Mittwoch, 11. Juni 2014

Gạo Việt Nam ồ ạt qua biên giới sang Trung Quốc


Chưa năm nào việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc ồ ạt như năm nay. Mọi ngả đường Lào Cai hàng trăm xe ngược biên giới. Mỗi ngày Việt Nam xuất sang Trung Quốc 800 đến 1.000 tấn gạo.
Mỗi ngày 1.000 tấn gạo sang Trung Quốc
Từ 1/8/2013, được phép của Bộ Công thương, UBND tỉnh Lào Cai cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thí điểm sang Trung Quốc qua lối mở Bản Quẩn cách TP Lào Cai 6 km, thời gian xuất khẩu gạo đến hết ngày 30/6/2014.
Nhập mô tả cho ảnh
Như vậy chỉ còn hai chục ngày nữa thì thời hạn xuất khẩu gạo sang Trung Quốc qua lối mở sẽ hết, bởi thế các doanh nghiệp vận tải đang chạy đua với thời gian để vận chuyển càng nhanh gạo lên biên giới càng tốt. Quốc lộ 70 chật cứng xe các loại, nhưng do tuyến đường này thường xuyên xảy ra tai nạn, hơn nữa lại đang mùa xuất khẩu vải quả nên mật độ xe lên Lào Cai càng lớn.
                             
Hàng chục xe phía TQ đang nằm đợi ăn hàng
Nhiều doanh nghiệp vận tải tránh trạm cân Km14 của Yên Bái đi từ Hà Nội lên Hà Giang rồi tạt qua tỉnh lộ 183 vào Phố Cáo (Bắc Quang) sang huyện Lục Yên rồi vượt cầu Tô Mậu nối với QL70 lên Lào Cai, một số khác thì chạy lên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Theo báo cáo của Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Lào Cai: Từ đầu năm 2014 đến ngày 9/6, có 5 doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Trung Quốc được 185.000 tấn gạo, trị giá 107 triệu USD. Trung bình mỗi ngày Việt Nam xuất khẩu gạo sang Trung Quốc từ 800 đến 1.000 tấn gạo. Đây là số lượng gạo xuất khẩu lớn chưa từng thấy trong nhiều năm qua.
Con đường xuống lối mở Bản Quẩn chật cứng xe chở gạo xuất khẩu.
Con đường xuống lối mở Bản Quẩn chật cứng xe chở gạo xuất khẩu.
Theo tìm hiểu, do các tỉnh Tây Nam Trung Quốc như: Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây... từ cuối năm 2013 đến nay bị hạn hán khốc liệt, nhiều nơi 5 - 6 tháng trời không có mưa, nên mất mùa lúa và các loại cây hoa màu khác. Tình hình thiếu lương thực đối với các tỉnh đó diễn ra khá trầm trọng.
Vì thế Trung Quốc đang phải nhập khẩu gạo từ Việt Nam qua biên giới Lào Cai với số lượng không hạn chế. Năm 2013, nước này nhập khẩu qua cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang), nhưng do đường sá nơi này quá xa và không thuận tiện nên từ đầu năm 2014 đến nay, Trung Quốc nhập khẩu gạo của Việt Nam qua các lối mở của Lào Cai.
Các xe chở gạo chen chúc nhau xuống bờ sông.
Các xe chở gạo chen chúc nhau xuống bờ sông.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 5/2014, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt 591.000 tấn, trị giá 259 triệu USD. Trong đó Trung Quốc nhập 41,75% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, đến thời điểm này, đây cũng là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 456,19 USD/tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Tính đến ngày 31/5/2014, tổng lượng gạo xuất khẩu được 2,65 triệu tấn, trị giá 1,19 tỷ USD. Chiều 9/6/2014,  có mặt tại lối mở Bản Quẩn, chúng tôi tận mắt thấy hàng trăm xe chở gạo nối đuôi nhau từ ngã ba Lào Cai - Mường Khương đang nằm chờ xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.
Các cửu vạn chờ lệnh bốc gạo xuống các xuồng máy chở sang Trung Quốc.
Các cửu vạn chờ lệnh bốc gạo xuống các xuồng máy chở sang Trung Quốc.
Lối mở này chỉ cách Trung Quốc dòng sông Nậm Thi, đang là mùa nước cạn hai bờ sông cách nhau hơn hai chục mét, con đường phía bờ Việt Nam từng đoàn xe chở gạo chen chúc nhau xuống bến.
Phía bờ bên Trung Quốc cũng có hàng chục xe nằm đợi ăn hàng, các xe ra tận mép nước, mỗi xe gạo có hàng chục cửu vạn đang đợi lệnh của chủ hàng để bốc gạo từ các xe xuống các xuồng máy.
Một chủ doanh nghiệp đang "xi nhan" cho xe chở gạo lùi xuống bờ sông, tôi hỏi chị chở gạo lên Lào Cai qua đường nào? Chị bảo tôi: "Em chạy suốt đêm theo đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, lên tới đây từ tờ mờ đất, nhưng đến giờ mới làm xong các thủ tục hải quan và xếp hàng đợi đến lượt xuống bến. Xe đông quá, kẹt cứng đường đi..."
Lối mở Bản Quẩn chỉ duy nhất có một lối xuống bờ sông Nậm Thi, nhưng có tới ba điểm xuất khẩu sang Trung Quốc
Các xe trọng tải nhỏ cũng được huy động chở gạo xuống bờ sông xuất khẩu.
Các xe trọng tải nhỏ cũng được huy động chở gạo xuống bờ sông xuất khẩu.
Bình thường lối mở Bản Quẩn vắng teo, nhưng từ đầu năm đến nay, nhất là từ đầu tháng 5 khi đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng vào vụ thu hoạch thì lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc càng nhiều.
 

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen