Giả thuyết hay mà sai lầm về MH370
Cập
nhật: 14:44 GMT - thứ năm, 20
tháng 3, 2014
Hôm thứ Ba,
giả thuyết "đơn giản đến kinh ngạc" giải thích sự biến mất của chiếc
máy bay Malaysia Airlines bắt đầu lan truyền trên truyền thông xã hội và
trong giới phóng viên quan tâm tới câu chuyện.
Theo một
người có tên là Chris Goodfellow, chiếc phi cơ đã phát hỏa và phi công
đã bay tới sân bay gần nhất để cứu máy bay, rồi cuối cùng đâm xuống
Ấn Độ Dương.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Goodfellow
ban đầu đăng giả thuyết của mình trên trang Google+ cá nhân hôm 14/3,
nhưng nó trở nên nóng khi được đăng lại trên trang
Reddit.
Hôm thứ Ba,
tạp chí Wired đã biên tập và đăng nội dung này với tiêu đề Một Giả
thuyết Đơn giản Kinh ngạc về Phi cơ Mất tích của Malaysia
Airlines.
Wired nói
Goodfellow là người có "20 năm kinh nghiệm phi công dày dạn Cấp 1 của
Canada về điều khiển các phi cơ đa động cơ".
"Có rất
nhiều đồn đoán về chiếc phi cơ MH370 của Malaysia Airlines," Goodfellow
viết. "Khủng bố, không tặc, sao băng. Tôi không tin vào phân tích trên
CNN; nó rất nhiễu loạn."
Ông nói ông
"muốn tìm một cách giải thích đơn giản hơn".
'Sự cố trên khoang'?
Tiếp theo,
ông nêu giả thuyết là có đám cháy, có thể do điện hoặc do bánh quá
nóng khi cất cánh, đẩy khói vào khoang lái ngay sau khi phi hành đoàn
ra tín hiệu rời khỏi vùng quản lý của trạm không lưu
Malaysia.
Cơ trưởng
đã bẻ ngoặt sang trái rồi bay về điểm hạ cánh khẩn cấp gần đó,
đồng thời tắt các thiết bị điện, chẳng hạn như bộ thu phát tín
hiệu, nhằm cô lập hóa khu vực có trục trặc.
"Zaharie
Ahmad Shah là một cơ trưởng rất dày dạn kinh nghiệm với 18 ngàn giờ
bay," ông viết. "Chúng tôi, những phi công lâu năm được rèn luyện để
biết đâu là sân bay gần nhất để có thể đáp xuống an toàn dọc hành
trình bay."
Một cú
tìm kiếm nhanh trên Google Earth đưa cho Goodfellow một địa điểm khả thi:
Pulau Langkawi.
"Đáng ngạc
nhiên là không có phóng viên, quan chức hay phi công nào khi được phỏng
vấn lại nhìn từ quan điểm của phi công: Nếu có chuyện trục trặc, thì
anh ta có thể đi đâu?" ông viết.
"Nhờ Google
Earth tôi phát hiện ra Langkawi chỉ trong 30 giây, phóng to để xem đường
băng dài tới đâu và về mặt bản năng tôi tin rằng viên phi công biết sân
bay này."
Mọi thứ
đều phù hợp, ông viết. Về chuyện bay cao lên 45000 bộ? Đó có thể là
nỗ lực cuối cùng nhằm dập tắt đám cháy.
Chiếc phi
cơ giờ ở đâu? Sau khi các phi công bị khói phủ, thì chiếc phi cơ tiếp
tục di chuyển ở chế độ bay tự động qua Langkawi và hướng về phía tây,
bay vào Ấn Độ Dương, rồi cuối cùng hết xăng và lao xuống đại
dương.
"Cơ trưởng
Zaharie Ahmad Shah là một anh hùng, vật lộn với tình thế vô cùng khó
khăn để đưa chiếc phi cơ tới Langkawi," ông viết. "Tôi không nghi ngờ gì
điều đó. Đó là lý do quay đầu và bay thẳng."
Giả thuyết
của Goodfellow tiếp tục được lan truyền trên cả truyền thông xã hội
lẫn báo chí chính thức.
"Tôi thấy
bị thuyết phục về giả thuyết này, theo đó MH370 đã bị phát hỏa trên
khoang," Josh Barro từ New York Times đăng trên twitter.
Giả thuyết
này "phù hợp với các thực tế" và "hợp lý", Henry Blodget của Business
Insider viết. "Nó không đòi phải có kế hoạch chuẩn bị trước, thực
hiện hay động cơ hoàn hảo nào."
James
Fallows của The Atlantic đồng ý.
"Tôi cho
rằng có những nghi ngờ về mọi thứ liên quan tới chuyến bay này. Nhưng
giải thích của ông hợp lý hơn tất cả những gì khác tôi từng nghe cho
tới nay," ông viết.
Chỉ có điều
sự thực hầu như chắc chắn không xảy ra như vậy, vì thông tin đáng kể mà ta đã có
tỏ ra mâu thuẫn với câu chuyện. Đến tối thứ Ba, các cây bút đã bắt đầu bẽ gãy
bài của Goodfellow.
"Về mặt
cảm tính, cách lập luận của Goodfellow rất thuyết phục, và nó đựa
trên một số những thông tin quan trọng nhất đã được xác định cho tới
nay," Jeff Wise viết trên Slate.
Mặc dù đúng
là MH370 đã quay về hướng Langkawi và bay qua đó, nhưng bất kỳ ai đó kiểm
soát máy bay đã tiếp tục bay sau điểm đó, ngoặt gấp về bên phải tại
điểm VAMPI, rồi ngoặt trái tại GIVAL," ông nói. "Cách hoa tiêu mạnh mẽ
đó không thể là của một người bất tỉnh."
và
"Giả
thuyết của Goodfellow còn sai nữa khi ta nhớ tới phần gửi tín hiệu điện
tử 'ping' đi mà vệ tinh Inmarsat bắt được lúc 8:11 sáng hôm 8/3. Theo
phân tích của chính phủ Malaysia và Hoa Kỳ, các tín hiệu ping đã thu
hẹp vị trí của MH370 tại thời điểm đó vào một trong hai vòng cung,
một tại Trung Á và một tại nam Ấn Độ Dương. Khi MH370 bay từ hành
trình dự kiến tới Langkawi, nó không hướng theo cái nào nào trong cả
hai vòng cung này. Nếu không có sự can thiệp của con người, là điều đi
ngược lại với giả thuyết của Goodfellow, thì nó đơn giản là không thể
tới được vị trí mà chúng ta biết là nó đã ở vào lúc 8:11
sáng."
'Không thuyết phục'
Lẽ ra vẫn
phải có cuộc gọi khẩn cấp, Greg Feith, cựu điều tra viên các vụ tai
nạn của Ban An toàn Giao thông Quốc gia nói với NBC
News.
"Với đám
cháy do điện chập, thì điển hình là quý vị sẽ thấy khói trước khi
có hỏa hoạn," ông nói. "Quý vị có thể làm một số thao tác xử lý
tình huống. Nếu như các hệ thống vẫn hoạt động bình thường thì quý
vị có thể gọi báo khẩn cấp" và các phi công có thể dùng mặt nạ
dưỡng khí, Feith nói.
Chín tiếng
đồng hồ sau khi có bài báo đầu tiên về chủ đề này, Business Insider
chạy một bài tiếp theo, nêu phản ứng từ các phi
công.
Michael G
Fortune, một phi công nghỉ hưu từng lái 777-200ERS giống như chiếc phi cơ
của Malaysia Airlines, nói khó có khả năng phi hành đoàn tắt thiết bị
thu nhận tín hiệu để xử lý đám cháy.
"Danh sách
các việc cần làm khi thấy khói trong phi cơ B-777-200ER không hề có
việc phải tắt thiết bị thu phát," ông nói.
Một phi
công 777 khác nói với trang mạng này rằng đeo mặt nạ dưỡng khí sẽ là
ưu tiên hàng đầu cho đội bay, nhằm tránh nguy cơ bị mất tỉnh
táo.
Chừng nào
chưa có lời khẳng định chắc chắn về số phận của chiếc phi cơ MH370,
thì các giả thuyết, từ của các chuyên gia đáng kính đến của các tay
bình luận không chuyên dựa trên linh cảm và sự hỗ trợ ít nhiều từ
Google Earth, sẽ tiếp tục lan đi trên internet.
Một số sẽ
được để ý và lây lan rộng khắp, cho tới khi bị hạ bệ hoặc bị qua
mặt bởi các thông tin mới.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen