Thiền Lâm – Cali Today News|
Fri, 06/29/2018 - 07:18
Vào
tháng Năm năm 2018, khi đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) thuộc
Liên minh châu Âu (EU) đến làm việc với các cơ quan chức năng Việt Nam
về việc xem xét thẻ vàng hải sản, giới tuyên giáo nhà nước – với một não
trạng đã trở thành ‘ung thư di căn’ – đã vội vã dự đoán rằng EU sẽ mau
chóng gỡ bỏ hình phạt thẻ vàng này.
Tuy vậy chẳng bao lâu sau đó, chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn đã phải thừa nhận rằng đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu đã
chính thức kéo dài cảnh báo thẻ vàng hải sản thêm 6 tháng, tức tới tháng
1/2019, nhưng sau đó không phải sẽ gỡ thẻ vàng, mà sẽ đánh giá lại sau
đó để quyết định rút hay tiếp tục cảnh báo.
Mặc
dù hoạt động “đánh bắt xa bờ” – mà thực chất là đánh bắt hải sản trái
phép trên vùng biển các nước khác như Malaysia và Indonesia – của ngư
dân Việt Nam đã diễn ra từ nhiều năm qua và đã bị EU nghiêm túc đặt ra
với giới chức Việt Nam từ năm 2012, nhưng chỉ đến tháng Mười năm 2017,
EU mới lần đầu tiên “rút thẻ vàng”. Trong khi từ năm 2015, Thái Lan và
Đài Loan đã bị cơ chế này cảnh cáo, còn hiện thời là Philipppines.
Bản thông cáo báo chí “rút thẻ vàng” của EU được phát ra chỉ khoảng
một tháng sau khi Chính phủ Đức đột ngột tuyên bố tạm thời đình chỉ quan
hệ đối tác chiến lược với chính thể độc đảng ở Việt Nam. Sự kiện chấn
động và đầy cay đắng đối với giới chóp bu Hà Nội ấy lại là hậu quả đương
nhiên của vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” tại Berlin vào tháng 7/2017.
Theo thông cáo của EU, hình thức cảnh cáo “thẻ vàng” là một trong
các bước quy định trong bộ quy tắc áp dụng cho quy trình giải quyết tình
trạng đánh bắt hải sản lậu được EU thông qua năm 2010. “Thẻ vàng” không
đi kèm các biện pháp trừng phạt, nhằm để cho quốc gia bị cảnh cáo có
thời gian “khắc phục tình hình”. “Thẻ xanh” sẽ được ban hành nếu vấn đề
được giải quyết. Ngược lại, “thẻ đỏ” sẽ được đưa ra kèm theo một loạt
biện pháp trừng phạt, bao gồm lệnh cấm thương mại đối với các mặt hàng
hải sản của quốc gia đó. Sau “thẻ vàng”, nước bị cảnh cáo sẽ có thời
gian 6 tháng để sửa chữa sai lầm và tìm ra giải pháp khắc phục.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Nguyễn Ngọc Oai, có bốn lý do dẫn đến việc EU tiếp tục cảnh
báo thẻ vàng với hải sản VN. Đó là việc truy xuất nguồn gốc hải sản xuất
khẩu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; Tái diễn tình trạng tàu cá VN đánh
bắt trái phép tại vùng biển các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia,
Indonesia); Hệ thống giám sát tàu cá chưa đầy đủ; Cần tăng nặng chế tài
xử lý vi phạm khi xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật thủy
sản.
Hiển nhiên với cơ chế quản lý cùng hiệu lực quản lý lỏng lẻo ở Việt
Nam như hiện nay, khó ai có thể tin rằng chính phủ nước này sẽ giám sát
được toàn bộ ngư dân “đánh bắt xa bờ”. Tình trạng này càng được bồi đắp
thêm bằng nạn ô nhiễm biển gần bờ ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực biển
miền Trung mà tội phạm chủ yếu là nhà máy Formosa, nhưng Formosa lại
được chính phủ Việt Nam bao che tối đa.
Tình thế hiện thời mà Việt Nam phải đối mặt là nếu không lơ cho hoạt
động “đánh bắt xa bờ”, ngư dân sẽ lấy gì để tồn tại? Đặc biệt là ngư
dân miền Trung – những nạn nhân trực tiếp của nạn xả thải Formosa, sẽ
làm sao để sống, hay đến mức cùng quẫn họ sẽ bùng nổ hàng loạt cuộc biểu
tình chống chính phủ?
Nhưng nếu không thể ngăn chặn được hoạt động “đánh bắt xa bờ”, Việt
Nam chắc chắn sẽ bị EU “rút thẻ đỏ”, để nền kinh tế Việt Nam phải chịu
một khoản thiệt hại lớn.
EU và Mỹ là 2 thị trường nhập khẩu thủy hải sản hàng đầu thế giới
với quy mô hàng chục tỉ USD. Đây cũng là 2 thị trường xuất khẩu thủy hải
sản chính của Việt Nam khi trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu hải
sản từ 1,9 – 2,2 tỉ USD, trong đó EU và Mỹ mỗi thị trường chiếm khoảng
16 – 17% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam với con số tương đương 350 –
400 triệu USD.
Nếu mất đi giá trị xuất khẩu 350 – 400 triệu USD vào EU và Mỹ, đó
vẫn chưa phải là một thảm họa thật sự đối với Việt Nam. Nhưng nguy cơ
lớn hơn hẳn là “thẻ đỏ” sẽ là tiền đề dẫn đến hàng loạt biện pháp chế
tài về thuế quan và hàng rào kỹ thuật được dựng lên tại Mỹ và các nước
EU đối với không chỉ hàng hải sản mà còn nhiều chủng loại hàng hóa khác
của Việt Nam, trong đó có mặt hàng chiến lược là xuất khẩu gạo.
Khi đó, liệu Việt Nam có thể duy trì được số xuất siêu đến 30 tỷ USD/năm vào Mỹ và 25 tỷ USD/năm vào EU?
Rõ ràng là so với những năm trước, thái độ và hành động của EU đối
với chính thể độc đảng ở Việt Nam đã không còn mềm dẻo mà trở nên cứng
rắn hơn hẳn.
Không chỉ các doanh nghiệp và người dân, mà có lẽ ngay cả Bộ Chính
trị đảng ở Việt Nam cũng không thể chắc chắn là về hành động “rút thẻ
vàng” trên có quan hệ nào với mối quan hệ ngoại giao và chính trị Việt
Nam – EU trong thời gian gần đây.
Phải chăng hành động cứng rắn của EU liên quan mật thiết đến việc
chính thể Việt Nam đã làm mất hoàn toàn ‘lòng tin chiến lược’ của các
nước trong khối EU qua vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, cùng thái độ lấp
liếm đầy thủ đoạn của Hà Nội mà không một lời xin lỗi người Đức?
***
Các khuyến nghị của EC bao gồm:
Đảm bảo thực hiện và thực thi có hiệu quả của pháp luật quốc gia sửa đổi.
Tăng cường việc thực hiện có hiệu quả các quy tắc quốc tế và các
biện pháp quản lý thông qua một chế độ xử phạt đầy đủ được thực thi và
theo dõi.
Khắc phục những thiếu sót đã được xác định trong thanh tra, kiểm
soát và giám sát (MCS) liên quan đến các yêu cầu đặt ra của các quy định
quốc tế và khu vực cũng như trong khuôn khổ hệ thống chứng nhận khai
thác.
Tăng cường quản lý và cải tiến hệ thống đăng ký và cấp phép khai thác.
Cân bằng năng lực khai thác và chính sách đội tàu cá.
Tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản và thực hiện tất cả
các bước cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế, để ngăn chặn các sản
phẩm thủy sản đánh bắt bất hợp pháp được buôn bán và nhập khẩu vào lãnh
thổ.
Tăng cường và đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia khác (đặc biệt là
các quốc gia ven biển trong vùng biển mà tàu thuyền treo cờ Việt Nam có
thể hoạt động) phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế.
Đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo và lưu giữ trong RFMOs (các tổ chức quản lý nghề cá khu vực).
Thiền Lâm – Cali Today News|
Fri, 06/29/2018 - 07:18
Vào
tháng Năm năm 2018, khi đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) thuộc
Liên minh châu Âu (EU) đến làm việc với các cơ quan chức năng Việt Nam
về việc xem xét thẻ vàng hải sản, giới tuyên giáo nhà nước – với một não
trạng đã trở thành ‘ung thư di căn’ – đã vội vã dự đoán rằng EU sẽ mau
chóng gỡ bỏ hình phạt thẻ vàng này.
Tuy vậy chẳng bao lâu sau đó, chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn đã phải thừa nhận rằng đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu đã
chính thức kéo dài cảnh báo thẻ vàng hải sản thêm 6 tháng, tức tới tháng
1/2019, nhưng sau đó không phải sẽ gỡ thẻ vàng, mà sẽ đánh giá lại sau
đó để quyết định rút hay tiếp tục cảnh báo.
Mặc
dù hoạt động “đánh bắt xa bờ” – mà thực chất là đánh bắt hải sản trái
phép trên vùng biển các nước khác như Malaysia và Indonesia – của ngư
dân Việt Nam đã diễn ra từ nhiều năm qua và đã bị EU nghiêm túc đặt ra
với giới chức Việt Nam từ năm 2012, nhưng chỉ đến tháng Mười năm 2017,
EU mới lần đầu tiên “rút thẻ vàng”. Trong khi từ năm 2015, Thái Lan và
Đài Loan đã bị cơ chế này cảnh cáo, còn hiện thời là Philipppines.
Bản thông cáo báo chí “rút thẻ vàng” của EU được phát ra chỉ khoảng
một tháng sau khi Chính phủ Đức đột ngột tuyên bố tạm thời đình chỉ quan
hệ đối tác chiến lược với chính thể độc đảng ở Việt Nam. Sự kiện chấn
động và đầy cay đắng đối với giới chóp bu Hà Nội ấy lại là hậu quả đương
nhiên của vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” tại Berlin vào tháng 7/2017.
Theo thông cáo của EU, hình thức cảnh cáo “thẻ vàng” là một trong
các bước quy định trong bộ quy tắc áp dụng cho quy trình giải quyết tình
trạng đánh bắt hải sản lậu được EU thông qua năm 2010. “Thẻ vàng” không
đi kèm các biện pháp trừng phạt, nhằm để cho quốc gia bị cảnh cáo có
thời gian “khắc phục tình hình”. “Thẻ xanh” sẽ được ban hành nếu vấn đề
được giải quyết. Ngược lại, “thẻ đỏ” sẽ được đưa ra kèm theo một loạt
biện pháp trừng phạt, bao gồm lệnh cấm thương mại đối với các mặt hàng
hải sản của quốc gia đó. Sau “thẻ vàng”, nước bị cảnh cáo sẽ có thời
gian 6 tháng để sửa chữa sai lầm và tìm ra giải pháp khắc phục.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Nguyễn Ngọc Oai, có bốn lý do dẫn đến việc EU tiếp tục cảnh
báo thẻ vàng với hải sản VN. Đó là việc truy xuất nguồn gốc hải sản xuất
khẩu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; Tái diễn tình trạng tàu cá VN đánh
bắt trái phép tại vùng biển các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia,
Indonesia); Hệ thống giám sát tàu cá chưa đầy đủ; Cần tăng nặng chế tài
xử lý vi phạm khi xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật thủy
sản.
Hiển nhiên với cơ chế quản lý cùng hiệu lực quản lý lỏng lẻo ở Việt
Nam như hiện nay, khó ai có thể tin rằng chính phủ nước này sẽ giám sát
được toàn bộ ngư dân “đánh bắt xa bờ”. Tình trạng này càng được bồi đắp
thêm bằng nạn ô nhiễm biển gần bờ ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực biển
miền Trung mà tội phạm chủ yếu là nhà máy Formosa, nhưng Formosa lại
được chính phủ Việt Nam bao che tối đa.
Tình thế hiện thời mà Việt Nam phải đối mặt là nếu không lơ cho hoạt
động “đánh bắt xa bờ”, ngư dân sẽ lấy gì để tồn tại? Đặc biệt là ngư
dân miền Trung – những nạn nhân trực tiếp của nạn xả thải Formosa, sẽ
làm sao để sống, hay đến mức cùng quẫn họ sẽ bùng nổ hàng loạt cuộc biểu
tình chống chính phủ?
Nhưng nếu không thể ngăn chặn được hoạt động “đánh bắt xa bờ”, Việt
Nam chắc chắn sẽ bị EU “rút thẻ đỏ”, để nền kinh tế Việt Nam phải chịu
một khoản thiệt hại lớn.
EU và Mỹ là 2 thị trường nhập khẩu thủy hải sản hàng đầu thế giới
với quy mô hàng chục tỉ USD. Đây cũng là 2 thị trường xuất khẩu thủy hải
sản chính của Việt Nam khi trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu hải
sản từ 1,9 – 2,2 tỉ USD, trong đó EU và Mỹ mỗi thị trường chiếm khoảng
16 – 17% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam với con số tương đương 350 –
400 triệu USD.
Nếu mất đi giá trị xuất khẩu 350 – 400 triệu USD vào EU và Mỹ, đó
vẫn chưa phải là một thảm họa thật sự đối với Việt Nam. Nhưng nguy cơ
lớn hơn hẳn là “thẻ đỏ” sẽ là tiền đề dẫn đến hàng loạt biện pháp chế
tài về thuế quan và hàng rào kỹ thuật được dựng lên tại Mỹ và các nước
EU đối với không chỉ hàng hải sản mà còn nhiều chủng loại hàng hóa khác
của Việt Nam, trong đó có mặt hàng chiến lược là xuất khẩu gạo.
Khi đó, liệu Việt Nam có thể duy trì được số xuất siêu đến 30 tỷ USD/năm vào Mỹ và 25 tỷ USD/năm vào EU?
Rõ ràng là so với những năm trước, thái độ và hành động của EU đối
với chính thể độc đảng ở Việt Nam đã không còn mềm dẻo mà trở nên cứng
rắn hơn hẳn.
Không chỉ các doanh nghiệp và người dân, mà có lẽ ngay cả Bộ Chính
trị đảng ở Việt Nam cũng không thể chắc chắn là về hành động “rút thẻ
vàng” trên có quan hệ nào với mối quan hệ ngoại giao và chính trị Việt
Nam – EU trong thời gian gần đây.
Phải chăng hành động cứng rắn của EU liên quan mật thiết đến việc
chính thể Việt Nam đã làm mất hoàn toàn ‘lòng tin chiến lược’ của các
nước trong khối EU qua vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, cùng thái độ lấp
liếm đầy thủ đoạn của Hà Nội mà không một lời xin lỗi người Đức?
***
Các khuyến nghị của EC bao gồm:
Đảm bảo thực hiện và thực thi có hiệu quả của pháp luật quốc gia sửa đổi.
Tăng cường việc thực hiện có hiệu quả các quy tắc quốc tế và các
biện pháp quản lý thông qua một chế độ xử phạt đầy đủ được thực thi và
theo dõi.
Khắc phục những thiếu sót đã được xác định trong thanh tra, kiểm
soát và giám sát (MCS) liên quan đến các yêu cầu đặt ra của các quy định
quốc tế và khu vực cũng như trong khuôn khổ hệ thống chứng nhận khai
thác.
Tăng cường quản lý và cải tiến hệ thống đăng ký và cấp phép khai thác.
Cân bằng năng lực khai thác và chính sách đội tàu cá.
Tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản và thực hiện tất cả
các bước cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế, để ngăn chặn các sản
phẩm thủy sản đánh bắt bất hợp pháp được buôn bán và nhập khẩu vào lãnh
thổ.
Tăng cường và đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia khác (đặc biệt là
các quốc gia ven biển trong vùng biển mà tàu thuyền treo cờ Việt Nam có
thể hoạt động) phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế.
Đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo và lưu giữ trong RFMOs (các tổ chức quản lý nghề cá khu vực).
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen