10 sự khác biệt giữa hệ thống trường học ở Nhật Bản và Hoa Kỳ
Nhật Bản và Hoa Kỳ là hai cường quốc ở hai châu lục khác nhau – châu Á
và châu Mỹ. Và nguyên nhân chính khiến 2 quốc gia này phát triển mạnh
mẽ, vững chắc như vậy là do có một nền giáo dục ưu việt.
Cùng
điểm qua 10 sự khác biệt giữa các hệ thống trường học ở Hoa Kỳ và Nhật
Bản – hai quốc gia đại diện cho nền văn hóa Đông phương và Tây phương.
1. Thời gian/nghỉ lễ
Các trường học ở Mỹ thường bắt đầu vào tháng Tám và kết thúc vào tháng
Sáu. Tuy nhiên, ở Nhật Bản các lớp học bắt đầu vào tháng Tư và kết thúc
vào tháng Ba. Nhật Bản có ít ngày nghỉ hơn so với hệ thống trường học ở
Mỹ.
Trung bình, mỗi năm người Nhật dành thời gian ở trường học
nhiều hơn 60 ngày so với người Mỹ. Ở Nhật hiếm thấy học sinh tiếp tục
đến trường vào mùa hè cho các hoạt động thể thao và các hoạt động câu
lạc bộ khác nhau. Trong suốt kỳ nghỉ hè của mình, học sinh vẫn có bài
tập về nhà.
2. Ăn trưa
Các bữa ăn trưa ở trường học Nhật
Bản thường được chế biến bởi những đầu bếp bên ngoài trường, nhà trường
đã đặt sẵn và mang vào trường. Mọi người đều ăn giống nhau và học sinh
tự phục vụ bữa trưa của mình cùng các bạn, mỗi học sinh đều làm nhiệm vụ
mà mình được giao, luân phiên nhau và ai cũng chờ cho đến khi tất cả
nhận xong khẩu phần của mình rồi mới cùng ăn một lúc. Ở Mỹ có các căn
tin với nhiều lựa chọn đồ ăn thức uống.
3. Thi tuyển sinh
Ở
các trường trung học Nhật Bản (và ngay cả các trường tiểu học) yêu cầu
phải trải qua một kỳ thi tuyển đầu vào và rất căng thẳng, Hoa Kỳ không
đòi hỏi như thế ở cấp học này, khi vào trường chỉ có những buổi lễ nhập
trường (giống như lễ tốt nghiệp).
4. Đồng phụcTrừ khi ở trường tư, Hoa Kỳ không có quy tắc ăn mặc nghiêm ngặt, học sinh được tự do mặc đồ mà mình thích. Còn ở Nhật, học sinh bắt đầu mặc đồng phục từ cấp trung học cơ sở trở lên (đôi khi còn sớm hơn, nhiều trường tiểu học cũng yêu cầu học sinh mặc đồng phục). Học sinh Nhật còn phải cởi giày trước khi bước vào lớp học và thay bằng giày đi trong nhà.
giáo dục Nhật Bản
5. Vệ sinh
Trẻ em ở Nhật Bản được học về tinh thần trách nhiệm ngay từ khi còn
nhỏ. Trên thực tế, hầu hết các trường học đều không có người quản gia.
Học sinh tự dọn rác, làm sạch khu vực của mình. Có một từ chỉ về điều
này là “Souji” hoặc “dọn vệ sinh tự giác, có thiện ý” – đây là một
khoảng thời gian 15 phút dành riêng cho việc dọn dẹp. Ngay cả đội ngũ
nhân viên nhà trường, từ giáo viên đến hiệu trưởng cũng tham gia. Ở Mỹ
thì không như thế.
6. Xe buýt trường học
Ở Nhật Bản, hiếm
thấy xe buýt trường học (chủ yếu là ở các khu vực nông thôn) và học sinh
thường đi bộ hoặc đạp xe đến trường. Cũng không phổ biến việc học sinh
đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản, ngay cả đối với những người trẻ, họ tự đi
sẽ tương đối an toàn hơn.
Kết quả hình ảnh cho học sinh nhật bản
7. Lớp học
Ở Mỹ, học sinh sẽ di chuyển từ phòng này sang phòng kia sau mỗi tiết
học. Ở Nhật, học sinh ở lại trong một phòng và các giáo viên sẽ đến dạy.
Và ở Nhật, học sinh thường ăn trưa trong chính lớp học.
8. Chào hỏi
Tại Nhật, mỗi ngày ở trường đều bắt đầu và kết thúc tại lớp học. Các
tiết học luôn bắt đầu bằng việc bày tỏ sự tôn kính đối với giáo viên.
Học sinh sẽ đứng lên khi giáo viên bước vào lớp và rồi cúi đầu, gập mình
chào trước khi ngồi xuống để bắt đầu cho ngày học. Điều này không xảy
ra ở Mỹ.
9. Tham gia vào bài giảng
Việc học sinh giơ tay
và đặt câu hỏi cùng tham gia vào bài giảng trong lớp học là điều bình
thường và được khuyến khích ở Hoa Kỳ. Ở Nhật Bản, trong giờ học, học
sinh có khuynh hướng sẽ yên tĩnh, lặng lẽ và lắng nghe những gì giáo
viên giảng.
10. Trường học thêm, trường luyện thi (“Juku”)
Đây là những loại hình phổ biến ở Nhật Bản. Trên khắp đất nước mặt trời
mọc, có hơn 50.000 Juku, trường luyện thi đã trở thành một phần có mặt
mọi nơi trong hệ thống giáo dục Nhật Bản. Mặc dù học phí đắt đỏ, nhưng
các bậc phụ huynh Nhật vẫn cho con theo học tại các Juku này, nhằm giúp
học sinh có thể vượt qua nhiều kỳ thi tuyển sinh.
Ở Hoa Kỳ, mặc
dù có cả giáo viên tư nhân dạy kèm và thậm chí cho thi thử các bài thi
trắc nghiệm tuyển sinh vào các trường, nhưng loại hình này không phải
được sử dụng rộng rãi hoặc ‘chuẩn hóa’ như ở Nhật Bản.
Trên đây
không phải là một sự liệt kê toàn diện và chắc chắn có những ngoại lệ,
nhưng cũng giúp chúng ta có một cái nhìn sâu sắc hơn về những khác biệt
trong hệ thống trường học ở 2 quốc gia này.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen