũi của ông bây giờ bị bẹt!
– Ông ơi! Vì sao mũi của ông không giống của cháu, tại sao mũi của ông lại bẹt?
– Bởi vì khi còn nhỏ, ông không cẩn thận đã giẫm lên mũi của mình nên mũi của ông bây giờ bị bẹt!
Hỏi: Làm cách nào để mọi người không
uống nước?
Đáp án: Đổi tên của nước (?)
Đáp án: Đổi tên của nước (?)
- Khi ta có một hình tứ giác, vậy có
4 góc, ta cắt bỏ một hình tam giác ở giữa, tương đương ba góc, ta sẽ có một hình
ngũ giác, có 5 góc. Vậy ta có: 4-3= 5!
Sách soạn ra nói là để dạy cho trẻ
“hỏi đáp nhanh trí,” nhưng chính là để dạy con trẻ lưu manh, tập dối trá, như
câu chuyện dưới đây:
Vẫn còn đang
tắm
Cô gái đang rửa bát đĩa ở trong bếp
thì có tiếng chuông điện thoại vang lên, người mẹ muốn tìm mẹ của cô gái, cô gái
trả lời: “Mẹ cháu có lẽ đang tắm, bác đợi một lát để cháu đang tìm.”
Cô gái vặn vòi nước thật to, tạo âm
thanh ồn ào và trả lời điện thoại nói, “ Mẹ cháu vẫn đang tắm.”
Xếp
hàng
Một quý bà chạy vội vàng đến trước
quầy thịt và lớn tiếng: “Ông chủ, bán cho tôi 10 ngàn đồng thịt bò cho chó.” Sau
đó bà quay sang một quý bà khác đang đứng chờ và giải thích: “Cô thông cảm, tôi
đã xếp hàng ở đây trước rồi!”
Thêm ba cuốn tự điển tiếng Việt
“kiểu Vũ Chất” vừa được xuất bản tại Hà Nội với kiểu giải nghĩa “ba phải” như:
“Chú bác: nói chung chú và bác!” “Cào cấu: Cào và cấu.” “Tao đàn: Chỗ nằm của
tao nhân thi sĩ!” Điều này chứng minh rằng những người soạn sách (thường không
thấy ghi tiểu sử – hoặc có bằng đại học mua ở chợ trời) không trí tuệ mà cũng
chẳng đạo đức, là những người dốt nát, thất học, thiếu tự trọng, vô lại, sao
chép. Nhà xuất bản thì do những người ngu dốt cầm đầu, thiếu lương tâm, vùi đầu
vào lợi nhuận.
Về phía chính quyền, nhất là trong
ngành văn hóa, thì những viên chức, cán bộ trong ngành xuất bản, thường là dốt
nát, cũng là loại phi văn hóa, vô giáo dục. Họ chỉ biết ngậm miệng ăn tiền và
biết báo cáo về số lượng xuất bản mỗi năm để nêu thành tích, dù với cái đống rác
sách vở vĩ đại, đưa cả một thế hệ vào chỗ ngu dốt, lưu manh.
Tập giấy lộn mang tên “Hỏi Đáp Nhanh
Trí” xấu hổ phải mang trên là “một cuốn sách,” nó dạy cho trẻ em kiểu nhanh trí,
lanh mưu, không cần trí tuệ, học hỏi để hiểu biết, mà đối đáp cho xong, đào tạo
cho chúng trong tương lai, trở thành những người giảo hoạt, lưu manh theo nhu
cầu trồng cây ngắn ngày của “bác” và nhu cầu của “đảng” đào tạo những mầm non
ngây ngô của dân tộc trở thành những công dân xảo trá mai hậu.
Về chuyện “sao chép,” nếu xem kỹ thì
đây là một cuốn sách được “luộc” lại từ một loại rác rưởi của Trung Cộng, với
hình minh họa nguyên gốc của Tàu, còn rõ những chữ Tàu trên hình vẽ.
Chỉ thị của Lê Duẩn sau 30 Tháng Tư,
1975, kỳ họp Quốc Hội Khóa 5: “Sau ngày giải phóng nhân dân ta đã làm rất nhiều
việc nhằm quét sạch những dấu vết và di hại của thứ văn hóa ấy. Công việc này
cần được tiếp tục một cách kiên trì, tích cực và triệt để!”
Miền Bắc đã tịch thâu, thiêu hủy,
bán ra vỉa hè hay ve chai là khoảng 180 triệu cuốn sách giá trị của miền Nam, để
bây giờ, 40 năm sau, nhà nước Cộng Sản cho in ra những loại sách rác rưởi như
cuốn sách trên. Phải chăng đó là “cách mạng văn hóa” của những người Cộng
Sản.
Chúng ta tự hỏi, con em mình nếu
phải lớn lên trong nước, sẽ học được gì trong những cuốn sách như loại
này.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen