Freitag, 29. August 2014

Việt Nam: CPC, không TPP


Quan ĐiểmMục tiêu kế đến: Đưa Việt Nam vào CPC
Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 23 tháng 8, 2014

http://machsong.org
Áp dụng các điều khoản chế tài có sẵn trong luật Hoa Kỳ lên Việt Nam là một trong 4 mục tiêu của kế hoạch 2013-2014 mà BPSOS đề ra từ đầu năm ngoái và sẽ là trọng tâm của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ trong thời gian sắp đến. Cụ thể, Liên Minh sẽ vận động đưa Việt Nam vào danh sách các “quốc gia cần quan tâm đặc biệt”, tức CPC (Country of Particular Concern), vì đàn áp tôn giáo một cách trầm trọng. Cuộc vận động này sẽ theo công thức “trong ngoài phối hợp”.
Tiêu chuẩn CPC


Theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, chính phủ Hoa Kỳ phải đưa vào danh sách CPC các chính quyền nào nhúng tay vào hoặc dung túng cho các vi phạm tự do tôn giáo.  Theo định nghĩa trong luật Hoa Kỳ, vi phạm tự do tôn giáo là các hành vi cấm đoán, hạn chế hay trừng phạt việc tụ tập ôn hoà để sinh hoạt tôn giáo, kể cả việc tuỳ tiện bắt “đăng ký” sinh hoạt tôn giáo; việc tự do phát biểu về tôn giáo của mình; quyền đổi tôn giáo hay tín ngưỡng; quyền dưỡng dục con theo niềm tin tôn giáo riêng. Hiện nay đang có dự thảo tu chính để cộng thêm hành động phá hay xúc phạm các nghĩa trang tôn giáo.

Theo định nghĩa của luật, vi phạm “đặc biệt trầm trọng” có nghĩa là “mang tính hệ thống, đang tiếp diễn, và nghiêm trọng” và bao gồm các hành động như bỏ tù, giam giữ dài hạn mà không quy tội, bắt đi mất tích, đánh đập, tra tấn, hãm hiếp, cưỡng bức tái định cư số đông, hoặc “khước từ trắng trợn quyền được sống, được tự do, hoặc được an toàn bản thân.” 

Các biện pháp chế tài
Theo luật Hoa Kỳ, quốc gia trong danh sách CPC phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt leo thang: phản đối; cảnh cáo; hoãn hay đình chỉ các trao đổi văn hoá hay khoa học; hoãn, đình chỉ hay huỷ bỏ các chuyến công du; chấm dứt, hạn chế hay đình chỉ các khoản viện trợ; yêu cầu các định chế tài chánh tư và quốc tế hạn chế tiền cho vay và không tài trợ; cấm bán hay chuyển vũ khí và kỹ thuật cho quốc gia đó; cấm các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ không ký các hiệp ước xuất nhập cảng với quốc gia đó.
Đồng thời luật cũng trừng phạt các giới chức chính quyền chịu trách nhiệm về sự đàn áp tôn giáo bằng cách không cấp visa vào Hoa Kỳ cho đương sự và các người trong gia đình.
Nói cách khác, các biện pháp chế tài trong dự thảo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam và Luật Chế Tài Vi Phạm Nhân Quyền Ở Việt Nam thực ra đều có sẵn, ở mức độ nhiều hay ít, trong Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
Ảnh hưởng của CPC
Nếu bị chỉ định CPC, Việt Nam sẽ hoàn toàn mất triển vọng mua hoặc nhận vũ khí sát thương của Hoa Kỳ. Triển vọng tham gia Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương về mậu dịch cũng sẽ khép lại. Đó là chưa kể những khoản viện trợ đang nhận sẽ bị cắt giảm hay chấm dứt, và triển vọng vay vốn từ các định chế tài chánh quốc tế sẽ trở nên khó khăn.
Đó là lý do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tránh không đưa Việt Nam vào danh sách CPC mặc dù Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế do Quốc Hội thiết lập liên tục đề nghị CPC cho Việt Nam trong suốt 7 năm qua. Hành Pháp Hoa Kỳ không muốn làm “trật đường rầy” chính sách đối ngoại của họ không những đối với Việt Nam mà còn là đối với toàn vùng Châu Á – Thái Bình Dương.

Và đó cũng là lý do Bộ Ngoại Giao đã giảm nhẹ khi báo cáo vi phạm trong bản phúc trình gửi Quốc Hội hàng năm về tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam. Nếu báo cáo đúng mức thì Bộ Ngoại Giao khó tránh né việc chỉ định Việt Nam là CPC.  Tình hình thay đổi
Oái oăm cho Bộ Ngoại Giao là vừa gửi bản phúc trình cho Quốc Hội được 3 hôm thì Ông Heiner Bielefeldt, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, họp báo ở Hà Nội trong ngày cuối của chuyến thị sát Việt Nam. Ông Bielefeldt đã vạch trần thực trạng khống chế tôn giáo và đàn áp những người hoạt động tôn giáo độc lập. Các hành động theo dõi, nghe lén, thu băng nhắm vào phái đoàn LHQ của Ông Bielefeldt, và sự cản chặn, sách nhiễu, hăm doạ nhắm vào các nhân chứng lại càng thể hiện rõ ràng hơn nữa bản chất của chế độ và thực trạng tôn giáo ở Việt Nam.
Không chỉ chính quyền Việt Nam lúng túng -- các nhân chứng đã liên lạc trực tiếp với quốc tế và các tổ chức tôn giáo quốc doanh đã rớt mặt nạ -- mà cả Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đang lúng túng vì biết giải thích làm sao những khác biệt căn bản giữa bản phúc trình mà họ vừa nộp cho Quốc Hội và tuyên bố báo chí của người có thẩm quyền nhất của LHQ về tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Không thể phủ nhận các khám phá của Ông Bielefeldt, Bộ Ngoại Giao chỉ có một trong 2 cách giải thích: Biết nhưng không báo cáo, hoặc không biết nên đã không báo cáo. Giải thích cách nào cũng không ổn với Quốc Hội. Chỉ còn mỗi một cách để giúp Việt Nam tránh CPC và các hệ luỵ của nó là ép chính quyền Việt Nam phải thực sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo, và phải chứng tỏ điều này trước cuối năm nay.
Có thể nói, chuyến thị sát của Ông Bielefeldt mở ra cơ hội rất lớn để áp lực Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải báo cáo trung thực và đầy đủ các vi phạm tự do tôn giáo đang diễn ra ở Việt Nam. Khi ấy, đưa Việt Nam vào danh sách CPC là điều không thể tránh thoát.
Kế sách thực hiện
Chúng ta đang có cơ hội hơn lúc nào hết để đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC, và triệt tiêu hoàn toàn triển vọng tham gia TPP trừ khi chính quyền Việt Nam thực tâm tôn trọng tự do tôn giáo. Muốn vậy thì phải có kế hoạch hành động cụ thể. Dưới đây là những giai đoạn và công tác chính của kế hoạch này.
Tháng 9 – 12, 2014:

* Tạo cơ hội cho các cộng đồng tôn giáo độc lập ở trong nước tiếp xúc toà đại sứ Hoa Kỳ và các toà đại sứ khác để trực tiếp báo cáo vi phạm; đồng thời sắp xếp cho các đại diện ở Hoa Kỳ tiếp xúc với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.

* Vận động Quốc Hội yêu cầu Bộ Ngoại Giao giải thích các khác biệt bản chất giữa bản phúc trình của họ với tuyên bố báo chí của Ông Bielefeldt.
* Vận động sự yểm trợ của các tổ chức Hoa Kỳ và quốc tế về tự do tôn giáo nhắm vào Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao.

Tháng 1 - 6, 2015
* Vận động Quốc Hội triệu tập buổi điều trần về thực trạng tôn giáo ở Việt Nam.
* Thực hiện cuộc tổng vận động Quốc Hội với trọng tâm là đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC.
* Hoàn tất hồ sơ về vi phạm tự do tôn giáo ở Việt  Nam để dùng cho cuộc tổng vận động.
Phối hợp trong ngoài
Việc soạn hồ sơ vi phạm này sẽ được khởi sự tức thì, với những đóng góp trực tiếp của người ở trong nước. Chúng tôi sẽ phổ biến sườn bài và những tiêu chí để hướng dẫn việc đóng góp thông tin. Các bản thảo cập nhật sẽ được phổ biến rộng rãi từng đợt để người trong nước theo dõi và góp ý -- dĩ nhiên những thông tin cá nhân sẽ được xoá đi. Công việc này sẽ kéo dài từ giờ đến tháng 3 sang năm.
Để giúp cho việc thực hiện công việc này, chúng tôi sẽ:
*  Huấn luyện và hỗ trợ cho các cộng đồng tôn giáo độc lập ở Việt Nam báo cáo vi phạm theo đúng thủ tục và tiêu chuẩn của LHQ. 

*  Phát triển Ban Nghiên Cứu và Dịch Thuật của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ để biên soạn và dịch sang tiếng Anh các báo cáo dựa trên thông tin nhận được từ trong nước.
Mũi nhọn quyền lao động, mở ra vào đầu năm nay, đã vận động thành công sự quan tâm và lên tiếng của các công đoàn Hoa Kỳ. Mũi nhọn tự do tôn giáo hứa hẹn sẽ có tác dụng rộng lớn và mãnh liệt hơn nhiều vì đất nước Hoa Kỳ được khởi lập bởi những nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo. Tự do tôn giáo là một trong những quy ền thiêng liêng nhất của quốc gia Hoa Kỳ. 


Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen