Cạnh đường ray trở thành không gian sinh hoạt cộng đồng, trò chuyện, làm việc… của mọi người. Bên trong những con phố tưởng như ồn ào, náo nhiệt , quanh năm inh ỏi tiếng còi tàu ấy là một nhịp sống bình yên đến lạ, một không gian sống đượm màu cổ kính với nhiều nét sinh hoạt pha trộn.
Tuyến đường sắt bắt đầu từ ga Hà Nội len qua nhiều khu vực dân cư nội đô, chạy theo hướng cầu Long Biên đi lên các tỉnh phía Bắc. Ảnh: XTDiện tích nhỏ hẹp nên mọi sinh hoạt của người dân đều diễn ra ngay trên khu vực hành lang đường sắt. Ảnh: XTTừ sửa chữa xe máy… Ảnh: XTĐến sửa chữa các đồ dùng trong nhà. Ảnh: XTVì thế tuyến hành lang đường sắt từ lâu đã trở thành một phần trong cuộc sống của người dân “xóm đường ray” suốt mấy mươi năm qua. Người thợ mộc cặm cụi làm việc cạnh đường tàu. Ông Mão dắt hai cháu nội đi dạo quanh đường ray. Hơn 60 năm gắn bó với nơi đây, nên việc sải bước trên những thanh cà vạt đã mòn hay lắng nghe những tiếng xe lửa ầm ầm kia, đối với ông đã quen thuộc như chính hơi thở của mình vậy. Cách “xóm đường tàu” phố Khâm Thiên khoảng chừng 2km là xóm đường tàu khác, nằm song song với đường Phùng Hưng. Bước chân vào, ai cũng cảm nhận được không gian yên tĩnh, đượm màu quá khứ, có chút gì đó rất khác lạ. Không gian sống chật hẹp nên mọi vật dụng đều được mang ra đặt tạm giữa đường tàu chạy. Trên con xóm nhỏ này, đa phần là những người nghỉ hưu hay những lao động nhập cư đến đây sinh sống. Đường ray trở thành nơi trò chuyện của người lớn…Hay nơi vui đùa của trẻ nhỏ. Họ chẳng hề sợ hãi dù có thể bất chợt “tử thần” ở ngay phía sau họ. Sống đâu thì quen đó, giờ tàu chạỵ người dân nơi đây nắm trong lòng bàn tay. Bởi với họ tiếng tàu lửa cũng như tiếng còi xe hay vài ba âm thanh náo nhiệt của đường phố, cái ồn ào của nó chỉ xuất hiện vài giây ngắn ngủi rồi đi mất.
TRAN QUY
Cái này người ta gọi là nguy hiểm nếu như tàu vẫn đang hoạt động đấy bạn, kể chuyện vui mới sợ chứ, mấy thằng phản động đăng cái này lên không biết lại dụng ý gì đây
AntwortenLöschen