Dưới đây là danh sách top 10 “LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM” tinh nhuệ nhất
từ khắp nơi trên thế giới. Tất cả những lực lượng đặc biệt nổi
tiếng luôn là một điều bí ẩn bởi họ rất ít khi tiếp xúc với công
chúng.
10. Marcos, Ấn Độ
Đặc nhiệm Marcos (Marine Commando Force) là một đơn vị hoạt động
đặc biệt tinh nhuệ của Hải quân Ấn Độ. Đơn vị nayf được tạo ra để
thực hiện các hoạt động đặc biệt như chiến tranh đổ bộ, tiêu diệt
khủng bố, trinh sát đặc biệt, giải cứu con tin
Đặc nhiệm GIS (Gruppo di Intervento Speciale) là một đơn vị phản
ứng chiến thuật đặc biệt hoạt động chống khủng bố tinh nhuệ bên
cảnh sát quân sự Carabinieri Ý. Đơn vị này được tạo ra bởi cảnh sát
Ý vào năm 1978 để chống lại các mối đe dọa khủng bố ngày càng tăng.
Các đơn vị này được thế giới biết đến với tài thiện xạ của họ. Hiện
nay hệ thống GIS, với một khoản hơn 100 lính, được giao nhiệm vụ
hoạt động chống khủng bố, dịch vụ an ninh và đào tạo.
8. Đặc nhiệm EKO Cobra, Áo
Đội đặc nhiệm EKO-Cobra (Einsatzkommando Cobra)được thành lập với nhiệm vụ chính là chống khủng bố sau một cuộc
tấn công vào các vận động viên Israel diễn ra tại sân vận động
Munich Olympics vào năm 1972. Tổ chức này bao gồm 450 thành viên
được tuyển chọn từ danh sách các sĩ quan xuất sắc nhất của lực
lượng cảnh sát liên bang Áo. Tương tự như các đội đặc nhiệm khác,
đặc nhiệm EKO-Cobra cũng trải qua rất nhiều tháng huấn luyện cả lý
thuyết và thực hành bao gồm thiện xạ, khả năng ngôn ngữ, chiến đấu
tay không hay chiến thuật.
7. Đặc nhiệm GIGN, Pháp
Đặc nhiệm GIGN (lực lượng hiến binh đặc nhiệm quốc gia) là một đơn
vị hoạt động đặc biệt của quân đội Pháp. Được đào tạo để thực hiện
nhiệm vụ chống khủng bố và giải cứu con tin ở Pháp hay ở bất cứ nơi
nào khác trên thế giới. Đơn vị này được hình thành sau vụ thảm sát
Thế vận hội Olympic Munich trong năm 1972. Mục tiêu cơ bản của nó
là để chuẩn bị cho bất kỳ vụ tấn công bạo lực nào có thể xảy ra
trong tương lai. Năm 1973, GIGN đã trở thành một lực lượng thường
trực được đào tạo và trang bị chuyên nghiệp để đối phó với các mối
đe dọa. Đơn vị này nổi tiêng với sự phản ứng nhanh và khả năng
chiến đấu, tinh thông nghiệp vụ giải cứu con tin và chống khủng bố.
GIGN hiện đang triển khai cho nhiệm vụ can thiệp, tìm kiếm và bảo
vệ quy mô lớn.
6. Đặc nhiệm SSG, Pakistan
SSG (Special Services Group) là một lực lượng đặc nhiệm của quân
đội Pakistan. Đơn vị này tương tự như lực lượng đặc biệt của quân
đội Mỹ và SAS của quân đội Anh. Được thành lập năm 1956, còn được
gọi là “Black Storks” một tên bắt nguồn từ cái mũ đặc biệt của lực
lượng này “Maroon Beret”. SSG coi là một trong các lực lượng đặc
biệt nhất thế giới vì lòng dũng cảm của họ. Một Tổng thống Nga đã
từng nói rằng nếu anh có quân đội Pakistan và vũ khí của Nga, ông
có thể chinh phục cả thế giới, vì họ là rất dũng cảm. SSG được đào
tạo cho các nhiệm vụ cụ thể: đối trọng với đặc nhiêm Warfare, hoạt
động đặc biệt, trinh sát đặc biệt, phản ứng nhanh. Gần đây, SSG đã
hoạt động trong các chiến dịch chống khủng bố ở biên giới phía tây
bất ổn của Pakistan với Afghanistan và tiêu diệt các tổ chức Hồi
giáo cực đoan ở các thành phố của Pakistan.
5. Đặc nhiệm JW Grom, Ba Lan
JW Grom (Jednostka Wojskowa Grom) là đơn vị chống khủng bố tinh
nhuệ của Ba Lan. Chính thức được hoạt động vào ngày 13 tháng 7,
1990 để đáp ứng với các mối đe dọa khủng bố. Grom, viết tắt của
“sấm sét” là một trong năm lực lượng đặc biệt thuộc lực lượng vũ
trang Ba Lan. Họ được đào tạo để đáp ứng hàng loạt các mối đe dọa
và vai trò chiến tranh, bao gồm các hành động chống khủng bố và tấn
công các hậu phương của kẻ thù.
4. Đặc nhiệm GSG 9, Đức
GSG 9 đặc nhiệm chống khủng bố và các hoạt động đặc biệt đơn của
Cảnh sát Liên bang Đức. Được chính thức thành lập vào năm 1973 sau
sự việc quản lý yếu kém của cảnh sát Đức để cho nhóm bắt cóc đưa 11
vận động viên người Israel bị bắt cóc ở Olympic Munich đi qua
nước Đức. GSG 9 được triển khai trong trường hợp giải cứu con tin,
bắt cóc, khủng bố và tống tiền. Đơn vị này cũng được dùng để bảo
đảm an ninh địa điểm,theo dõi mục tiêu, theo dõi đào tẩu và đôi khi
tiến hành các hoạt động bắn tỉa. Đơn vị này hoạt động rất rất tích
cực trong việc phát triển và thử nghiệm các phương pháp và chiến
thuật cho các nhiệm vụ. Từ năm 1972 đến 2003, họ báo cáo hoàn thành
hơn 1.500 nhiệm vụ.
3. Đặc nhiệm Delta Force, Hoa Kỳ
Biệt đội Lực lượng Đặc biệt số 1-Delta (1st Special Forces Operational Detachment-Delta – 1st SFOD-D) là
một trong những Đơn vị Sứ mệnh Đặc biệt (Special Mission Units) và là đơn vị chống khủng bố bậc 1 của Hoa
Kỳ. Chịu trách nhiệm thực hiện các vụ giải cứu con tin, trinh sát,
tấn công, chiến dịch chống khủng bố và một số hoạt động chiến đấu
trực tiếp khác. Delta Force được thành lập vào năm 1977 sau khi mối
lo ngại về các lực lượng khủng bố siêu mạnh tăng lên.
Các ứng viên muốn trở thành thành viên của Delta Force phải là nam
giới 21 tuổi trở lên, đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra năng
khiếu và quân hàm từ hạ sĩ tới thượng sĩ. Sau khi vượt qua vòng sơ
tuyển, những ứng viên tiềm năng sẽ trải qua một loạt bài test khắc
nghiệt cả về thể chất lẫn tinh thần với mục tiêu làm lộ điểm yếu.
Trung bình cứ 10 người thì chỉ có 1 người may mắn được lựa chọn để
tham gia một khóa huấn luyện dài 6 tháng.
2. Đặc nhiệm SEAL của Hải quân, Hoa Kỳ
United States Naval Special Warfare Development Group hay gọn hơn, Navy SEAL là tên của đội đột kích bậc nhất lịch sử thế giới hiện nay, nổi
tiếng nhất với vụ tiêu diệt thành công trùm khủng bố Osama Bin
Laden. Với việc được huấn luyện đặc biệt, gian nan và đầy huyền
thoại, đây chính là đơn vị đột kích tinh nhuệ trong đội quân tinh
nhuệ. Dù rằng không hiện hữu trên giấy tờ, nhưng tên gọi chính thức
của đội là Nhóm triển khai chiến tranh đặc biệt của Hải quân Mỹ.
SEAL, là tên viết tắt từ chữ cái đầu của từ Biển (Sea) Không khí
(Air) và Đất (Land), chúng tượng trưng cho những môi trường mà đội
tinh nhuệ có thể hoạt động. Để hoạt động được trong những môi
trường ấy, đội đột kích đã trải qua những cuộc huấn luyện phải trả
bằng máu và tính mạng của mình. Tổng cộng có 2.500 thành viên trong
lực lượng SEAL nhưng SEAL Team 6 không đến 60 người. Các sứ mệnh
của SEAL có thể đa dạng từ chiến đấu, thu thập dữ liệu, chống khủng
bố đến giải cứu con tin.
Một cựu thành viên kỳ cựu của SEAL nói: “Để trở thành thành viên
của SEAL, bạn cần phải có tố chất vượt trội như khả năng quan sát,
trí thông minh cao hơn bình thường và sức chịu đựng ghê gớm”. Lực
lượng đặc nhiệm này cũng nổi tiếng vì tiêu chuẩn lựa chọn và huấn
luyện khắt khe bậc nhất trên thế giới, với tỷ lệ ứng viên bị loại
trong quá trình đào tạo là 80 đến 85%. Trong 6 tháng đầu huấn
luyện, các thành viên phải trải qua nhiều kỹ năng khó, đặc biệt là
kỹ thuật tấn công cơ bản dưới mặt nước (Buds). Kỹ năng này gồm một
giai đoạn hành động kéo dài liên tục trong 120 tiếng, bao gồm cả
bơi, chạy, vượt chướng ngại vật, lặn và định vị mục tiêu. Khoá huấn
luyện Buds mới đây của SEAL đã loại tới 190 trong tổng số 245 người
được tuyển mộ ban đầu. Sau khi trải qua giai đoạn đào tạo này,
những người còn trụ lại được sẽ chính thức trở thành thành viên của
biệt đội hải quân Mỹ. Nhưng họ vẫn cần thêm 12 tháng huấn luyện
chung với các đồng đội bằng súng đạn thật, và cái chết sẽ xảy đến
bất cứ lúc nào, trước khi có thể được giao nhiệm vụ.
Tuy nhiên, các thành viên SEAL Team Six được lệnh không tiết lộ bất
cứ về thông tin gì, kể cả chính phủ cũng mơ hồ về thông tin của họ.
Đến nay người ta chỉ biết được một vài cái tên: Đội trưởng Stew
Smith, Tinh nhuệ Don Shipley, Hacker bí ẩn Arbilssim, và một chú
chó đặc nhiệm Shepherd. (wikipedia)
1. Đặc nhiệm SAS, Vương Quốc Anh
SAS (Special Air Service) là lực lượng đặc nhiệm không quân Anh được thành lập năm 1941 và
được xem là lực lượng đặc nhiệm chuẩn mực trên thế giới. Nhiệm vụ
chính của SAS là tiến hành các chiến dịch quân sự đặc biệt, chống
khủng bố ở trong nước cũng như ở nước ngoài. SAS giúp đào tạo binh
sĩ đặc nhiệm của các nước khác, huấn luyện kỹ năng chiến tranh du
kích và tác chiến trong điều kiện bất ngờ.
Để được trở thành thành viên của SAS, bạn phải đảm bảo điều kiện có
thể bơi liên tục 2 dặm trong vòng 1,5 giờ, chạy 4 dặm trong vòng 30
phút; sau đó, tiếp tục vào trong rừng sâu để tham gia khóa học sinh
tồn, rèn luyện kỹ năng định hướng và làm đủ mọi thứ miễn sao bạn có
thể sống sót ra khỏi đó. Mặc dù chỉ là những bài thực hành mang
tính chất kiểm tra khả năng của ứng viên nhưng mức độ thử thách lại
vô cùng khốc liệt.
Trung bình, mỗi đợt tuyển chọn SAS có khoảng 125 ứng viên, nhưng số
người được phục vụ trong lực lượng này chỉ còn 10 người sau khóa
huấn luyện.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen