Quan nhất thời - Dân vạn đại
Quan nhất thời... |
Mong muốn sự
ổn định và an toàn cho bản thân là tâm lý chung của con người. Nhưng không phải
vì vậy mà chúng ta ngại sự thay đổi, nhất là lại theo chiều hướng tiến bộ. Khi
cái cũ đã trở nên lạc hậu thì tất phải cải sửa để tạo nên cái mới tốt đẹp và
tiến bộ hơn. Không nên vì sợ sự thay đổi mà có kiểu lý luận ngược với quy luật.
Ví như có mụ dì ghẻ, thấy cô gái con chồng lớn lên ngày càng xinh đẹp. Phần vì
ghen ghét, phần vì không muốn cô gái có hạnh phúc, mụ tỉ tê - “Con ơn, đừng có lấy chồng làm gì, vừa phải
mang nặng đẻ đau lại chịu nhiều đau khổ vì chồng con ạ...”. Tuy mụ ta nói
vậy nhưng con gái lớn lên thì phải lấy chồng, rồi sinh con đẻ cái để tiếp nối
đời sau, đó là một quy luật tự nhiên của cuộc sống, làm sao có thể ngăn
được?...
Xã hội con người cũng vậy, khi một chế độ nhà nước đã trở nên lỗi
thời thì phải thay đổi để tiến tới mô hình nhà nước tiến bộ và bền vững hơn.
Người ta vẫn thường gọi đó là cách mạng xã hội. Các cuộc cách mạng là một nhu
cầu và thuộc tính của xã hội, giống như con người khi thấy đói thì ăn, thấy lạnh
thì mặc ấm vậy. Những kẻ cầm quyền, mặc dù biết được sự sụp đổ tất yếu của chế
độ thối nát hiện thời, nhưng để bảo vệ quyền lợi mà chúng thường có kiểu lý luận
ngược đời như mụ dì ghẻ nói trên. Họ đã quên rằng: sự thay đổi là tất yếu, cách
mạng là một quy luật.
Nhà cầm quyền
Việt Nam hiện nay, dựa vào tâm lý sợ hãi
của dân chúng, mà nhồi nhét cho họ tư tưởng ngại thay đổi. Họ làm như kiểu, nếu
thay đổi chế độ thì tất cả công ăn việc làm hiện nay của người dân sẽ mất hết,
tất cả sẽ đói khổ và thất nghiệp. Vì thế mà nhân dân cần bảo vệ chế độ độc tài
Cộng Sản, còn nhà nước thì thẳng tay đàn áp những ai có tư tưởng thay đổi và
cách mạng. Ngoài thành phần đặc quyền đặc lợi, còn người dân thì chẳng ai tin
vào điều đó. Họ đã quá khổ thì còn mong gì duy trì chế độ bất công hiện thời? Sự
thay đổi nay là mong muốn và ước mơ của toàn thể người dân
rồi.
Tôi có hai anh
bạn, một anh làm nghề sửa xe máy, một anh làm giò. Cả hai người này cũng chẳng
ai tin vào kiểu lý luận của nhà nước, nói chung là họ không sợ sự thay
đổi.
Một hôm tôi
hỏi vui anh sửa xe máy:
- Nếu chế độ
Cộng Sản sụp đổ, anh có sợ mất nghề sửa xe máy không?
Anh bỉu
môi:
- Thì tôi lại
làm nghề sửa ô tô, càng sướng hơn chứ sao?
Tôi mỉm cười
thú vị. Quả đúng như thế thật, nghề nghiệp thì còn đó chứ mất đi đâu được, mà
lại còn tốt hơn nữa chứ. Có đâu như nhà nước rêu rao? Lúc đó xã hội tốt đẹp hơn,
cán bộ ít tham nhũng và cửa quyền thì đời sống của dân sẽ nâng cao. Lo gì họ
không có xe tốt xe đẹp để mang đến cho mình sửa. Quả câu trả lời của anh cũng
thật lắng đọng. Người dân nước mình thường vậy, họ không có kiểu lý luận như
mình, nhưng nói câu nào cũng chí lý. Đó một phần vì họ thông minh, phần vì bị áp
bức nhiều nên sợ cũng đã quen, cho nên thường nói kiểu ẩn ý rồi tuỳ người nghe
hiểu vậy.
Dân vạn đại... |
Anh bạn thứ
hai thì làm giò để mang ra chợ bán. Vợ chồng anh chí thú làm ăn nên kinh tế cũng
khá giả, mỗi ngày anh tiêu thụ cũng hết cả tạ giò. Anh này có tư tưởng tự do nên
thường phê phán chính quyền, công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với những người hoạt
động dân chủ. Anh lại là người Công giáo nên bị chính quyền để ý dữ lắm. Có hẳn
cả một tay công an nằm vùng để mà theo dõi anh (hẳn mọi người vẫn biết ở Việt
Nam có an ninh tôn giáo?). Vì bị theo
dõi chặt nên nhiều khi anh không tránh được bực dọc. Cũng không thể tránh cái
bóng của mình được mãi, một lần tôi tình cờ được chứng kiến cuộc đối đầu của anh
với tay công an nọ. Có thể nói đây là một cuộc đối đầu mang tính lịch sử, một
bên đại diện cho chính quyền Cộng sản bảo thủ, một bên đại diện cho tư tưởng dân
chủ tiến bộ.
Hôm ấy sau khi
ăn sáng xong, anh ghé vào quán nước bên cạnh. Đang ngồi nhẩn nhơ thì thấy một
người có dáng quen quen cũng ghé vào ngồi cạnh, sau khi châm điếu thuốc hút hắn
hất hàm hỏi anh:
- Lâu nay anh
có hay liên lạc với mấy tay phản động không?
Vốn đã ghét
cái bóng bất đắc dĩ này, lại nghe hỏi vậy, anh bạn tôi nóng tiết quay sang nhìn
thẳng vào mặt tay công an mà nói lớn:
- Mày nói ai là phản
động?
Thoáng bất ngờ vì bị
phản ứng dữ dội, hắn đỏ mặt nói:
- Thì...mấy tay hôm
nọ rải truyền đơn chống chính quyền đó...
Nghe hắn nói vậy,
anh tiếp:
- Bạn của tôi toàn
là người tốt, chẳng có ai là phản động cả, kẻ nào phản động thì tự biết
lấy!...
Hắn không lý luận
với anh nữa, mà quay sang khuyên giải:
- Dù sao tôi cũng
khuyên anh không nên đi lại với những thành phần như vậy, không để bọn phản động
lôi kéo. Mà anh thử nghĩ xem, nếu thay đổi chế độ thì anh còn được yên ổn làm ăn
như thế này không?...
Lần này vì không
nhịn được cái kiểu lý luận của tay công an nọ, anh đứng dậy chỉ thẳng vào mặt
hắn nói lớn:
- Nếu chế độ này
thay đổi, thì tao làm giò vẫn hoàn làm giò, mày công an vẫn làm công an. Chỉ
khác có điều là lúc ấy mày không đi theo dõi và bắt những người như tao nữa. Mà
mày sẽ đi bắt bọn cướp của giết người, bọn tham nhũng...
Thấy không lý luận
được với anh, tay an ninh nọ vội lên xe máy cút thẳng. Tôi thì thấy cảm phục anh
bội phần, vì anh đã nói được điều mà nhiều người không dám nói.
Quả thực như vậy,
cha ông ta có câu : "Quan nhất thời – Dân
vạn đại". Vả lại "Đẩy thuyền là dân,
lật thuyền cũng là dân" mà. Lại nữa "Hết quan hoàn dân", liệu kẻ nào còn dám
nghênh ngang? Chỉ có dân là vạn đại, xưa cũng như nay, lịch sử đã mấy ngàn năm
chứng minh như vậy rồi.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen