Hình chụp từ video: Công an đàn áp người dân phản đối ở huyện Phù Mỹ, Bình Định hôm 18/4/2018
4 cán bộ địa phương gồm Bí thư, Chủ tịch xã Mỹ Thọ cùng hai cán bộ công
an đang bị người dân địa phương bắt giữ làm con tin trong trụ sở xã Mỹ
Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định để đòi thả 18 người dân bị bắt trước
đó vì phản đối một dự án điện gió tại địa phương. Truyền thông trong
nước loan tin này hôm 20/4.
Cũng theo truyền thông trong nước, vụ
việc bắt đầu từ ngày 18/4 khi hàng chục người dân xã Mỹ Thọ và Mỹ An
tập trung phản đối Tổng công ty cổ phần thương mại và xây dựng
Viettracimex lắp đặt cột quan trắc gió phục vụ dự án điện gió. Người dân
nghi ngờ chính quyền lấy đây là cớ để cho công ty bên ngoài khai thác
quặng titan, chặt phá rừng dương, gây ô nhiễm môi trường. Người dân còn
tràn lên quốc lộ một gây ách tắc giao thông trước khi công an giải tán.
Các video lan truyền trên mạng và do người dân gửi về cho đài Á Châu Tự
Do cho thấy công an được trang bị đã được huy động để đàn áp cuộc phản
đối của người dân. Theo truyền thông trong nước, công an sau đó đã bắt
giữ 18 người bị cho là quá khích, chống người thi hành công vụ.
Bị kích động từ bên ngoài?
Trong hai ngày 19 và 20/4, hàng trăm người dân xã Mỹ An và Mỹ Thọ tiếp tục đổ ra đường phản đối, và lên Ủy ban nhân dân xã Mỹ Thọ đòi người.
Trong hai ngày 19 và 20/4, hàng trăm người dân xã Mỹ An và Mỹ Thọ tiếp tục đổ ra đường phản đối, và lên Ủy ban nhân dân xã Mỹ Thọ đòi người.
Theo báo Pháp Luật, vào ngày 19/4, tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Mỹ
Thọ, đại diện các ban, ngành tỉnh Bình Định và huyện Mỹ Thọ đã có buổi
đối thoại với hàng ngàn người dân hai xã về dự án điện gió. Tuy nhiên
vẫn có người không tin và tiếp tục phản đối.
Trả lời truyền thông
trong nước về dự án điện gió, giới chức chính quyền cho biết dự án
không gây ô nhiễm môi trường và không gây ô nhiễm.
Báo Lao Động
hôm 20/4 trích lời ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện
Phù Mỹ cho biết tình hình an ninh trật tự ở hai xã hiện rất căng thẳng.
Truyền thông trong nước trích lời chính quyền huyện Phù Mỹ nói rằng có
nhiều khả năng có tổ chức nào đó đứng sau làn sóng phản ứng quy mô và có
‘bài bản’ của người dân hai xã.
Đây không phải là lần đầu tiên
người dân địa phương bắt giữ con tin là người của chính quyền vì phản
đối những quyết định về đất đai của địa phương.
Hồi tháng 4 năm
ngoái, người dân xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội cũng bắt giữ 38 con tin
để phản đối chính quyền xã cho bắt người dân phản đối việc lấy đất nông
nghiệp. Sự việc kéo dài suốt hai tuần lễ và các con tin chỉ được thả
sau khi Chủ tịch thành phố Hà Nội phải xuống làm việc với người dân và
hứa không truy tố người dân Đông Tâm.
Khai thác tràn lan
Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/4 trích lời một người dân địa phương cho biết chính quyền địa phương cho công ty đưa xe vào thi công, lắp đặt cột quan trắc gió mà không báo cho người dân biết. Người dân muốn bảo vệ nguồn nước đầu nguồn và bảo vệ rừng dương. Người này cũng cho biết đã có nhiều doanh nghiệp trước kia vào rừng dương khảo sát rồi chặt dương trơ gốc. Người dân lo ngại rừng dương bị đốn ngã sẽ không có gì để chắn cát, gió, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khi trời có bão và gió.
Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/4 trích lời một người dân địa phương cho biết chính quyền địa phương cho công ty đưa xe vào thi công, lắp đặt cột quan trắc gió mà không báo cho người dân biết. Người dân muốn bảo vệ nguồn nước đầu nguồn và bảo vệ rừng dương. Người này cũng cho biết đã có nhiều doanh nghiệp trước kia vào rừng dương khảo sát rồi chặt dương trơ gốc. Người dân lo ngại rừng dương bị đốn ngã sẽ không có gì để chắn cát, gió, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khi trời có bão và gió.
Phóng viên báo Công An thành phố cũng cho biết họ
đã chứng kiến nhiều diện tích rừng dương tại hai xã đã bị chặt phá, bị
đốt để tạo thành đường đi và mặt bằng. Các phóng viên báo này cho biết
khu rừng bị chặt nằm sâu bên trong và rất khó tiếp cận nếu không có
người dân dẫn đường vì bất cứ ai lạ vào khu vực này đều bị cấm.
Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch huyện Phù Mỹ nói với báo này
rằng chưa có thông tin về dự án nào làm tại rừng dương và ông sẽ kiểm
tra lại thông tin.
Tỉnh Bình Định là nơi có nhiều quặng titan,
với ước tính trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở hai
huyện Phù Mỹ và Phù Cát.
Titan là một loại kim loại nhẹ được dùng nhiều trong công nghiệp hàng không và quốc phòng.
Báo Tuổi Trẻ hồi năm 2014 có bài viết về nạn khai thác tràn lan titan ở
Bình Định gây ô nhiễm môi trường. Theo báo này, nhiều năm qua, Bình
Định đã trở nên vô cùng hấp dẫn đối với các doanh nghiệp và các nhà đầu
tư, và điều này đã khiến Bình Định trở thành điểm nóng của nạn khai thác
titan ồ ạt khiến môi trường bị tàn phá, nguồn nước ngầm cạn kiệt, bệnh
tật do ô nhiễm gieo rắc chết chóc khắp các làng quê ven biển. Báo Tuổi
Trẻ cũng cho biết chỉ sau hơn một năm các doanh nghiệp vào khai thác,
hàng trăm hecta rừng dương phòng hộ ven biển có tuổi đời từ 50 đến 60
năm đã bị triệt hạ hoàn toàn.
Theo báo Tuổi Trẻ tính đến năm
2014, đã có hơn 30 doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác titan với
sản lượng đăng ký lên tới 650 tấn quặng/năm, chủ yếu ở hai huyện Phù Mỹ
và Phù Cát.
Truyền thông trong nước hồi tháng 6 năm ngoái cho
biết đã có một người dân ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ bị nhóm thanh niên lạ
mặt tấn công vì bà tham gia ngăn cản doanh nghiệp khai thác titan tại
địa phương.
RFA2018-04-20
Có vụ việc mất an ninh trật tự xảy ra thì đương nhiên công an phải vào cuộc rồi, có khi chưa đến mức người ta phải bức xúc như thế này đâu nhưng do một số thành phần xấu kích động nên mới xảy ra thôi
AntwortenLöschen