Freitag, 21. März 2014

LƯỚT QUA CÁC NƯỚC CỘNG HOÀ THUỘC LIÊN XÔ CŨ

LƯỚT QUA CÁC NƯỚC CỘNG HOÀ THUỘC LIÊN XÔ CŨ
tka23 post

Sự kiện Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của mình đã dội một gáo nước lạnh vào các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Những quốc gia có vấn đề với các phe đối lập được Nga hỗ trợ thì lên án, còn những nước khác giữ thái độ im lặng quan sát một cách thận trọng.
Hôm thứ Tư 19/03/2014, ông Guiorgui Margvelachvili, Tổng thống Gruzia - quốc gia thuộc Liên Xô cũ nằm ở phía nam Kapkaz và thân phương Tây – đã tuyên bố: “Các sự kiện ở Ukraine là mối đe dọa không chỉ cho sự ổn định trong khu vực, mà còn cho mọi trật tự thế giới”.
Tháng 8/2008, Gruzia đã nếm mùi trận chiến 5 ngày với Nga, sau đó điện Kremlin công nhận Nam Ossetia độc lập cùng với một lãnh thổ ly khai khác là Abkhazia, và bố trí hàng ngàn binh lính. Tbilissi và các nước phương Tây tố cáo một sự chiếm đóng trên thực tế.
Về phần chính quyền của hai lãnh thổ ly khai này vốn thân Moscow và không được cộng đồng quốc tế nhìn nhận, đã vỗ tay hoan nghênh việc Nga sáp nhập Crimea.
Moldova, quốc gia thuộc Liên Xô cũ với đa số dân nói tiếng Rumani, nằm giữa Rumani và Ukraine, cho biết rất quan ngại sự kiện  Ukraine sẽ lặp lại trên lãnh thổ nước mình. Tại phần đất phương Đông của Moldova là Transnistria, cư dân hầu hết là người Nga và Ukraine. Vùng này đã ly khai, với sự ủng hộ của Nga, sau cuộc chiến tranh năm 1992 - một năm sau khi Liên Xô sụp đổ, nhưng không được bất kỳ một quốc gia nào công nhận.
Chính quyền Nga hôm thứ Năm 20/3 họp về vấn đề “hỗ trợ cho Transnistria”. Cuộc hội nghị này đã được Phó thủ tướng Nga Dimitri Rogozine loan báo từ hôm thứ Ba. Phó thủ tướng Nga lên án nước Ukraina láng giềng đã “quyết định phong tỏa Transnistria trên thực tế”.
Hôm qua tại Washington, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng định  việc Moscow can thiệp vào Crimea nằm trong một “chiến lược toàn cầu” của Nga.
Tổng thống Noursoultan Nazarbaiev của Kazakhstan - đất nước Trung Á giàu tài nguyên dầu khí và là một trong những đối tác quan trọng nhất của Nga, mà vùng thảo nguyên là nơi đặt sân bay vũ trụ Baikonour và 26% dân số là người Nga - đã giữ im lặng hoàn toàn.

Nhà phân tích Konstantin Kalatchev, trưởng nhóm chuyên gia chính trị khẳng định: “Kazakhstan tỏ ra ngoan ngoãn, chứng tỏ mình vẫn là một đối tác của Nga nhưng tại các vùng mà dân cư người Nga và người Kazakhstan tương đương nhau, hay dân Nga chiếm đa số, các tiến trình nhằm đảo ngược tỉ lệ này đang được thực hiện ”.
Một đối tác tầm cỡ khác là Belarus, đất nước nằm kề Liên minh châu Âu, tỏ ra hết sức thận trọng. Trong thông báo hôm qua, Minsk cho biết chỉ muốn tạo “mọi nỗ lực cần thiết để cho quan hệ giữa Ukraine và Nga lại trở nên quan hệ anh em và láng giềng tốt đẹp”.
Rốt cuộc, sự ủng hộ lại đến từ Tổng thống Armenia Serge Sarkissian. Ông này cho rằng cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea là “một ví dụ mới về quyền tự quyết của một dân tộc”.
Láng giềng của Armenia là Azerbaijan cũng đang có tranh chấp lãnh thổ, và cũng muốn giữ hòa khí với Nga nên tỏ ra kín tiếng.
   Tại Trung Á, các nước Tuskmenistan, Uzbekistan và Tadjikistan đều giữ im lặng. Còn Kirghistan, ban đầu không thừa nhận tổng thống thân Nga bị lật đổ ở Ukraine, đã đợi mất 4 ngày cho đến hôm nay mới chịu nhìn nhận khơi khơi  cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea là một “thực tế khách quan”.
TỔNG HỢP

__._,_.___

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen